Nam về quản lý nợ công
1. Kinh nghiệm quốc tế về quản lý nợ công
1.1. Kinh nghiệm quản lý nợ công tốt
* Kinh nghiệm quản lý nợ công tại Canada.
- Cơ quan quản lý nợ đã sử dụng các công cụ phân tích khác nhau để đánh giá chi phí - rủi ro của các chiến lược vay nợ khác nhau.
- Kết hợp kinh nghiệm của các nhà quản lý và sự tham gia của các chuyên gia thông qua các cuộc đối thoại mở đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng chiến lược quản lý nợ công ở nước này.
- Quá trình xây dựng Chiến lược QLNC gồm 5 bước:
+ B1 : Tổng hợp các kịch bản kinh tế vĩ mô và lãi suất. Bước này sử dụng mô hình kinh tế vĩ mô ngẫu nhiên để tổng hợp các kịch bản lãi suất và kinh tế vĩ mô khác nhau trong dài hạn (trong phạm vi 10 năm). Các kịch bản này bao gồm các dữ liệu về chênh lệch sản lượng, lạm phát, lãi suất qua đêm, cơ cấu kỳ hạn lãi suất và nhu cầu vay nợ của Chính phủ.
+ B2 :Tính toán chi phí - rủi ro. Chi phí nợ được tính dựa trên nghĩa vụ nợ phải trả bình quân hằng năm trên tổng dư nợ tại thời điểm cụ thể trong giai đoạn xây dựng dự báo (10 năm). Nhìn chung rủi ro được xác định dựa trên một số yếu tố cơ bản như tổng các khoản nợ đến hạn, cơ cấu lại nợ trong một thời gian cụ thể, thay đổi lãi suất, rủi ro cân đối ngân sách…
+ B3: Lựa chọn chiến lược tối ưu để xem xét: rà soát các chiến lược, thuật toán tối ưu hóa được áp dụng để lựa chọn chiến lược tốt nhất, đảm bảo cân đối chi phí - rủi ro, hoặc chi phí thấp nhất với mức rủi ro cụ thể.
+ B4: Đưa ra các ràng buộc : chiến lược tài chính phải phù hợp với mục tiêu của Chính phủ về duy trì và phát triển thị trường trái phiếu và chứng khoán.
+ B5 : Phân tích kết quả để đảm bảo lựa chọn mô hình hiệu quả, hợp lý và tối ưu, cần đánh giá tác động của việc thay đổi các giả định tới tăng trưởng GDP trong dài hạn,
lạm phát, nhu cầu vay nợ của Chính phủ, lãi suất, mức chênh lệch lãi suất dài hạn và ngắn hạn.
* Kinh nghiệm quản lý nợ công tại Thái Lan:
- Luật QLNC của Thái Lan được ban hành năm 2005, đã tạo cơ sở pháp lý tương đối hoàn chỉnh cho các hoạt động quản lý nợ của Thái Lan.
=> Mục tiêu: nhằm đảm bảo nhu cầu vốn của Chính phủ với mức chi phí thấp nhất có thể, phù hợp với mức độ rủi ro, thúc đẩy hiệu quả sử dụng vốn và khả năng cạnh tranh, nâng cao tín nhiệm quốc gia.
- Chiến lược nợ công của Thái Lan: xây dựng chính sách hợp lý QLNC và chiến lược cũng như tiến hành, theo dõi và đánh giá hoạt động QLNC trong khuôn khổ pháp luật và hướng dẫn liên quan, bao gồm bốn chiến lược:
+ QLNC để đạt được chi phí thấp với các rủi ro chấp nhận được.
+ Phát triển thị trường trái phiếu trong nước là một trong ba trụ cột chính của thị trường tài chính.
+ Đánh giá và huy động vốn khả thi để tài trợ cho các sản phẩm cơ sở hạ tầng của chính phủ.
+ Hiện đại hóa công nghệ để hỗ trợ hoạt động của QLNC .
Chủ động thực hiện đánh giá mức độ bền vững nợ công, phối hợp với các chính sách vĩ mô ; phát triển thị trường trái phiếu nội địa, thực hiện quản trị rủi ro nợ công,…cơ cấu, tái cơ cấu nợ công theo chiến lược nợ được định sẵn, đảm bảo tiết kiệm chi phí và giãn tiến độ trả nợ.
1.2. Kinh nghiệm thất bại trong quản lý nợ công
* Kinh nghiệm quản lý nợ công tại Philippines
- Philippin được xem là ví dụ điển hình về QLNC thất bại trong thập niên 80 khi mà quốc gia này luôn trong tình trạng mức nợ cao dẫn đến khủng hoảng nợ năm 1985.
- Nợ quá hạn của Philippines đã tăng với tốc độ chóng mặt từ 1 triệu đô la Mỹ giai đoạn 1976 -1982 đã vọt lên 762 triệu đô la vào năm 1985.
