Quy trình QTRR trong hoạt động quản lý hàng hóa XNK tại Việt Nam

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro trong hoạt động quản lý hàng hóa xuất nhập khẩu tại Cục Hải quan TP. Hà Nội: Thực trạng và giải pháp (Trang 35)

Từ ngày 1/1/2020, việc quản lý rủi ro trong hoạt động quản lý hàng hóa XNK được thực hiện theo quy định tại Thông tư 81/2019/TT-BTC do Bộ tài chính ban hành.

Bước 1: Thu thập, xử lý thông tin quản lý rủi ro

Hoạt động thu thập thông tin hải quan được thực hiện thông qua việc cập nhật thông tin trong quá trình làm TTHQ và được xử lý trong các hệ thống cơ sở dữ liệu quản lý tờ khai. Mặt khác, thông tin được cập nhật chủ yếu là những thông tin ban đầu do doanh nghiệp đăng kí và cung cấp, vì vậy nó sẽ không phản ánh được quá trình hoạt động của doanh nghiệp về sau. Việc thu thập thông tin không đầy đủ và chưa được chuẩn hóa có thể dẫn tới việc thu thập thông tin thiếu chính xác, giảm khả năng ứng dụng trong QTRR. Ngoài ra, còn nhiều nguồn thông tin chưa được khai thác, sử dụng như thông tin về các đối tượng bị xử lý vi phạm hay xử lý hình

26

sự do các cơ quan chức năng xử lý theo quy định của pháp luật; thông tin trước về hàng hóa XNK; thông tin thanh toán qua ngân hàng… Vấn đề này cũng cần được nghiên cứu và đưa vào ứng dụng trong giai đoạn trước mắt và lâu dài.

Bước 2: Quản lý, đánh giá tuân thủ pháp luật, phân loại mức độ rủi ro đối với người khai hải quan

* Quản lý, đánh giá tuân thủ pháp luật

Nội dung quản lý tuân thủ pháp luật đối với người khai hải quan bao gồm: a) Xây dựng, quản lý hồ sơ người khai hải quan; xác lập, quản lý hồ sơ rủi ro đối với người khai hải quan có nguy cơ không tuân thủ pháp luật;

b) Xây dựng tiêu chí, chỉ số tiêu chí đánh giá tuân thủ pháp luật đối với người khai hải quan;

c) Đánh giá tuân thủ pháp luật đối với người khai hải quan;

d) Phân loại mức độ rủi ro người khai hải quan;

đ) Áp dụng các biện pháp kiểm tra, giám sát hải quan, kiểm soát hải quan, kiểm tra sau thông quan, thanh tra và các biện pháp nghiệp vụ khác đối với người khai hải quan theo quy định của pháp luật;

e) Kiểm tra đánh giá tuân thủ pháp luật đối với người khai hải quan;

g) Tổ chức các chương trình quan hệ đối tác hải quan - doanh nghiệp, trao đổi, cung cấp thông tin, hỗ trợ người khai hải quan tuân thủ pháp luật.

Người khai hải quan được đánh giá, phân loại theo một trong các mức độ tuân thủ pháp luật như sau:

1. Mức 1: Doanh nghiệp ưu tiên.

2. Mức 2: Tuân thủ cao.

3. Mức 3: Tuân thủ trung bình.

4. Mức 4: Tuân thủ thấp.

27

* Phân loại mức độ rủi ro

Doanh nghiệp hoạt động XNK, quá cảnh; đại lý làm thủ tục hải quan; doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính quốc tế, doanh nghiệp cung ứng dịch vụ chuyển phát nhanh quốc tế; chủ phương tiện, người được chủ phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh ủy quyền; doanh nghiệp kinh doanh kho, bãi, cảng được phân loại mức độ rủi rotheo một trong những hạng sau:

1. Hạng 1: Doanh nghiệp ưu tiên.

2. Hạng 2: Người khai hải quan rủi ro rất thấp.

3. Hạng 3: Người khai hải quan rủi ro thấp.

4. Hạng 4: Người khai hải quan rủi ro trung bình.

5. Hạng 5: Người khai hải quan rủi ro cao.

6. Hạng 6: Người khai hải quan rủi ro rất cao.

7. Hạng 7: Người khai hải quan có hoạt động XNK hàng hóa dưới 365 ngày trở về trước tính từ ngày đánh giá và không vi phạm.

8. Hạng 8: Người khai hải quan có hoạt động XNK hàng hóa dưới 365 ngày trở về trước tính từ ngày đánh giá và bị xử lý vi phạm trừ các hành vi quy định đối với Hạng 9 tại Điều này.

