Đo lường, đánh giá rủi ro trong hoạt động quản lý hàng hóa XNK

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro trong hoạt động quản lý hàng hóa xuất nhập khẩu tại Cục Hải quan TP. Hà Nội: Thực trạng và giải pháp (Trang 55 - 71)

46

Tại Cục Hải quan TP. Hà Nội, để xác định rủi ro Hải quan, Phòng QTRR tiến hành thực hiện các nội dung công việc sau:

Thứ nhất, thu thập, phân tích thông tin và dữ liệu; xác định rủi ro có thể xảy ra trong từng lĩnh vực rủi ro. Công chức Hải quan thu thập, phân tích và đánh giá rủi ro thông qua các nguồn thông tin sau đây:

- Thông tin vi phạm pháp luật Hải quan từ hệ thống cơ sở dữ liệu của ngành; - Các vụ việc vi phạm pháp luật Hải quan được phát hiện và xử lý tại Đội Kiểm soát Hải quan, Chi cục Kiểm tra sau thông quan và các Chi cục Hải quan cửa khẩu;

- Thông tin nghiệp vụ được khai báo, phản hồi từ các đơn vị nêu trên;

- Thông tin từ hệ thống các cơ sở dữ liệu của ngành có liên quan đến hoạt động XNK hàng hoá;

- Thông tin về chính sách quản lý hàng hoá XNK, chính sách thuế có liên quan;

- Thông tin về kết quả kiểm tra thanh tra chuyên ngành; - Thông tin do các đơn vị chức năng cung cấp;

- Thông tin do doanh nghiệp cung cấp;

- Thông tin từ phương tiện thông tin đại chúng; - Các nguồn thông tin khác có liên quan.

Nội dung thông tin cần thu thập bao gồm các vụ việc vi phạm, dấu hiệu vi phạm hoặc các sự việc, hiện tượng xảy ra không bình thường và cho thấy có khả năng tiềm ẩn vi phạm pháp luật Hải quan, pháp luật thuế (thông tin liên quan đến rủi ro). Các thông tin này được gắn với đối tượng quản lý là doanh nghiệp và hàng hoá XNK.

Khi thu thập thông tin liên quan đến rủi ro nêu trên, cán bộ Hải quan tập trung lựa chọn thu thập các chỉ tiêu thông tin liên quan, không giới hạn theo danh sách các chỉ tiêu thông tin được liệt kê dưới đây:

- Tên, mã số doanh nghiệp thực hiện hoặc liên quan đến hoạt động XNK hàng hoá;

- Tên, mã số (nếu có) đối tác nước ngoài trong quan hệ XNK hàng hoá; - Tên, mã số hàng hoá XNK;

47 - Trị giá khai báo Hải quan;

- Tên, mã Quốc gia, khu vực là nơi xuất xứ hàng hoá nhập khẩu;

- Tên, mã Quốc gia, khu vực xuất khẩu hàng hoá hoặc là địa điểm trung chuyển hàng hoá vào Việt Nam;

- Tên, mã Quốc gia, khu vực nhập khẩu hàng hoá hoặc là địa điểm trung chuyển hàng hoá từ Việt Nam;

- Tên, mã loại hình XNK;

- Tên, mã địa điểm làm thủ tục Hải quan; - Phương thức vận chuyển đóng gói hàng hoá; - Phương thức thanh toán;

- Tuyến đường vận chuyển hàng hoá;

- Thông tin và chính sách quản lý của cơ quan quản lý nhà Nứớc, chính sách thuế đối với hàng hoá XNK;

- Các thông tin khác có liên quan.

Phòng QTRR tại Cục Hải quan TP. Hà Nội có trách nhiệm phối hợp với các đơn vị trực thuộc Cục tổ chức thu thập thông tin từ tất cả các nguồn hiện có nêu trên và xây dựng các dữ liệu về doanh nghiệp, hàng hoá vi phạm hoặc có dấu hiệu vi phạm.

