Tiêu chí QTRR trong hoạt động quản lý hàng hóa XNK

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro trong hoạt động quản lý hàng hóa xuất nhập khẩu tại Cục Hải quan TP. Hà Nội: Thực trạng và giải pháp (Trang 32 - 35)

Để áp dụng kỹ thuật quản lý rủi ro vào quy trình thủ tục hải quan đối với hàng hóa XNK, sau khi nhận diện và nêu rõ các loại rủi ro có thể xuất hiện, cần cụ thể hóa hơn một bước nữa bằng cách xác định bộ tiêu chí quản lý rủi ro như sau:

Theo khuyến nghị của Tổ chức Hải quan Thế giới, bộ tiêu chí đo lường mức độ rủi ro nên được phân loại thành các nhóm sau:

- Nhóm tiêu chí ưu tiên: Gồm các tiêu chí ưu tiên đối với các doanh nghiệp có kim ngạch xuất - nhập khẩu lớn, số thuế thu nộp ngân sách nhà nước hàng năm cao và có ý thức tốt về chấp hành pháp luật hải quan. Các doanh nghiệp thỏa mãn tiêu chí

23

trên sẽ được cấp thẻ ưu tiên làm thủ tục hải quan và được hưởng tiêu chuẩn ưu tiên theo quy định của từng nước.

- Nhóm tiêu chí đánh giá, phân loại doanh nghiệp: Gồm các tiêu chí phân tích, đánh giá hoạt động của doanh nghiệp dựa trên mức độ chấp hành pháp luật, loại hình doanh nghiệp, vốn kinh doanh, thời gian hoạt động, loại hình XNK thường xuyên và kim ngạch XNK hàng năm của doanh nghiệp.

- Nhóm tiêu chí phân loại hàng hóa: Gồm các tiêu chí đánh giá và phân loại theo nhóm hàng hóa thuộc diện XNK có điều kiện và nhóm hàng hóa XNK không điều kiện gắn với thuế suất của nhóm hàng hóa đó.

- Nhóm tiêu chí phân loại xuất xứ: Gồm các tiêu chí, phân loại hàng hóa có xuất xứ từ các nước có quan hệ thương mại đặc biệt, các nước được hưởng ưu đãi thuế quan và các nước là trung tâm sản xuất, trung chuyển ma túy.

- Nhóm tiêu chí phân loại hình thức thanh toán: Gồm các tiêu chí đánh giá mức độ rủi ro trên các hình thức thanh toán quốc tế như thanh toán bằng tiền mặt, bằng điện chuyển tiền hay thanh toán nhờ thu…

- Nhóm tiêu chí đánh giá loại hình XNK: Gồm các tiêu chí đánh giá dựa trên các loại hình XNK, với mức độ rủi ro có thể xảy ra khác nhau như hàng kinh doanh, hàng XNK gia công, hàng chuyển khẩu, tạm nhập –tái xuất…

Mỗi nhóm tiêu chí được xây dựng trong bộ tiêu chí rủi ro trên ứng với một mức điểm rủi ro nhất định. Khi doanh nghiệp làm thủ tục hải quan, căn cứ vào thông tin thu thập được, kết hợp với nội dung khai báo của doanh nghiệp, máy tính hoặc cán bộ tiếp nhận (đối với những đơn vị hải quan chưa được cài đặt phần mềm đánh giá rủi ro) đánh giá rủi ro của doanh nghiệp và lô hàng XNK dựa trên mức điểm rủi ro đó. Tương ứng với mỗi mức độ rủi ro được đánh giá sẽ có hình thức kiểm tra thực tế lô hàng XNK thích hợp.

Ngoài ra, để phân tích rủi ro được chính xác, cơ quan hải quan các nước còn phân loại Bộ tiêu chí quản lý rủi ro của mình thành các tiêu chí rủi ro động, tiêu chí rủi ro tĩnh để dễ kiểm tra.