9. Hạng 9: Người khai hải quan có hoạt động XNK hàng hóa dưới 365 ngày trở về trước tính từ ngày đánh giá và bị xử lý vi phạm về các hành vi quy định tại Mục I, Mục II, Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư này.

Bước 3: Phân tích đánh giá rủi ro

Hoạt động phân tích, đánh giá rủi ro được thực hiện theo quy định hướng dẫn phân loại rủi ro đối với hoạt động XNK, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh trong hoạt động nghiệp vụ hải quan theo ba cấp độ rủi ro: cao, trung bình và thấp. Hoạt động này được thực hiện tự động thông qua hệ thống QTRR. Trường hợp hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan chưa tự động điều chỉnh mức độ rủi ro, việc cập nhật kết

28

quả phân loại mức độ rủi ro đối với người khai hải quan được thực hiện thủ công bởi công chức.

Bước 4: Quản lý, xây dựng, cập nhật, áp dụng tiêu chí đánh giá tuân thủ pháp luật, tiêu chí phân loại mức độ rủi ro đối với người khai hải quan và tiêu chí phân loại mức độ rủi ro trong hoạt động XNK, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh.

Đây là hoạt động nghiệp vụ cốt lõi của công tác QTRR. Có khoảng trên 40 loại dữ liệu khác nhau được sử dụng cho mỗi hồ sơ rủi ro và tất cả những dữ liệu này đều được chuẩn hóa. Dấu hiệu rủi ro đều có thể được công chứng tham gia cập nhật vào hệ thống để từ đó có thể cập nhật tất cả rủi ro trong lĩnh vực nghiệp vụ vào hệ thống.

Bước 5: Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện, áp dụng quản lý rủi ro, quản lý tuân thủ pháp luật trong hoạt động nghiệp vụ hải quan.

Bước này gồm bốn nhiệm vụ chính như sau:

Thứ nhất, cập nhật, phản hồi thông tin về kết quả kiểm tra được thực hiện qua hệ thống trong quá trình làm TTHQ. Việc cập nhật, phản hồi này nhằm mục đích thống kê, đánh giá hiệu quả áp dụng QTRR. Tuy vậy, thực tế cho thấy việc cập nhật, phản hồi thông tin từ các đơn vị kiểm tra sau thông quan (KTSTQ) và kiểm soát hải quan (KSHQ) hầu như còn chưa được thực hiện hoặc thực hiện chưa chủ động, hiệu quả.

Thứ hai, theo dõi, kiểm tra, đánh giá việc thực hiện quy trình QTRR dựa trên thông tin phản hồi từ hệ thống thông tin hoặc các báo cáo định kỳ/đột xuất giữa các cấp, các đơn vị theo yêu cầu. Qua khảo sát cho thấy mặc dù Tổng cục đã có những quy định cụ thể về chế độ báo cáo phản hồi thông tin cũng như công tác theo dõi, kiểm tra, đánh giá của từng cấp đơn vị, thực tế cho thấy các hoạt động này vẫn mang nặng tính hình thức, chưa được quan tâm đúng mức dẫn tới kém hiệu quả.

Thứ ba, đo lường, đánh giá mức độ chấp hành luật về hải quan thông qua việc đánh giá chấp hành tốt pháp luật hải quan và đánh giá rủi ro.

29

Thứ tư, điều chỉnh, bổ sung quy trình QTRR được thực hiện tổng thể, thống nhất trong toàn ngành trên cơ sở phát hiện những rủi ro mới; phản hồi những hạn chế trong quy trính QTRR hoặc áp dụng những kỹ thuật QTRR mới.

Kết luận chương 1

Tóm lại, Chương 1 của luận văn đã xây dựng khung lý luận cơ bản về QTRR tại Cục Hải quan TP. Hà Nội, bao gồm: Khái niệm về rủi ro và rủi ro trong hoạt động quản lý hàng hóa XNK; Khái niệm về hoạt động XNK; Khái niệm về QTRR trong quản lý hàng hóa XNK của doanh nghiệp tại cơ quan hải quan; Nội dung QTRR trong hoạt động quản lý hàng hóa XNK tại cơ quan hải quan; Các yếu tố ảnh hưởng đến QTRR đối với hoạt động quản lý hàng hóa XNK; Tiêu chí QTRR và Quy trình QTRR trong hoạt động quản lý hàng hóa XNK, tạo căn cứ lý luận cho việc nghiên cứu thực trạng QTRR ở Chương 2.