Trên cơ sở thông tin thu thập, tiến hành rà soát, xác định các khả năng xảy ra vi phạm pháp luật Hải quan trên địa bàn Cục Hải quan quản lý có liên quan đến doanh nghiệp hoặc hàng hoá đã thu thập nêu trên. Lập danh sách các đối tượng này theo các rủi ro sau:

- Tuân thủ quy định về thời hạn làm thủ tục Hải quan, nộp hồ sơ thuế, khai Hải quan, khai thuế và nộp thuế;

- Thực hiện nghĩa vụ nộp thuế và nghĩa vụ tài chính khác trong hoạt động XNK hàng hoá;

- Chính sách quản lý hàng hoá XNK; - Trị giá Hải quan;

- Phân loại hàng hoá XNK;

- Không khai hoặc khai sai số lượng, chất lượng, chủng loại hàng hoá XNK; - Xuất xứ hàng hoá;

48 - An toàn sức khoẻ cộng đồng; - Thực thi quyền sở hữu trí tuệ; - Hạn ngạch thuế quan;

- Tuân thủ quy định quá cảnh hàng hoá; - Tuân thủ quy định chuyển tải hàng hoá;

- Chấp hành các quy định về kiểm tra, kiểm soát Hải quan, thanh tra thuế; - Các nguy cơ khác có liên quan đến thủ tục Hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu,nhập khẩu.

Thứ hai, báo cáo, phê duyệt đăng ký vào hồ sơ rủi ro (các tiêu chí rủi ro). Công chức làm công tác QTRR kiểm tra, đối chiếu rủi ro được xác định với hồ sơ rủi ro hiện có:

- Trường hợp rủi ro này đã được đăng ký trong hồ sơ rủi ro (kể cả trường hợp đã thanh loại) thì công chức tiến hành đối chiếu các dấu hiệu và các yếu tố liên quan của rủi ro được xác định với rủi ro đang quản lý để xem xét điều chỉnh, bổ sung hoặc phục hồi hồ sơ đã đăng ký trước đây (đối với rủi ro thanh loại) và báo cáo lãnh đạo Phòng QTRR phê duyệt.

- Trường hợp rủi ro được xác định là rủi ro mới phát hiện thì báo cáo xác lập hồ sơ rủi ro và trình lãnh đạo Phòng QTRR phê duyệt.

Thứ ba, lãnh đạo Phòng QTRR căn cứ vào đề xuất của công chức, xem xét tính xác thực của thông tin để quyết định việc điều chỉnh, bổ sung, phục hồi hồ sơ đăng ký rủi ro hoặc phê duyệt xác lập hồ sơ rủi ro mới.

Việc xây dựng và áp dụng tiêu chí rủi ro đến nay, qua nhiều lần điều chỉnh, Bộ tiêu chí QTRR đã được quy định tại Quyết định 465/QĐ-BTC ngày 29/06/2015 của Bộ Tài chính, và Quyết định số 200/QĐ-TCHQ ngày 24/08/2015 của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan đưa ra bộ chỉ số tiêu chí QTRR. Tiêu chí QTRR đã được cụ thể, chi tiết áp dụng vào từng khâu nghiệp vụ Hải quan. Bộ tiêu chí QTRR gồm:

- Tiêu chí lựa chọn và áp dụng các biện pháp nghiệp vụ Hải quan đối với tàu biển XNC;

- Tiêu chí đánh giá tuân thủ pháp luật doanh nghiệp XNK;

- Tiêu chí đánh giá xếp hạng mức độ rủi ro của doanh nghiệp XNK;

49

275 ngày đối với hàng hoá nhập khẩu là nguyên liệu, vật tư sản xuất hàng xuất khẩu;

- Tiêu chí đánh giá điều kiện doanh nghiệp được áp dụng xác định trị giá đối với hàng hoá XNK;

- Tiêu chí đánh giá điều kiện đăng ký tờ khai;

- Tiêu chí kiểm tra trong thông quan hàng hoá XNK; - Tiêu chí hàng hoá XNK chuyển cửa khẩu;

- Tiêu chí xác định trọng điểm kiểm tra sau thông quan.

