Chương 4 đã phân tíchcác yếu tố ảnh hưởng đến việc tham gia học nghề của người nông dân tại Thành phố Tây Ninh và kết quả chính từ chương này bao gồm:
-Những yếu tố ảnh hưởng từ người nông dân: (1) Trình độ học vấn, (2) Tuổi, (3)Nhận thức về lợi ích học nghề, (4) Kinh nghiệm trong nghề đào tạo, (5) Sự am hiểu về QĐ 1956, (6)Thu nhập. Đây là những yếu tố được tác giả giả định đó là các yếu tố tác động đến sự tham gia học nghề của người nông dân từ phía người nông dân.Qua đánh giá, nhận xét của tác giả đã trình bày kết quả nghiên cứu ở Chương 4 về những yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia học nghề của người nông dân. Kết quả cho thấy có 3 yếu tố tác động chủ yếu đến sự tham gia học nghề của người nông dân đó là: (1) Trình độ học vấn, (2) Nhận thức về lợi ích học nghề, (3) Sự am hiểu về QĐ 1956.
-Những yếu tố ảnh hưởng từ việc thực hiện chính sách:(1)Chương trình, nội dung dạy nghề, (2) Tuyên truyền, định hướng nghề, (3) Đội ngũ cán bộ quản lý, giảng viên, (4) Điều tra nhu cầu học nghề, (5) Cơ sở vật chất. Đây là những yếu tố được tác giả giả định đó là các yếu tố tác động đến sự tham gia học nghề của người nông dân từ phía việc thực hiện chính sách.Qua đánh giá, nhận xét của tác giả đã trình bày kết quả nghiên cứu ở Chương 4 về những yếu tố ảnh hưởngđến sự tham gia học nghề của người nông dân. Kết quả cho thấy tất cả5 yếu tố trên đều tác động đến sự tham gia học nghề của người nông dân.
Dựa vào kết quả nghiên cứu này, tác giả sẽ đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác đào tạo nghề tại Thành phố Tây Ninh.
CHƯƠNG V-KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
5.1.Kết luận từ nghiên cứu:
Qua phân tích thực trạng học nghề của người lao động tại Thành phố Tây Ninh cho thấy, tuy ở 3 xã nông thôn có nguồn lao động dồi dào nhưng trình độ học vấn, tay nghề và nhận thức còn rất nhiều hạn chế. Bên cạnh thuận lợi có thêm thu nhập từ nghề nông thôn được học và được vay vốn khi học nghề, người học vẫn còn khó khăn do một số yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo nghề.