30

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU TẠI CỤC HẢI QUAN TP. HÀ

NỘI 2.1. Khái quát về Cục Hải quan TP. Hà Nội

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển

Cục Hải quan TP. Hà Nội tiền thân là Sở Hải quan Hà Nội được thành lập

ngày 02/4/1955 theo Nghị định số 34/BCT/KB/NĐ, lúc này Sở Hải quan Hà Nội trực thuộc Sở Hải quan Trung ương để thực hiện quyền kiểm tra, giám sát, kiểm soát Hải quan trên địa bàn Thủ đô và nhiều vùng lân cận.

Từ năm 1990, cùng với sự ra đời của Pháp lệnh Hải quan (24/12/1990) ngành Hải quan cũng bước vào thời kỳ đổi mới và hội nhập. Nắm bắt được yêu cầu nhiệm vụ, Hải quan TP. Hà Nội đã tích cực cải cách thủ tục, cải cách quy trình kiểm tra Hải quan tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động XNK trên địa bàn Thủ đô, giảm thời gian, giảm phiền hà cho khách xuất nhập cảnh.c

Từ khi Luật Hải quan có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2002 mọi quan hệ thương mại và giao lưu quốc tế trên địa bàn quản lý của Cục Hải quan TP. Hà Nội được tiếp tục đẩy mạnh. Luật Đầu tư sửa đổi đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nước ngoài và trong nước tăng cường đầu tư vào các khu công nghiệp. Các khu công nghiệp thuộc địa bàn quản lý của Cục Hải quan Thành phố tiếp tục mở rộng và phát triển.

Nhận thức rõ trách nhiệm của mình trước yêu cầu phát triển, hội nhập của Hải quan Thủ đô. Thực hiện kế hoạch cải cách, phát triển và hiện đại hoá ngành Hải quan giai đoạn 2010-2015 và đến năm 2020 với mục tiêu đến năm 2020 thực hiện mô hình quản lý Hải quan hiện đại, bắt kịp trình độ Hải quan các nước tiên tiến trong khu vực.

Cục Hải quan TP. Hà Nội với những nỗ lực phấn đấu kiên cường, bền bỉ, liên tục có lúc phải hy sinh xương máu của các thế hệ Hải quan đi trước. Ghi nhận những nỗ lực phấn đấu trên đây, Nhà nước đã tặng thưởng Hải quan TP. Hà Nội Huân chương độc lập hạng ba; Huân chương Lao động hạn Ba năm 1990, Huân chương Lao động hạng Nhì năm 2000, Huân chương Lao động hạng Nhất năm

31

2005; Chính phủ tặng cờ thi đua xuất sắc năm 2002; nhiều tập thể, cá nhân Cục Hải quan TP Hà Nội được nhà nước tặng thưởng Huân chương Lao động và các danh hiệu thi đua của Chính phủ, Bộ Tài chính, Tổng cục Hải quan và UBND các tỉnh, thành phố. Đảng bộ Cục Hải quan TP. Hà Nội liên tục được nhận cờ “Đảng bộ trong sạch vững mạnh tiêu biểu 5 năm 2001-2004 và 2005-2009” của Thành ủy Hà Nội. Các tổ chức đoàn thể quần chúng Công đoàn, Đoàn thanh niên, Hội Cựu chiến binh, Phụ nữ liên tục đạt tổ chức cơ sở vững mạnh.

2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ

- Chức năng: Cục Hải quan thành phố là tổ chức trực thuộc Tổng cục Hải quan, có chức năng giúp Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan QLNN về Hải quan và tổ chức thực thi pháp luật về Hải quan, các quy định khác của pháp luật có liên quan trên địa bàn TP. Hà Nội, các tỉnh Hòa Bình, Yên Bái, Phú Thọ, Vĩnh Phúc theo quy định của pháp luật.

- Nhiệm vụ: Cục Hải quan TP. Hà Nội có những nhiệm vụ sau đây:

+ Tổ chức, chỉ đạo, hướng dẫn và triển khai thực hiện các quy định của nhà nước về Hải quan trên địa bàn TP. Hà Nội, các tỉnh Hòa Bình, Yên Bái, Phú Thọ, Vĩnh Phúc

+ Hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra các Chi cục, Đội Kiểm soát Hải quan và tương đương thuộc đơn vị trong việc tổ chức, triển khai nhiệm vụ được giao.

+ Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện chính sách, pháp luật về Hải quan theo quy định của pháp luật.

+ Xử lý vi phạm hành chính hoặc khởi tố đối với các vụ buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới theo quy định của pháp luật...

+ Kiến nghị những vấn đề cần sửa đổi, bổ sung các quy định của Nhà nước về Hải quan đối với hoạt động XNK, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh và chính sách thuế đối với hàng hóa XNK; các quy định của Tổng cục Hải quan về chuyên môn nghiệp vụ và quản lý nội bộ; báo cáo Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan những vướng mắc phát sinh, các vấn đề vượt quá thẩm quyền giải quyết của Cục Hải quan. + Tổ chức triển khai ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ và phương pháp quản lý Hải quan hiện đại vào hoạt động của Cục Hải quan.

