Nguyên nhân của tồn tại

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro trong hoạt động quản lý hàng hóa xuất nhập khẩu tại Cục Hải quan TP. Hà Nội: Thực trạng và giải pháp (Trang 74 - 77)

2.3.3.1. Nguyên nhân về mặt nhân sự

Thứ nhất, năng lực QTRR của các CBCC Hải quan còn hạn chế, các kỹ năng chưa thành thạo. Nhiều CBCC chưa đủ năng lực để đảm nhận các công việc được phân công trong quy trình QTRR, nhất là trong khâu thu thập, phân tích thông tin để đưa vào hệ thống sử dụng chung. Do vậy, quá trình thực hiện QTRR thường bộc lộ một số sai sót, như số lượng tờ khai chuyển luồng còn lớn. Ngoài ra, do đặc thù của ngành Hải quan phải thường xuyên luân chuyển cán bộ giữa các vị trí và đơn vị, CBCC đảm nhiệm công tác QTRR thường có ít thâm niên và thời gian trau dồi chuyên môn chuyên sâu.

2.3.3.2. Nguyên nhân từ công tác hỗ trợ QTRR

Thứ nhất, cơ sở vật chất và hạ tầng thông tin cho QTRR chưa hoàn thiện đã làm giảm hiệu quả của QTRR. Điều này khiến cho việc phân loại doanh nghiệp và phân loại các lô hàng chưa có căn cứ thật sự xác đáng. Hệ thống máy tính nối mạng đã có nhưng đường truyền còn chậm, còn tình trạng mắc lỗi hệ thống cản trở cán bộ Hải quan truy cập thông tin. Hệ thống máy chủ tại Cục và các Chi cục được trang bị đã lâu, hệ thống dữ liệu thông tin quá nhiều nên khi vận hành chậm cũng cản trở nhân viên áp dụng kỹ thuật QTRR trong nghiệp vụ của mình. Mặc dù đơn bị đã trang bị máy soi chiếu hàng hóa nhưng chất lượng cán bộ phụ trách máy soi chưa đáp ứng được yêu cầu cần thiết nên làm giảm hiệu quả của công tác QTRR.

Thứ hai, việc phối hợp, hợp tác trao đổi, cung cấp thông tin Hải quan với các cơ quan, đơn vị trong ngành và các cơ quan, đơn vị liên quan còn hạn chế. Từ đó dẫn đến công tác thu thập, xử lý thông tin phục vụ đánh giá tuân thủ doanh nghiệp còn gặp nhiều khó khăn.

Thứ ba, chất lượng, hiệu quả một số mặt công tác chưa cao: việc tổ chức các biện pháp, kỹ thuật quản lý rủi ro còn thiếu tính chuyên nghiệp; việc thiết lập, cập nhật, theo dõi, đánh giá hiệu quả áp dụng tiêu chí còn gián đoạn.

Thứ tư, việc nâng cấp, phát triển các hệ thống diễn ra trong bối cảnh các quy định pháp luật và quy trình nghiệp vụ có rất nhiều thay đổi, khối lượng các yêu cầu về công nghệ thông tin đặt ra rất lớn nhưng bị giới hạn về các thủ tục hành chính

65

liên quan đến đầu tư tài chính cho phát triển công nghệ thông tin.

Thứ năm, hoạt động kiểm tra Hải quan còn mang tính hình thức, hiện tượng chuyển luồng tùy tiện, không đúng quy định còn xảy ra còn nhiều. Điều này dẫn đến số lượng và tỷ lệ chuyển luồng kiểm tra tăng cao trong khi hiệu quả kiểm tra còn rất thấp. Đây thực sự đang là vấn đề bức xúc không chỉ đối với doanh nghiệp mà còn là nguy cơ, thách thức đang phải đối mặt của ngành Hải quan.

2.3.3.3. Nguyên nhân về mặt pháp lý – thể chế

Thứ nhất, hệ thống chính sách và pháp luật về quản lý XNK hàng hoá ở nước ta đang trong quá trình hình thành. Bên cạnh đó, hệ thống thông quan tự động VNACCS/ VCIS đã triển khai trên toàn quốc vốn là một chương trình của Nhật Bản, chính vì thế hệ thống pháp luật về Hải quan trong đó có QTRR buộc phải triển khai theo hệ thống đó và thay đổi một cách liên tục, đôi khi không nhất quán và thậm chí còn mâu thuẫn với các quy trình trước đó.

