Tổ chức đánh giá thực hiện công việc của nhân viên tại Viettel Quảng Ninh

Một phần của tài liệu Áp dụng KPI tại Viettel Quảng Ninh: Thực trạng và đề xuất giải pháp cải tiến. (Trang 40 - 44)

6. Kết cấu của luận văn

2.2.2. Tổ chức đánh giá thực hiện công việc của nhân viên tại Viettel Quảng Ninh

2.2.2.1. Bảng tiêu chuẩn đánh giá thực hiện công việc của nhân viên tại Viettel Quảng Ninh

Bảng tiêu chuẩn đánh giá thực hiện công việc của nhân viên tại Viettel Quảng Ninh là một hệ thống gồm bốn tiêu chuẩn lớn, trong đó được chia ra làm các tiêu chuẩn nhỏ hơn. Sau đây là mẫu phiếu đánh giá thực hiện công việc của nhân viên Quảng Ninh:

Bảng 2. 2: Trích bảng đánh giá thực hiện công việc hàng tháng mẫu của Chuyên viên nhân sự Viettel Quảng Ninh

BẢNG ĐÁNH GIÁ VÀ BÌNH XÉT THI ĐUA THÁNG 03/2020

Họ và tên: Nguyễn Văn C Chức danh công việc: Chuyên viên Nhân sự Phòng/Bộ phận: Phòng Tổng hợp

Nội dung công việc

+ Theo dõi, cập nhật biến động Báo cáo nhân sự theo ngày trên phần mềm nhân sự Histaff và file Excel.

+ Soạn thảo hợp đồng thử việc, hợp đồng lao động, hợp đồng tái ký theo đúng quy định.

+ Gửi thông báo đánh giá kết quả quá trình thử việc, quá trình thực hiện công việc đến tay người lao động để làm căn cứ ký và tái ký các loại hợp đồng.

+ ...

tối đa nhân tự chấm Cá nhân tự nhận xét (Lý do được tối đa

hoặc 0 điểm) Bộ phận chấm Bộ phận nhận xét (Lý do được tối đa

hoặc 0 điểm)

I Kết quả thực hiện công việc

(I = 1+2+…+6) 40 II Năng lực bản thân (II = 7+8) 10 III Ý thức tổ chức kỷ luật (III = 9+10+11) 40 IV

Tham gia công tác đoàn thể, quần chúng, các phong trào

thi đua… (IV = 12+13+14)

10

TỔNG (I+II+III+IV) 100

Xếp loại

* Đề xuất, nguyện vọng của cá nhân: * Nhận xét, đề nghị của cán bộ trực tiếp:

* Nhận xét, đề nghị của Trưởng phòng, Phó Giám đốc phụ trách (nếu có):

(Nguồn: Phòng tổng hợp Viettel Quảng Ninh)

Nhìn mẫu phiếu đánh giá trên có thể thấy nhân viên tại Viettel Quảng Ninh được đánh giá về các mặt kết quả thực hiện công việc, các năng lực của bản thân, ý thức kỉ luật và việc tham gia các hoạt động đoàn thể, văn nghệ, công tác xã hội…dựa trên 14 tiêu chuẩn nhỏ. Về mặt nội dung, các tiêu chuẩn phản ánh khái quát mục tiêu của nội hàm tiêu chuẩn đó, đều đã mang lại hiệu quả thiết thực và là những yếu tố chính quyết định đến kết quả làm việc của nhân viên. Đánh giá các yếu tố này là phần nào có thể đánh giá đầy đủ sự thực hiện công việc của nhân viên.

Song, các tiêu chuẩn lại chung chung giữa các ngành nghề, các công việc khác nhau. Công ty chỉ có một mẫu phiếu đánh giá duy nhất áp dụng cho 1.500 cán bộ nhân viên chính thức của công ty và hơn 100 cộng tác viên, lao động thời vụ làm việc tại 7 phòng ban và 13 trung tâm giao dịch Viettel ở các thành phố, huyện, thị xã… trong tỉnh Quảng

Ninh. Hơn nữa, các tiêu chuẩn chưa đưa ra được từng mức độ để cho điểm một cách thích hợp nhất so với thực tế thực hiện công việc.

Về mặt số lượng, mười bốn tiêu chuẩn đánh giá có thể nói là phản ánh khái quát chung nhất việc thực hiện công việc của nhân viên. Tuy nhiên, phiếu đánh giá cần thiết bổ sung các mức độ cho từng tiêu chuẩn để biết đâu là tiêu chuẩn cốt yếu.

Cách phân chia mức độ và định lượng rõ rệt tiêu chuẩn rất dễ cho việc đánh giá của chính nhân viên và cán bộ đánh giá cũng như tiết kiệm thời gian, tránh các tình trạng dễ dãi, thiên vị. Một tiêu chuẩn được phân chia rõ ràng thành các mức định lượng bao giờ cũng dễ đánh giá hơn nhiều so với tiêu chuẩn định tính, nó cũng mang lại kết quả khách quan và chính xác hơn; Ngoài ra, kết quả đánh giá sẽ nhất quán hơn.