32 liên quan để thực hiện nhiệm vụ được giao.

+ Tuyên truyền và hướng dẫn thực hiện chính sách, pháp luật về Hải quan. + Hướng dẫn, giải thích các vấn đề thuộc phạm vi quản lý của Cục Hải quan theo quy định của pháp luật.

+ Hợp tác quốc tế về Hải quan theo quy định của pháp luật và theo phân công hoặc ủy quyền của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan.

+ Tổng kết, đánh giá tình hình và kết quả hoạt động của Cục Hải quan; thực hiện chế độ báo cáo theo chế độ quy định.

+ Quản lý, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng công chức, người lao động của Cục Hải quan theo quy định của pháp luật và phân cấp quản lý cán bộ của Bộ Tài chính.

+ Quản lý, lưu giữ hồ sơ, tài liệu, ấn chỉ thuế; quản lý, sử dụng phương tiện, trang bị kỹ thuật và kinh phí hoạt động của Cục theo quy định của pháp luật.

+ Thực hiện các nhiệm vụ khác do Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan giao và theo quy định của pháp luật.

2.1.3. Cơ cấu tổ chức của Cục Hải quan TP. Hà Nội

Những năm qua, cùng với việc tăng thêm các đơn vị trực thuộc, bộ máy quản lý hành chính tại cơ quan Cục cũng không ngừng được củng cố và hoàn thiện cả về lượng và chất. Sau khi Luật Hải quan ra đời và có hiệu lực thi hành, bộ máy tổ chức Cục Hải quan TP. Hà Nội được sắp xếp xây dựng theo quy định của Luật Hải quan và phù hợp với các quy định về chức năng, nhiệm vụ quyền hạn và quy trình nghiệp vụ Hải quan. Từ bộ máy gồm 04 phòng năm 1985, sắp xếp lại thành 09 phòng (9/1994), 10 phòng (2000) đến nay để phục vụ cho công cuộc cải cách, hiện đại hoá và hội nhập cơ quan Cục được sắp xếp lại thành 12 phòng, 12 Chi cục. Cơ cấu tổ chức của Cục Hải quan TP. Hà Nội được thể hiện ở Hình 2.1 như sau:

33

Hình 2.1: Cơ cấu tổ chức của Cục Hải quan TP. Hà Nội

Nguồn: Cục Hải quan TP. Hà Nội, 2020

34

biên chế là 817 người (chỉ tiêu giao năm 2018 là 852 biên chế, số biên chế thực có là 836 người; chỉ tiêu giao năm 2019 là 847 Người, số biên chế thực có là 817 người) và 112 HĐLĐ, trong đó (nhân viên HĐLĐ theo NĐ 68 là 66 người; HĐLĐ theo định xuất Tổng cục hải quan (TCHQ) giao là 45 người; HĐLĐ theo vụ việc Cục Hải quan TP. Hà Nội tự tìm nguồn để trả lương là 0 người). Thống kê trình độ, ngạch bậc, cụ thể như sau:

Bảng 2.1: Tình hình nhân sự của Cục Hải quan TP. Hà Nội tính đến ngày 31/12/2020

STT Phân loại Số lượng

(người)

Tỷ lệ (%)

Tổng số 831 100

I Phân theo trình độ chuyên môn

1 Thạc sĩ 179 21,54

2 Đại học 600 72,20

3 Cao đẳng, trung cấp 52 6,26

II Phân theo trình độ lý luận chính trị

1 Cao cấp 41 4,93

2 Trung cấp 104 12,52

III Phân theo ngạch bậc

1 Kiểm tra viên cao cấp 1 0,12

2 Kiểm tra viên chính 93 11,19

3 Kiểm tra viên 680 81,83

4 Kiểm tra viên trung cấp 39 4,69

5 Nhân viên 18 2,17

Nguồn: Cục Hải quan TP. Hà Nội, 2020

Bảng 2.1 cho thấy, số lượng cán bộ có trình độ trên đại học và trên đại học chiếm tỷ lệ cao. Tuy nhiên, mới chỉ có 17,47% tỷ lệ cán bộ qua đào tạo lý luận chính trị. Những năm qua, được sự quan tâm chỉ đạo của Lãnh đạo, công tác đào tạo

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro trong hoạt động quản lý hàng hóa xuất nhập khẩu tại Cục Hải quan TP. Hà Nội: Thực trạng và giải pháp (Trang 35)