Những yếu tố ảnh hưởng từ người lao động:

Một phần của tài liệu “Đánh giá tác động của chính sách đào tạo nghề cho nông dân tại thành phố tây ninh” (Trang 59 - 62)

Trình độ học vấn: có ảnh hưởng đến việc học nghề của lao động, có tác động đến quyết định học nghề của họ. Khi người có trình độ học vấn càng cao thì họ càng có khả năng nhận thức, tiếp thu và mong muốn đóng góp cho xã hội nhiều hơn, có trình độ học vấn cao thì họ nhìn nhận vấn đề sâu sắc và bao quát hơn từ đó sẽ có những góp ý sâu sắc và có ý nghĩa hơn. Khi người lao động có trình độ học vấn cao sẽ có khả năng tự học hỏi, dễ nắm bắt kiến thức mới, nâng cao khả năng tiếp thu, tư duy sáng tạo trong học nghề cũng như áp dụng kỹ thuật mới trong lao động, tăng thu nhập cho gia đình.

Nhận thức của người lao động về lợi ích khi học nghề: người lao động có nhận thức rằng việc học nghề sẽ tạo điều kiện cho họ được bổ sung kiến thức để mạnh dạn hơn, chủ động hơn trong vấn đề việc làm, tránh tình trạng thất nghiệp, góp phần nâng cao thu nhập vươn lên ổn định cuộc sống thì khả năng người lao động quyết định đi học nghề sẽ tăng. Có kinh nghiệm về nghề đang học cũng làm cho người lao động hứng thú với công tác đào tạo nghề, dễ dàng tiếp thu kiến thức, kỹ năng mới hơn. Khi có nhận thức về lợi ích của học nghề họ sẽ tìm hiểu cũng như nắm rõ về thông tin Đề án đào tạo nghề có phần quan trọng trong việc giúp cho người lao động tham gia học nghề nhiều hơn, để từ đó chọn cho mình một nghề phù hợp hoặc đã có kinh nghiệm để học.

quyết định học nghề của người lao động. Chúng ta thấy khi người lao động am hiểu về Đề án 1956 càng nhiều thì việc tham gia học nghề của họ lại càng cao. Vì thế, việc am hiểu cũng như nắm rõ về thông tin Đề án có ảnh hưởng quan trọng trong việc giúp cho người lao động tham gia học nghề nhiều hơn. Vì họ hiểu theo Đề án 1956 trong quá trình học nghề họ được hỗ trợ tiền ăn, ở, đi lại hay được học nghề miễn phí đối với những đối tượng thuộc chính sách của Nhà nước. Hơn nữa, sau học nghề người lao động còn có việc làm tại chỗ, có cơ hội tiếp cận nguồn vốn để phát triển nghề học, khi đó sẽ làm tăng khả năng người lao động quyết định tham gia học nghề.

5.1.2 Những yếu tố từ việc thực hiện chính sách:

Chương trình dạy nghề: Phải lấy mục tiêu của dạy nghề cho lao động nông thôn là tạo cho họ có một nghề để có thể tự tạo việc làm trong nông nghiệp hoặc tìm được việc làm phi nông nghiệp. Cần chuẩn hóa các chương trình đào tạo, bảo đảm các nghề nông nghiệp phải phù h ợp với quy hoạch xây dựng nông thôn mới; quy hoạch sản xuất nông nghiệp và yêu cầu tái cấu trúc ngành nông nghiệp. Các nghề phi nông nghiệp phải xuất phát từ quy hoạch sản xuất công nghiệp, dịch vụ; quy hoạch phát triển tiểu thủ công nghiệp; nhu cầu sử dụng lao động theo vị trí việc làm của doanh nghiệp.Do tính đa dạng vùng miền và tính đặc thù của người nông dân và lao động nông thôn (trình độ học vấn không đồng đều, lao động theo mùa vụ, thói quen canh tác…), nên việc tổ chức các khóa đào tạo phải rất linh hoạt về chương trình đào tạo, hình thức đào tạo, phương thức đào tạo, phương pháp truyền đạt… Chương trình đào tạo phải gắn với học liệu sinh động, đa dạng và thiết thực, phù hợp với trình độ của người học.

Công tác tuyên truyền, tư vấn nghề và việc làm đối với lao động nông thôn: đây là vấn đề rất quan trọng, cần được quan tâm đúng mức, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, định hướng nghề nghiệp để người lao động và toàn xã hội có nhận thức đúng đắn về học nghề, vị thế của người lao động trực tiếp trong phát triển kinh tế-xã hội. Thu hút người lao động nhất là thanh niên tham gia học nghề, khắc phục

tình trạng thiếu thợ có tay nghề trong doanh nghiệp, thiếu lao động có kỹ thuật, kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp hàng hoá chất lượng cao.

Đội ngũ cán bộ quản lý, giảng viên: cầnchú trọng công tác bồi dưỡng , nâng cao trình độ chuyên môn , nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ quản lý , giáo viên tham gia công tác dạy nghề; biên soạn, bổ sung các bộ giáo trình dạy nghề ; tích cực cập nhật và chuyển giao những tiến bộ khoa học - kỹ thuật trong công tác đào tạ o nghề theo các mô hình thí điểm , nâng cao hiệu quả của công tác dạy và học nghề trên địa bàn.Giáo viên đóng vai trò quyết định trong quá trình học nghề, do đó việc lựa chọn giáo viên với phương pháp dạy học phù hợp với đối tượng học là vấn đề cực kỳ quan trọng trong việc nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy nghề. Tùy theo loại hình đào tạo, lực lượng giáo viên phải được xây dựng lựa chọn thích ứng, có phương pháp dạy học khoa học, cụ thể, là những người có trình độ, có tay nghề kỹ thuật, tâm huyết với nghề và chịu trách nhiệm về nội dung cũng như kết quả đạt được của học viên sau khi kết thúc khóa học.

Điều tra nhu cầu học nghề: hoạt động điều tra khảo sát và dự báo nhu cầu học nghề của lao động nông thôn vừa là khâu yếu, vừa là nguyên nhân làm ảnh hưởng đến hiệu quả thực hiện đề án.Nếu điều tra khảo sát và dự báo nhu cầu của chính quyền cơ sở hàng năm chính xác, phù hợp với cơ cấu lao động theo quy hoạch kinh tế-xã hội, quy hoạch sản phẩm chủ lực của địa phương, sát với nhu cầu thực tiễn.

Cơ sở vật chất: đây là yếu tố quan trọng, nó quyết định chất lượng đào tạo nghề, điều kiện càng hiện đại thì càng phục vụ tốt cho việc thực hành của học viên, sau khi học nghề xong học viên về có thể ứng dụng tốt vào hoạt động sản xuất hay thuận lợi hơn trong tìm việc làm.

5.2.Giải pháp và kiến nghị từ nghiên cứu:

Qua kết quả nghiên cứu, tác giả xin đưa ra một số giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn, giúp cho họ

nâng cao được kỹ năng nghề của mình, từ đó giúp họ có việc làm ổn định, nâng cao thu nhập và ổn định cuộc sống.

Một phần của tài liệu “Đánh giá tác động của chính sách đào tạo nghề cho nông dân tại thành phố tây ninh” (Trang 59 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)