Để đảm bảo tiêu chuẩn Tham gia ngày công được đánh giá chính xác, Phòng Tổng hợp sẽ tổng hợp dữ liệu chấm công vân tay, bảng theo dõi theo tháng và gửi cho toàn bộ nhân viên công ty qua hộp thư điện tử nội bộ của công ty vào ngày cuối cùng của tháng, việc này bảo đảm được sự công bằng, minh bạch và để các cấp quản lý dễ dàng kiểm soát được nhân sự trong nhóm, trong phòng.

Việc vắng mặt của nhân viên được chia theo cấp độ: đi muộn, vắng mặt căn cứ theo giờ chấm công vào và có cung cấp thông tin lý do vắng mặt. Bảng theo dõi được cập nhật từng ngày và tổng kết vào cuối tháng để cho điểm tiêu chuẩn Tham gia ngày công.

Bảng 2. 3: Bảng theo dõi chấp hành thời gian làm việc tháng 04/2020

Họ tên Phòng/ Bộ phận Ngày Đi muộn/ Vắng mặt Giờ chấm công vào Không lý do Có lý do Ghi chú Việc công ty Việc riêng Nguyễn A Phòng KD 14/4 Đi muộn 09h30 AM x Lấy hợp đồng KH Sungroup Trần B Phòng CSKH 22/4 Vắng ½ ngày 01h30 PM x Có giấy xin phép nghỉ ốm Hoàng C Phòng KT 23/4 Vắng 01 ngày x Đi công tác PGD Viettel Vân Đồn …

(Nguồn: Phòng tổng hợp Viettel Quảng Ninh)

2.2.2.2. Tổ chức đánh giá thực hiện công việc của nhân viên

* Hiện nay, nhân sự tham gia đánh giá thực hiện công việc tại Công ty gồm:

+ Nhân viên tự đánh giá, cho điểm của mình vào Bảng đánh giá và bình xét cá nhân theo tháng.

+ Trưởng nhóm/trưởng dự án và Trưởng bộ phận nhận xét và đề nghị.

+ Chuyên viên phòng Tổng hợp thực hiện tổng hợp dữ liệu chấm công vân tay, theo dõi việc ra vào của nhân viên, chuyển thông tin theo dõi những nhân viên không có dữ liệu chấm công chuẩn đến các bộ phận để có thông tin phản hồi làm căn cứ đánh giá tiêu chí Tham gia ngày công.

* Chu kỳ đánh giá chính thức được thực hiện 1 tháng một lần vào cuối mỗi tháng, và đánh giá không chính thức diễn ra mỗi tuần một lần có ý nghĩa cho các trung tâm và phòng ban kiểm soát công việc.

* Phương pháp đánh giá thực hiện công việc của nhân viên mà Viettel Quảng Ninh đang áp dụng là phương pháp thang đo đánh giá. Dựa vào các tiêu chuẩn để đánh giá, người đánh giá cho điểm theo thang đo từ thấp đến cao.

2.2.2.3. Quy trình đánh giá thực hiện công việc của nhân viên

Công tác đánh giá thực hiện công việc được tiến hành để đánh giá khả năng làm việc của nhân viên trong công ty thông qua quy trình đánh giá cho cán bộ phòng Tổng hợp xây dựng thông qua các bước sau:

Bước 1: Phòng Tổng hợp phát Bảng đánh giá và bình xét cá nhân theo mẫu chung cho tất cả các nhân viên trong công ty.

Bước 2: Người nhân viên tự đánh giá trước, và họ có thể đề xuất các nguyện vọng của mình trong công việc, về môi trường làm việc, các công tác đào tạo, bồi dưỡng…

Bước 3: Bảng đánh giá được nộp cho người trưởng nhóm/trưởng dự án, tiếp đến là Trưởng bộ phận/ phòng ban nhận xét, đưa ra đề xuất nếu có.

Đối với cấp Trưởng, Phó phòng ban/ Bộ phận do Phó giám đốc phụ trách nhận xét, đề xuất. Bước 4: Tất cả các bảng đánh giá của nhân viên trong bộ phận được gửi về phòng Tổng hợp để lưu kết quả phục vụ cho các công tác quản lý nguồn nhân lực. Sau đó, cán bộ phòng Tổng hợp trình bảng đánh giá cho Giám đốc công ty ký duyệt. Bảng đánh giá

thực hiện công việc của nhân viên với các tiêu chuẩn bao gồm cả về mặt chất lượng và số lượng công việc, các yếu tố thuộc về phẩm chất nhân viên. Trên cơ sở đánh giá từng tiêu chuẩn đó, người đánh giá thu thập, tổng hợp thông tin đã đánh giá được để tiến hành xếp loại nhân viên theo loại Xuất sắc, A, B, C.

Một phần của tài liệu Áp dụng KPI tại Viettel Quảng Ninh: Thực trạng và đề xuất giải pháp cải tiến. (Trang 40 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(99 trang)
w