24

Tiêu chí rủi ro động: là những tiêu chí có tính chất biến động theo thời gian và được áp dụng ngay tại thời điểm phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật hải quan. Các tiêu chí này dựa trên các thông tin trinh sát, thông tin về doanh nghiệp, hàng hóa có khả năng và mức độ rủi ro cao buộc phải kiểm tra hải quan.

Tiêu chí động dựa trên các thông tin trinh sát, tình báo, thông tin về doanh nghiệp xấu hoặc qua phân tích xu hướng buôn lậu, gian lận thương mại trên thực tế được lưu trong kho cơ sở dữ liệu của cơ quan hải quan, tập trung vào các vấn đề: + Chính sách, chế độ quản lý đối với hàng hóa XNK, phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh;

+ Thông tin cưỡng chế thuế đối với doanh nghiệp;

+ Thông tin mức độ tuân thủ pháp luật hải quan của tổ chức, cá nhân;

+ Thông tin về dấu hiệu vi phạm liên quan đến hàng hóa, XNK, hành lý, phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh.

Khi doanh nghiệp đến làm thủ tục, trên cơ sở kết hợp với các tiêu chí doanh nghiệp khai báo trên tờ khai hải quan với thông tin cơ quan hải quan có được, để xác định khả năng vi phạm pháp luật và bước đầu đưa ra hình thức kiểm tra thực tế lô hàng hóa XNK.

Bộ tiêu chí này được xây dựng ở 2 cấp độ:

+ Cấp cơ quan hải quan cao nhất của một nước: do các bộ phận phụ trách các lĩnh vực như điều tra chống buôn lậu, giám sát và quản lý, kiểm tra thu thuế và kiểm tra sau thông quan phối hợp xây dựng trong kho dữ liệu chung và được nối mạng tới các vị trí làm thủ tục hải quan để sử dụng trong toàn ngành.

+ Cấp hải quan vùng: cơ quan hải quan vùng được xây dựng bộ tiêu chí đo lường mức độ rủi ro của mình và chỉ áp dụng trong phạm vi quản lý của vùng đó. Cơ quan hải quan vùng phối hợp với cơ quan hải quan của chính phủ xây dựng bộ tiêu chí chung, là cơ sở cho các bộ phận hải quan bên dưới thực hiện.

25

Tiêu chí tĩnh: là các tiêu chí có tính chất ổn định trong khoảng thời gian nhất định. Tiêu chí này xác định khả năng và mức độ rủi ro bằng cách áp dụng các phương pháp tính toán dựa trên cơ sở thông tin do cơ quan hải quan thu thập, phân tích. Tiêu chí tĩnh xác định trước khả năng xảy ra rủi ro dựa trên thang điểm và cơ sở dữ liệu do hải quan thu thập, được đánh giá định kỳ và cập nhật cho các cơ quan hải quan khác nhau sử dụng.

Khi cán bộ hải quan tại khâu đăng ký nhập tờ khai hải quan (hoặc cập nhật bằng phương thức khai điện tử) vào hệ thống máy tính, máy tính sẽ trợ giúp cán bộ hải quan trong việc kiểm tra đối chiếu giữa các tiêu chí trên tờ khai với tiêu chí tĩnh và tính toán để xác định mức độ rủi ro theo công thức toán học có sẵn trên cơ sở đó đưa ra điểm rủi ro chung, là căn cứ để xác định mức độ kiểm tra thực tế hàng hóa.

Tuy nhiên, do thực tế có rất nhiều yếu tố phát sinh không thể dự tính trước được, khiến các tiêu chí đo lường mức độ rủi ro có thể không được đầy đủ hoặc phù hợp, nên trong quá trình thực hiện, các đơn vị hải quan phải thường xuyên thống kê, phản ánh kịp thời để tổng hợp và cập nhật vào hệ thống quản lý rủi ro…

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro trong hoạt động quản lý hàng hóa xuất nhập khẩu tại Cục Hải quan TP. Hà Nội: Thực trạng và giải pháp (Trang 32 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)