Những yếu tố từviệc thực hiện chính sách:

Một phần của tài liệu “Đánh giá tác động của chính sách đào tạo nghề cho nông dân tại thành phố tây ninh” (Trang 39 - 41)

-Chương trình dạy nghề: nó gắn với từng nghề đào tạo cụ thể, bao gồm hai phần lý thuyết và thực hành, cần phải nghiên cứu chương trình sao cho hợp lý và sát với nhu cầu đào tạo và làm sao cho học viên sau khi học nghề có thể ứng dụng tốt. Phải lấy mục tiêu của dạy nghề cho lao động nông thôn là tạo cho họ có một nghề để có thể tự tạo việc làm trong nông nghiệp (tăng năng suất lao động) hoặc tìm được việc làm phi nông nghiệp (ở nông thôn hoặc ngoài nông thôn). Cần chuẩn hóa các chương trình đào tạo, bảo đảm các nghề nông nghiệp phải phù h ợp với quy hoạch xây dựng nông thôn mới; quy hoạch sản xuất nông nghiệp và yêu cầu tái cấu trúc ngành nông nghiệp. Các nghề phi nông nghiệp phải xuất phát từ quy hoạch sản xuất công nghiệp, dịch vụ; quy hoạch phát triển tiểu thủ công nghiệp; nhu cầu sử dụng lao động theo vị trí việc làm của doanh nghiệp. Đẩy mạnh xã hội hóa, thu hút sự tham gia, hỗ trợ của các doanh nghiệp và các tổ chức xã hội - nghề nghiệp trong việc đào tạo nghề cho lao động nông thôn.Nói cách khác, chương trình, nội dung dạy nghề cho lao động nông thôn phải gắn với giải quyết việc làm cho người lao động, sát với tình hình thực tế tại địa phương.

-Công tác tuyên truyền, tư vấn nghề và việc làm đối với lao động nông thôn: đây là vấn đề rất quan trọng, cần được quan tâm đúng mức, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, định hướng nghề nghiệp để người lao động và toàn xã hội có nhận thức đúng đắn về học nghề, vị thế của người lao động trực tiếp trong phát triển kinh tế-xã hội. Thu hút người lao động nhất là thanh niên tham gia học nghề, khắc phục tình trạng thiếu thợ có tay nghề trong doanh nghiệp, thiếu lao động có kỹ thuật, kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp hàng hoá chất lượng cao.

+Đội ngũ giáo viên là nhưng người không thể thiếu trong công tác đào tạo nghề, có tính chất quyết định tạo nên sự thành công hay thất bại của dạy nghề, là người truyền đạt kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm cho các học viên. Đào tạo nghề là đào tạo rất đa dạng ngành nghề, phải luôn cập nhật kiến thức mới,… để phù hợp với tình hình thực tế.

+ Đội ngũ cán bộ quản lý có ảnh hưởng lớn đến công tác đào tạo nghề, Ban quản lý có trách nhiệm đề ra nội quy lớp học để các học viên thực hiện nhằm đảm bảo chất lượng các buổi học; thường xuyên quản lý, đôn đốc, kiểm tra, giám sát lớp học để nắm bắt tình hình chung, từ đó có sự điều chỉnh sao cho phù hợp với nguyện vọng của giáo viên, học viên, cũng như những yêu cầu dự án đặt ra. Đồng thời, là đội ngũ định hướng việc làm, tìm kiếm cơ hội việc làm,…cho người lao động nông thôn.

Chính vì vậy, đòi hỏi chú trọng công tác bồi dưỡng , nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên tham gia công tác dạy nghề; biên soạn, bổ sung các bộ giáo trình dạy nghề ; tích cực cập nhật và chuyển giao những tiến bộ khoa học - kỹ thuật trong công tác đào tạo nghề theo các mô hình thí điểm, nâng cao hiệu quả của công tác dạy và học nghề trên địa bàn.

-Điều tra nhu cầu học nghề: hoạt động điều tra khảo sát và dự báo nhu cầu học nghề của lao động nông thôn vừa là khâu yếu, vừa là nguyên nhân làm ảnh hưởng đến hiệu quả thực hiện đề án.Nếu điều tra khảo sát và dự báo nhu cầu của chính quyền cơ sở hàng năm chính xác, phù hợp với cơ cấu lao động theo quy hoạch kinh tế-xã hội, quy hoạch sản phẩm chủ lực của địa phương, sát với nhu cầu thực tiễn. Phải chú trọng đến chất lượng và hiệu quả sau đào tạo đối với thu nhập của người dân và sự phát triển kinh tế của địa phương. Các cơ quan đào tạo nghề cần căn cứ kế hoạch nhu cầu học nghề chức năng sử dụng để làm căn cứ phân bổ chỉ tiêu, ra thông báo mở lớp.

-Cơ sở vật chất: đây là yếu tố quan trọng, nó quyết định chất lượng đào tạo nghề, điều kiện càng hiện đại thì càng phục vụ tốt cho việc thực hành của học viên,

sau khi học nghề xong học viên về có thể ứng dụng tốt vào hoạt động sản xuất hay thuận lợi hơn trong tìm việc làm. Chính vì vậy, hệ thống cơ sở đào tạo nghề cần phải được đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị dạy nghề, đào tạo bồi dưỡng giáo viên, xây dựng chương trình, giáo trình đào tạo, nâng cao chất lượng hoạt động các cơ sở đào tạo nghề, ….

Một phần của tài liệu “Đánh giá tác động của chính sách đào tạo nghề cho nông dân tại thành phố tây ninh” (Trang 39 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)