Tuy nhiên, để phù hợp với một số nội dung mới về công tác QTRR trong Luật Hải quan năm 2014 và Luật Quản lý thuế năm 2012, Cục Hải quan TP. Hà Nội đã triển khai chú trọng các nội dung liên quan đến QTRR và quản lý tuân thủ để quản lý được tất cả các khâu nghiệp vụ Hải quan.

Hiện nay, tiêu chí rủi ro gồm 03 nhóm: Nhóm 1 “Tiêu chí đánh giá tuân thủ”; Nhóm 2 “Tiêu chí đánh giá rủi ro”; Nhóm 3 “Tiêu chí lựa chọn kiểm tra, giám sát Hải quan, kiểm tra sau thông quan” trong quản lý hoạt động XNK, XNC (hay “Tiêu chí lựa chọn”). Trong ba nhóm tiêu chí này lại được thiết lập với tổng số 18 loại tiêu chí cụ thể. Mỗi loại tiêu chí sẽ có Bộ chỉ số tiêu chí QTRR kèm theo để đáp ứng yêu cầu quản lý mới phát sinh phù hợp với các nội dung trong Luật Hải quan năm 2014, Luật Quản lý thuế năm 2012, Nghị định 08/2015/NĐ-CP ngày 21/01/2015 và Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/03/2015.

Bám sát tình hình hoạt động XNK, XNC trên địa bàn, Cục Hải quan TP. Hà Nội đã phân công các tổ công tác tăng cường thu thập, phân tích thông tin, dấu hiệu rủi ro theo từng thời điểm, thiết lập chỉ số tiêu chí lựa chọn kiểm tra thực tế tại cửa khẩu hoặc chi cục đối với các doanh nghiệp có rủi ro cao.

Năm 2015, thiết lập và cập nhật hệ thống: 2.437 tiêu chí rủi ro, trong đó có 2.339 tiêu chí kiểm tra qua máy soi (tăng so với năm 2014 tương ứng là 964% và 1.109%); thanh loại ra khỏi hệ thống: 2.123 tiêu chí, trong đó có 1.974 tiêu chí kiểm tra qua máy soi (tăng so với năm 2014 tương ứng là 556% và 1.143%); Số tiêu chí còn hiệu lực 450 tiêu chí, trong đó có 402 tiêu chí kiểm tra qua máy soi (giảm so với năm 2014 tương ứng là 231% và 962%).

50

6.749 tiêu chí kiểm tra qua máy soi (tăng so với năm 2015 tương ứng là 186% và 189%); thanh loại ra khỏi hệ thống: 6.898 tiêu chí, trong đó có 6.664 tiêu chí kiểm tra qua máy soi (tăng so với năm 2015 tương ứng là 225% và 238%); Số tiêu chí còn hiệu lực 477 tiêu chí, trong đó có 465 tiêu chí kiểm tra qua máy soi (tăng so với năm 2015 tương ứng là 6% và 16%).

Bảng 2.5: Kết quả xây dựng tiêu chí rủi ro và tiêu chí kiểm tra qua máy soi

Đơn vị tính: Tiêu chí, % STT Tiêu chí 2015 2016 2017 2018 2019 2020 Số lượng Số lượng 16/15 (%) Số lượng 17/16 (%) Số lượng 18/17 Số lượng 19/18 Số lượng 20/19