Thứ hai, tổng cục Hải quan còn chậm triển khai đồng bộ dữ liệu của các chương trình quản lý cũ vào chương trình mới. Từ khi áp dụng hệ thống VNACCS/VCIS, các dữ liệu mới không thể kết xuất được trên chương trình cũ và ngược lại các chương trình mới cũng không có số liệu được đồng bộ từ các chương trình cũ. Điều đó gây ra rất nhiều khó khăn cho công tác thống kê, báo cáo và kiểm soát nắm bắt tình hình, làm giảm hiệu qủa của việc áp dụng QTRR trong hoạt động nghiệp vụ Hải quan và không kịp phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn kịp thời các kẽ hở các đối tượng có thể lợi dụng buôn lậu, trốn thuế, gian lận thương mại.

Thứ ba, chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan Hải quan và các cơ quan quản lý có liên quan nhằm rà soát lại, trao đổi các thông tin liên quan đến hàng hóa XNK như: số lượng hàng hóa, sự thành thật trong khai báo của các hãng vận tải cũng như các doanh nghiệp XNK dẫn đến mất nhiều thời gian cho cơ quan Hải quan thực hiện việc xác minh các nguồn thông tin.

2.3.3.4. Nguyên nhân từ kỹ thuật nghiệp vụ QTRR

Thứ nhất, các tiêu chí QTRR được thiết lập từ TCHQ thường mang tính quy định, ở tầm vĩ mô và tổng quát nên khi áp dụng vào thực tế đã nảy sinh nhiều bất cập, kết quả xử lý không phù hợp khiến đơn vị gặp khó khăn trong việc điều chỉnh.

66

quản lý bằng phần mềm và chương trình không có chức năng theo dõi. Bên cạnh đó, quyền hạn của cán bộ chuyên trách QTRR tại Cục Hải quan thành phố còn hạn chế. Hầu hết các tiêu chí quy định, tiêu chí phân tích đều được thiết lập bởi bộ phận QTRR cấp Cục, nên cán bộ tại các Chi cục chỉ có thể theo dõi, đánh giá mà thôi.

Thứ ba, ý thức chấp hành pháp luật Hải quan của doanh nghiệp chưa cao. Khi cơ quan Hải quan áp dụng QTRR trong quy trình TTHQ đối với hàng hóa XNK, theo các tiêu chí phân tích rủi ro trong hệ thống để đưa ra kết quả thông quan hàng hóa cho các doanh nghiệp, cơ quan Hải quan đã tạo điều kiện thuận lợi cho chủ hàng chấp hành tốt pháp luật Hải quan. Bên cạnh các doanh nghiệp đã có ý thức tuân thủ pháp luật Hải quan, một số doanh nghiệp vẫn còn chậm trễ trong quá trình khai báo, khai không đúng sự thật, việc chấp hành pháp luật chưa cao.

Kết luận chương 2

Trong Chương 2, luận văn đã phân tích, đánh giá thực trạng QTRR tại Cục Hải quan TP. Hà Nội trong giai đoạn 2015-2020 căn cứ trên cơ sở lý luận về quản trị rủi ro tại được xây dựng ở Chương 1, cùng với hệ thống thông tin, số liệu thực tế được thu thập từ các báo cáo tại các đơn vị có liên quan (chủ yếu là từ Phòng QTRR). Những điểm mạnh, điểm yếu trong công tác QTRR cũng đã được chỉ ra cùng với những luận giải về nguyên nhân (chủ quan, khách quan) dẫn đến những điểm yếu trong công tác QTRR. Có thể khẳng định rằng, Chương 2 là căn cứ thực tế có giá trị tốt để từ đó đề xuất những giải pháp hoàn thiện ở Chương 3.

67

CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ HÀNG HÓAXUẤT NHẬP KHẨU TẠI CỤC HẢI

QUAN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro trong hoạt động quản lý hàng hóa xuất nhập khẩu tại Cục Hải quan TP. Hà Nội: Thực trạng và giải pháp (Trang 74 - 77)