=> Khủng hoảng nợ là kết quả không thể tránh khỏi khi Philippines hoàn toàn không có khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn bởi vì các nguồn thu để trả nợ gần như cạn kiệt.
- Nguyên nhân :
+ Sự chi tiêu quá đà của khu vực nhà nước : quốc gia này vung tay cho chi tiêu ngân sách vào quốc phòng và các cuộc vận động tranh cử hoang phí đã đẩy tình trạng nợ thêm trầm trọng.
+ Sai lầm trong chính sách kinh tế vĩ mô : thể hiện qua cơ cấu đầu tư không hợp lý - một nước có nền kinh tế chưa phát triển với các ngành CN non trẻ nhưng lại theo đuổi chiến lược đa dạng hóa xuất khẩu, đầu tư vào nhiều lĩnh vực hàng CN với quy mô sản xuất lớn trong khi quốc gia này là nước nông nghiệp, thâm dụng lao động. Chính sự phân bổ nguồn lực không hợp lý dẫn đến hàng hóa sản xuất không có lợi thế trên thị trường -> khó khăn trong xuất khẩu nên không mang về ngoại tệ mà trái lại còn gia tăng gánh nặng nợ do nhập khẩu tư liệu sản xuất.
+ Hệ thống tài chính yếu kém -> gây tác động tiêu cực đến nền KTVM, đối với tính thanh khoản và khả năng trả nợ nước ngoài : tiết kiệm trong nước rất thấp vì chiều sâu tài chính không đủ thu hút, nợ nước ngoài ngày càng gia tăng để bù đắp cho thiếu hụt tài chính trong nước và các khoản nợ cũ không thể chi trả. Việc cố định tỷ giá trong khi dự trữ ngoại tệ quá mỏng kết hợp với dòng vốn đổ ra ngoài khiến cho quốc gia này ngày càng tích tụ nợ và không thể sử dụng ngoại tệ để đầu tư.
* Kinh nghiệm quản lý nợ công tại Hy Lạp.
- Hy Lạp được xem là ví dụ điển hình về QLNC không thành công trong thế kỷ 21.
+ Tình trạng thâm hụt ngân sách đã diễn ra trong thời gian dài : việc thu thuế không được tiến hành ổn định ; Chính phủ đầu tư tràn lan cho các dự án song lại không hiệu quả (sự chi tiêu khổng lồ dành cho Olympic 2004 ), tham nhũng, chi tiêu phúc lợi quá tay...
+ Thiếu các hành động chính sách cụ thể, rõ ràng nhằm ổn định tình hình. Phản ứng chính sách không nhất quán, thiếu tích cực đã đưa ra các tín hiệu bất ổn và tâm lý nghi ngờ trên các thị trường.
+ Tìm cách che giấu và báo cáo sai lệch thông tin. -> thị trường xử lý thông tin trong bối cảnh bất ổn và không rõ ràng khiến cho vấn đề lại càng trở nên trầm trọng hơn.
2. Những bài học rút ra cho Việt Nam về quản lý nợ công
- Cần kiểm soát chặt chẽ các khoản nợ dự phòng và các khoản nợ nước ngoài của khu vực tư nhân nhằm đảm bảo an ninh tài chính-tiền tệ quốc gia.
- Xác định rõ vai trò, chức năng nhiệm vụ của các cơ quan QLNC : để có thể QLNC hiệu quả đòi hỏi bộ máy quản lý phải được tổ chức thống nhất vào một cơ quan, đồng bộ nhằm đảm bảo QLNC được gắn với điều hành chính sách kinh tế vĩ mô khác như chính sách tài khóa , chính sách tiền tệ ,…cũng như đảm bảo giám sát hoạt động QLNC thường xuyên.
- Cần xây dựng khung pháp lý theo chuẩn mực quốc tế cho hoạt động QLNC : nếu không có quy định pháp lý cụ thể trong QLNC sẽ dẫn tới sự chồng chéo trong quản lý, trong trách nhiệm giải trình,…-> gây trở ngại lớn cho hoạt động quản lý. Có hệ thống pháp luật toàn diện, đồng bộ sẽ tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho hoạt động QLNC chủ động cũng như đảm bảo sự công khai , minh bạch.
- Cần xây dựng chiến lược nợ công rõ ràng và hiệu quả, đảm bảo tính khả thi của các mục tiêu, các giải pháp mà chiến lược đã đề ra.
- Thông tin nợ công cần được theo dõi cẩn trọng và thường xuyên cập nhật để có những quyết sách kịp thời : việc công bố thông tin và minh bạch chính sách liên quan đến ngân sách và nợ công là hết sức cần thiết và quan trọng.
- Xây dựng chính sách và nguồn lực cần thiết để phát triển hệ thống tài chính nhằm kiểm soát nợ công nước ngoài: cách tốt nhất để có mức nợ nước ngoài hợp lý là tăng khả năng thu hút tiết kiệm nội địa thông qua hệ thống tài chính phát triển lành mạnh, có chiều sâu.