1 Số lượng tiêu chí rủi ro đã xây dựng Tiêu chí

QTRR 2.437 6.977 286,29 10.825 155,15 10.920 100.88 11.386 104.26 11.690 102.66

Trong đó, tiêu chí kiểm tra qua máy soi

2.339 6.749 288,54 10.324 152,97 10.650 103.15 10.984 103.14 10.879 99.04

2 Số lượng tiêu chí rủi ro đã thanh loại Tiêu chí

QTRR 2.123 6.950 324,91 10.836 157,08 10.860 100.22 11.296 104.01 11.500 101.80

Trong đó, tiêu chí kiểm tra qua máy soi

1.974 6.686 337,58 10.334 155,07 10.600 102.57 10.890 102.73 10.850 99.63

3 Số lượng tiêu chí còn hiệu lực Tiêu chí

QTRR 450 477 106 466 97,69 526 112.87 616 117.11 806 130.84

Trong đó, tiêu chí kiểm tra qua máy soi

402 465 115,67 455 98,06 505 110.99 599 118.61 628 104.84

Nguồn: Báo cáo tổng kết của phòng QTRR các năm 2015-2020

Năm 2017, thiết lập và cập nhật hệ thống: 10.825 tiêu chí rủi ro, trong đó có 10.324 tiêu chí kiểm tra qua máy soi (tăng so với năm 2016 tương ứng là 55,16% và

51

52,96%); thanh loại ra khỏi hệ thống: 10.836 tiêu chí, trong đó có 10.334 tiêu chí kiểm tra qua máy soi (tăng so với năm 2016 tương ứng là 57,08% và 55,07%); Số tiêu chí còn hiệu lực 466 tiêu chí, trong đó có 456 tiêu chí kiểm tra qua máy soi (giảm so với năm 2016 tương ứng là 2,31% và 1,94%).

Năm 2018, thiết lập và cập nhật hệ thống: 10.920 tiêu chí rủi ro, trong đó có 10.650 tiêu chí kiểm tra qua máy soi (tăng so với năm 2017 tương ứng là 1% và 3,15%); thanh loại ra khỏi hệ thống: 10.860 tiêu chí, trong đó có 10.600 tiêu chí kiểm tra qua máy soi (tăng so với năm 2017 tương ứng là 0,22% và 2,57%); Số tiêu chí còn hiệu lực 526 tiêu chí, trong đó có 505 tiêu chí kiểm tra qua máy soi (tăng so với năm 2017 tương ứng là 12,87% và 10,99%).

Năm 2019, thiết lập và cập nhật hệ thống: 11.386 tiêu chí rủi ro, trong đó có 10.984 tiêu chí kiểm tra qua máy soi (tăng so với năm 2018 tương ứng là 4,26% và 3,14%); thanh loại ra khỏi hệ thống: 11.296 tiêu chí, trong đó có 10.890 tiêu chí kiểm tra qua máy soi (tăng so với năm 2018 tương ứng là 4,01% và 2,73%); Số tiêu chí còn hiệu lực 616 tiêu chí, trong đó có 599 tiêu chí kiểm tra qua máy soi (tăng so với năm 2018 tương ứng là 17,11% và 18,61%).

Năm 2020, thiết lập và cập nhật hệ thống: 11.690 tiêu chí rủi ro (tăng so với năm 2019 tương ứng là 2,66%), trong đó có 10.879 tiêu chí kiểm tra qua máy soi (giảm so vói năm 2019 là 0,96%); thanh loại ra khỏi hệ thống: 11.500 tiêu chí (tăng so với năm 2019 tương ứng là 1,80%, trong đó có 10.850 tiêu chí kiểm tra qua máy soi (giảm so với năm 2019 là 0,37%); Số tiêu chí còn hiệu lực 806 tiêu chí, trong đó có 628 tiêu chí kiểm tra qua máy soi (tăng so với năm 2019 tương ứng là 30,84% và 4,84%).

Như vậy, số lượng tiêu chí cập nhật, thanh loại và còn hiệu lực phần lớn đều tăng nhanh ở các năm chứng tỏ công tác xác định rủi ro trong TTHQĐT hàng hóa XNK của Cục Hải quan thành phố giai đoạn 2015-2020 đã hoạt động khá hiệu quả.

2.2.3.2. Phân tích và đánh giá rủi ro

* Phân tích rủi ro

Trên cơ sở danh sách rủi ro được xác lập từ kết quả xác định rủi ro, công chức tiến hành phân tích để xác định tần xuất, hậu quả và mức độ của rủi ro theo cách thức như sau:

52 phân tích.

