Khủng hoảng tài chính tại châ uÁ những năm 1990s

Một phần của tài liệu Kinh nghiệm quốc tế về khủng hoảng nợ công và Quản lý nợ công ở Việt Nam 20112020 (Trang 26 - 29)

II. Nguyên nhân, diễn biến và các phản ứng chính sách sau một số cuộc khủng

2. Khủng hoảng tài chính tại châ uÁ những năm 1990s

2.1. Diễn biến

- Đầu những năm 1990, nền kinh tế của một vài nước Đông Nam Á như Thái Lan, Indonesia , .. .cùng với Hàn Quốc có xu hướng phát triển mạnh mẽ được thúc đẩy bởi dòng vốn vay từ nước ngoài. Tỷ lệ nợ nước ngoài so với GDP của nhiều nước Đông Á tăng vọt trong quãng thời gian nửa đầu thập niên 90. Tiền đầu tư "nóng" tập trung vào thị trường tài chính, chứng khoán khiến giá tài sản tăng mạnh và càng thúc đẩy các công ty vay nhiều hơn -> nền kinh tế dễ bị ảnh hưởng nếu như dòng vốn bị chặn lại hay có xu hướng rút ra khỏi thị trường.

- Cũng trong giai đoạn này, nền kinh tế Mỹ dần hồi phục, lãi suất đồng USD tăng khiến việc đầu tư đồng đôla tăng giá và điều tương tự cũng diễn ra đối với các loại tiền tệ neo theo đồng đôla. Cùng lúc đó, Trung Quốc trong thực hiện phá giá tiền tệ vào năm 1994 đã nổi lên như một cường quốc xuất khẩu hàng hoá => việc xuất khẩu trở nên khó khăn hơn với những quốc gia này.

- Các NĐT lo lắng và có xu hướng rút vốn ra khỏi các nước Đông Nam Á. Dự trữ ngoại tệ của các nước này liên tục giảm sút, cùng với chính sách neo giữ tỷ giá khiến áp lực của họ ngày càng lớn.

- Khủng hoảng bắt đầu với sự sụp đổ của đồng Bath Thái vào T7/1997 , mà trước đó thì quốc gia này với gánh nặng nợ quá lớn đã lâm vào tình trạng vỡ nợ. Các NĐT và chủ nợ nước ngoài thấy được những dấu hiệu xấu đã rút vốn không chỉ là ở Thái Lan mà còn với những nước trong khu vực có cùng đặc điểm kinh tế tương tự. Cơn bão khủng hoảng đã càn quét lan sang cả nhiều nước khác như Malaysia , Indonesia , Hàn Quốc ; chỉ trong 1 thời gian ngắn đồng bản tệ của những nước này đồng loạt lao dốc.

2.2. Nguyên nhân

* Nguyên nhân khách quan

- Sự phục hồi của nền kinh tế Mỹ sau suy thoái ; sức hấp dẫn đến từ thị trường tài chính các nước như Mỹ, Nhật, Đức,…

- Sự nổi lên của TQ trong lĩnh vực xuất khẩu cạnh tranh trực tiếp với các nước trong khu vực.

- Việc đầu cơ của các nhà kinh doanh tiền tệ quốc tế.

* Nguyên nhân chủ quan

- Hệ thống tài chính và pháp luật còn lỏng lẻo, kém hiệu quả khó kiểm soát được dòng vốn vào ồ ạt.

- Chính sách tỷ giá cố định với USD tại các quốc gia này đã khuyến khích dòng vốn đầu tư và tín dụng ngân hàng từ các nước phát triển, góp phần hình thành nền kinh tế bong bóng, giá cả tài sản tăng cao.

- Một lượng lớn nguồn vốn ngắn hạn (hầu hết đều từ việc vay mượn) được sử dụng vào các công trình đầu tư dài hạn ở trong nước (không chắc chắn sinh lợi, cũng như không có khả năng tái tạo nguồn ngoại tệ trả nợ) , dẫn đến tình trạng sai lệch về kỳ hạn và tiền tệ.

2.3. Phản ứng chính sách

- Các tổ chức tài chính quốc tế như IMF, Ngân hàng Thế giới, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) … đã nhanh chóng can thiệp trợ giúp như hỗ trợ thanh khoản ngoại hối và kích thích tài khóa. Ví dụ như :

+ ADB đã hỗ trợ 7,8 tỷ USD dưới hình thức cho vay kỳ hạn 2 năm để cải cách khu vực tài chính và ổn định tình hình xã hội tại Indonesia, Hàn Quốc, Thái Lan.

+ IMF tiến hành cho vay nhằm ổn định nền kinh tế trong khu vực kèm theo điều kiện các nước phải tiến hành cắt giảm chi tiêu của Chính phủ cũng như tăng thuế và lãi suất,…

* Các nước trong khu vực :

- Tiến hành cải cách nền kinh tế : các cơ quan quản lý tại những nước khủng hoảng đã tăng cường chính sách kinh tế vĩ mô, áp dụng chính sách tài khóa thận trọng và cải cách ngân hàng theo hướng hình thành NHTW độc lập hơn so với trước đây; chấp nhận chính sách tỷ giá linh hoạt, áp dụng cách tiếp cận thận trọng về tự do hóa tài khoản vốn theo trình tự chặt chẽ và phù hợp với tình hình kinh tế trong nước; đẩy mạnh chuyên môn hóa các thể chế tài chính,….

- Tăng cường chủ động hợp tác trong khu vực.

- Tăng cường hệ thống pháp luật cũng như các quy định quản lý tài chính.

- Chuyển sang sản xuất chuyên môn hóa để có thể phát huy được năng lực cạnh tranh của mình và nhằm để đạt được tính kinh tế nhờ quy mô.

* Ví dụ cụ thể tại Malaysia:

- Hạn chế sự lệ thuộc vào nguồn vốn vay : không thực hiện vay vốn từ IMF do lượng dự trữ ngoại hối vẫn đủ để khắc phục hậu quả khủng hoảng.

- Thực hiện các chính sách cắt giảm khắc khổ.

- Cải thiện hệ thống tài chính : chú trọng hơn trong quản lý, tăng cường các quy định cẩn trọng ; đặc biệt chú trọng vào việc tái xử lý nợ xấu và tái cơ cấu hệ thống ngân hàng.

- Khi tình hình cải thiện, Chính phủ Malaysia đã áp dụng một số chính sách đặc biệt như : neo tỷ giá bản tệ ringgit với USD, kiểm soát vốn nhằm ngăn ngừa xu hướng

đào thoát của dòng vốn ngắn hạn, giảm lãi suất, đẩy mạnh chi tiêu chính phủ, cứu vớt những doanh nghiệp và ngân hàng đang gặp khó khăn.

=> Kết quả : nền kinh tế Malaysia đã phục hồi nhanh hơn với mức tổn thất thấp hơn so với những nước bị khủng hoảng năm 1997 tấn công.

Một phần của tài liệu Kinh nghiệm quốc tế về khủng hoảng nợ công và Quản lý nợ công ở Việt Nam 20112020 (Trang 26 - 29)