Từ lý thuyết dạy nghề và phân tích chính sách ta sẽ phân tích những yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến cuộc sống người nông dân sau khi được đào tạo nghề, mô hình nghiên cứu đề nghị như sau:
Thứ nhất, khung phân tích này đề cập đến các yếu tố và thành tố hợp thành sự thay đổi cuộc sống của người nông dân sau khi được đào tạo nghề. Đó là:
(1) Các yếu tố ảnh hưởng từ việc thực hiện chính sách đào tạo nghề;
(2) Các yếu tố ảnh hưởng việc tiếp cận của người nông dân đối với nghề được đào tạo;
Thứ hai, khung phân tích này lấy việc thay đổi của con người và sinh kế của họ làm trung tâm của sự phân tích.Để đánh giá xem sau khi được đào tạo nghề có giúp họ cải thiện được đời sống hay không? Cần có giải pháp gì giúp chính sách đào tạo nghề phát huy được hiệu quả?
Nghiên cứu này sẽ sử dụng phương pháp theo dõi (mô tả) để tạo ra những thông tin liên quan đến chính sách đào tạo nghề và việc thực hiện chính sách này ở các khu vực nông thôn tại thành phố Tây Ninh. Qua đó việc phỏng vấn trực tiếp những người nông dân được tham gia các lớp đào tạo nghề và chuyên gia trong công tác đào nghề thì sẽ cho ta những kết quả quan sát của chính sách. Từ đó, ta có thể tìm hiểu được các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả của chính sách đào tạo nghề.
-Trình độ học vấn -Tuổi
-Nhận thức về lợi ích học nghề -Kinh nghiệm trong nghề đào tạo. -Sự am hiểu về QĐ 1956
-Thu nhập.
Các yếu tố từ người nông dân Các yếu tố từ việc thực hiện chính sách
-Chương trình, nội dung dạy nghề -Tuyên truyền, định hướng nghề. -Đội ngũ cán bộ quản lý, giảng viên -Điều tra nhu cầu học nghề
-Cơ sở vật chất
Hiệu quả chính sách đào tạo nghề
Cuối cùng, nghiên cứu sẽ giúp đưa ra những giải pháp có thể thu hút được sự tham gia của người nông dân vào các khóa đào tạo nghề và tăng thu nhập, ổn định cuộc sống của người nông dân ở khu vực nông thôn.