*Quy định của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO)
WTO khuyến khích mọi cải cách thủ tục hải quan theo hướng tạo thuận lợi cho thương mại giữa các nước. Theo tinh thần đó, WTO có hiệp định về thuế quan và hài hòa thủ tục hải quan trong đó quy định các nguyên tắc mà hải quan các nước phải tuân thủ như nguyên tắc dựa vào giá giao dịch để đánh thuế quan, nguyên tắc không sử dụng thủ tục hải quan để cản trở không cần thiết hoạt động thương mại, nguyên tắc không phân biệt đối xử khi tiến hành thủ tục hải quan đối với hàng hóa của các nước khác nhau, trừ ngoại lệ về các liên kết khu vực, nguyên tắc hài hòa
20
hóa thủ tục hải quan giữa các nước… Trong những khuyến nghị có tính nguyên tắc đó, WTO khuyến khích các nước áp dụng các tiêu chuẩn hóa về thủ tục hải quan do Tổ chức Hải quan Thế giới khuyến nghị mà một trong những nội dung khuyến nghị là áp dụng kỹ thuật quản lý rủi ro khi làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa XNK.
Trong các đàm phán thương mại định kỳ, WTO gây sức ép nhất định để các chính phủ phải cải cách hải quan theo hướng áp dụng kỹ thuật quản lý rủi ro. Đặc biệt, khi kết nạp thành viên mới, các thành viên cũ cũng gây áp lực để các thành viên mới buộc phải cam kết thực hiện kỹ thuật quản lý rủi ro khi làm thủ tục thông quan hàng hóa XNK.
Nói cách khác, quản lý rủi ro trong quy trình thủ tục hải quan được WTO ủng hộ và gây áp lực phải thực hiện. Do đó các nước là thành viên WTO, không sớm thì muộn cũng phải cải cách thủ tục hải quan theo hướng áp dụng rộng rãi kỹ thuật quản lý rủi ro.
* Quy định của các tổ chức quốc tế khác
Thứ nhất, ảnh hưởng của những quy định của Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á-Thái Bình Dương APEC (APEC) đến áp dụng kỹ thuật quản lý rủi ro vào hoạt động hải quan.
APEC là một tổ chức rộng lớn có ảnh hưởng quan trọng đến kinh tế thế giới. Với số lượng 21 thành viên, tổng kim ngạch mậu dịch hàng hóa của APEC đã chiếm tới 50% kim ngạch mậu dịch toàn cầu, APEC được xem là khu vực năng động nhất trên toàn thế giới, APEC trở thành một siêu cường tiêu thụ mạnh hàng hóa, cũng như một trung tâm sản xuất công nghiệp đứng hàng đầu thế giới.
Một trong những mục tiêu của APEC là thúc đẩy tiến trình tự do hóa thương mại và đầu tư trong khu vực Châu Á- Thái Bình Dương nói riêng và thế giới nói chung. Vì thế, APEC khuyến khích các nước nội khối thực hiện cải cách hải quan theo các nguyên tắc của WTO, thậm chí đi trước một bước nếu như WTO tiến hành đàm phán quá chậm chạp.
21
ảnh hưởng chủ yếu thông qua tác động kinh tế và uy tín trong thương mại nên áp lực đòi hỏi áp dụng quản lý rủi ro trong thủ tục hải quan có đặt ra nhưng không ráo riết như trong WTO.
Thứ hai, ảnh hưởng của những quy định trong Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) đến áp dụng kỹ thuật quản lý rủi ro vào hoạt động hải quan
ASEAN hiện đang là một khu vực có tốc độ phát triển nhanh nhất, thu hút được sự chú ý của các siêu cường. ASEAN gồm 10 thành viên với diện tích 4,5 triệu km, với 505 triệu dân và 731 tỷ USD GDP.
Mục đích của AFTA là thực hiện tự do hóa thương mại trong khu vực, tăng cường thu hút các nhà đầu tư nước ngoài vào khu vực bằng việc đưa ra thị trường thống nhất và làm cho ASEAN thích nghi với những điều kiện kinh tế quốc tế đang thay đổi, đặc biệt là việc phát triển những thỏa thuận thương mại khu vực thế giới.
Để biến ASEAN thành khu vực mậu dịch tự do các nước đã ký Hiệp định ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung (CEPT), trong đó, ngoài mục tiêu giảm thuế suất thuế nhập khẩu đối với đa số các mặt hàng nhập khẩu giữa các nước ASEAN xuống còn 0-5%, còn khuyến nghị các nước tích cực hài hòa thủ tục hải quan với nhau, trong đó các yêu cầu về áp dụng kỹ thuật quản lý rủi ro được nhấn mạnh.