- Sử dụng công cụ Excel để thống kê xác định số lần (tần suất) cũng như thiệt hại (hậu quả) đã hoặc có thể xảy ra. Tần suất và hậu quả được xác định theo 03 cấp độ: Cao, trung bình. thấp.

- Kết hợp giữa tần suất và hậu quả để xác định mức độ của rủi ro theo bảng dưới đây:

Bảng 2.6: Phân tích cấp độ rủi ro Khả năng xảy ra Hậu quả

Rất nghiêm trọng Nghiêm trọng Ít nghiêm trọng

Thường xuyên Rủi ro cao Rủi ro cao Rủi ro cao

Thỉnh thoảng Rủi ro cao Rủi ro cao Rủi ro trung bình

Ít khi Rủi ro cao Rủi ro trung bình Rủi ro thấp

Nguồn: Phòng QTRR, 2020

Trong thực tế có nhiều trường hợp công chức thực hiện phân tích rủi ro không có đủ dữ liệu để đưa ra các số liệu chính xác. Trong các trường hợp này, công chức phân tích có thể vận dụng những kiến thức, kinh nghiệm để phán đoán khả năng và hậu quả mà rủi ro có thể gây ra; từ đó xác định mức độ của rủi ro. Tuy vậy, việc phán đoán cần phải đảm bảo tính hợp lý, có độ tin cậy và được thực hiện trên những nhận định khách quan.

- Công chức phân tích rủi ro sử dụng bảng dưới đây để hỗ trợ cho việc xác định mức độ khả năng xảy ra:

Bảng 2.7: Mức độ và khả năng xảy ra rủi ro

Mức độ Xảy ra

Cao (3) Gần như chắc chắn sẽ xảy ra

Trung bình (2) Có thể sẽ xảy ra

Thấp (1) Có thể xảy ra nhưng ít khi

53 Hậu quả của rủi ro:

Rất nghiêm trọng: mức độ cao (3); khả năng xảy ra gần như là chắc chắn. Nghiêm trọng: mức độ trung bình (2); khả năng xảy ra là có.

Ít nghiêm trọng: mức độ thấp (1); ít có khả năng xảy ra.

- Công chức phân tích rủi ro có thể sử dụng bảng dưới đây để hỗ trợ cho việc xác định tác động của rủi ro đối với các mục tiêu đặt ra:

Bảng 2.8: Mức độ và kết quả của rủi ro

Mức độ Kết quả

Cao Tổn thất lớn về nguồn thu, an ninh, môi trường, sức khỏe cộng đồng.

Trung bình

Tổn thất lớn ở mức độ vừa phải về nguồn thu, an ninh, môi trường, sức khỏe cộng đồng.

Thấp Tổn thất nhỏ có thể chấp nhận được về nguồn thu, an ninh, môi trường, sức khỏe cộng đồng.

Nguồn: Phòng QTRR, 2020

Đồng thời quá trình phân tích rủi ro, công chức Hải quan sẽ xác định những nguyên nhân, điều kiện có thể làm dẫn đến tình huống vi phạm pháp luật Hải quan (tình huống rủi ro) và các thông tin cụ thể cần thiết (chỉ số rủi ro) cho việc nhận diện ra tình huống vi phạm này.

* Đánh giá rủi ro

Việc đánh giá rủi ro nhằm xác định mức độ ưu tiên cần xử lý đối với rủi ro. Quá trình đánh giá rủi ro tại Cục Hải quan TP. Hà Nội căn cứ vào các yếu tố sau đây:

- Mức độ rủi ro được xác định;

- Yêu cầu cho việc quản lý đối với loại rủi ro này; - Các rủi ro đã xử lý trước đó;

- Khả năng về nguồn nhân lực và các điều kiện cần thiết đảm bảo cho việc kiểm tra, kiểm soát có hiệu quả đối với rủi ro.

Sau khi đánh giá rủi ro, công chức Hải quan thực hiện các công việc sau:

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro trong hoạt động quản lý hàng hóa xuất nhập khẩu tại Cục Hải quan TP. Hà Nội: Thực trạng và giải pháp (Trang 55 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)