Giải pháp hoàn thiện quản lý nợ công ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Kinh nghiệm quốc tế về khủng hoảng nợ công và Quản lý nợ công ở Việt Nam 20112020 (Trang 68 - 77)

Từ thực trạng có thể thấy rằng nợ công ở Việt Nam có xu hướng tăng qua các năm. Tuy vẫn nằm trong giới hạn cho phép tuy nhiên tình trạng nợ công hiện nay ở Việt Nam vẫn chưa được kiểm soát có hiệu quả. Việt Nam vẫn đang phải đối mặt với nhiều khó khăn và áp lực đối với vấn đề gia tăng nợ công đặc biệt là trong bối cảnh dịch bệnh Covid 19 hiện nay. Trên cơ sở đó, trong phạm vi bài thảo luận này này chúng em có tìm hiểu về một số giải pháp góp phần hoàn thiện quản lý nợ công ở Việt Nam.

Cụ thể:

* Đầu tiên là tăng nguồn thu ngân sách, cắt giảm chi tiêu công

Nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng, khi dịch Covid-19 bùng phát, nền kinh tế bị ảnh hưởng nặng nề, do đó, tăng nợ công là một biện pháp cần thiết để phục hồi kinh tế miễn là trong khả năng trả nợ.

Tuy nợ công của Việt Nam vẫn trong mức an toàn, nhưng trên thực tế, cũng có những rủi ro đã nhìn thấy. Đại dịch Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp khiến kinh tế trong nước tiếp tục gặp nhiều khó khăn, ảnh hưởng tới cân đối ngân sách. Nhiệm vụ tài chính – NSNN năm 2021 được triển khai trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, tác động đến mọi mặt đời sống, kinh tế, xã hội. Để bảo đảm an ninh tài chính quốc gia, quan điểm chỉ đạo của Chính phủ và quan điểm điều hành của Bộ Tài chính là sẽ tiếp tục cơ cấu lại NSNN, nợ công, cải thiện dư địa chính sách tài khóa, tăng cường sức chống chịu

của nền tài chính, đảm bảo an toàn, an ninh tài chính. Bộ Tài chính đang khẩn trương sửa đổi, hoàn thiện hệ thống chính sách thu để cơ cấu lại nguồn thu ngân sách, tăng thu hợp lý, nuôi dưỡng nguồn thu bền vững; khai thác dư địa thu, chống thất thu, giảm nợ đọng thuế, mở rộng cơ sở thuế.

Với chi, từng bước cơ cấu lại chi ngân sách theo hướng tăng tỷ trọng chi đầu tư phát triển, giảm dần tỷ trọng chi thường xuyên gắn với đổi mới cơ chế phân bổ chi thường xuyên theo kết quả thực hiện nhiệm vụ; bảo đảm chi cho con người, an sinh xã hội, môi trường, quốc phòng, giáo dục, khoa học công nghệ... Để hạn chế bội chi ngân sách nhà nước, Chính phủ cũng cần thực hiện chính sách tài khóa nghiêm ngặt và duy trì tỷ lệ thâm hụt ngân sách ở mức hợp lý, tránh gây tình trạng thâm hụt triền miên với tỷ lệ thâm hụt cao gây ảnh hưởng tiêu cực đến nợ công. Các khoản chi ngân sách của bộ ngành và địa phương chỉ được cho phép trong giới hạn ngân sách đã dự toán. Các hoạt động chi tiêu của Chính phủ cần được giám sát chặt chẽ và cần phải được thể chế hóa, bắt buộc thi hành để tránh tình trạng chi tiêu không đúng mục đích, chi tiêu vượt quá mức cho phép chi tiêu công. Ngoài ra, Chính phủ cần quán triệt nguyên tắc vay nợ để bù đắp bội chi NSNN chỉ được sử dụng nguồn vay tập trung cho chi đầu tư phát triển, tập trung chi đầu tư cho các chương trình mục tiêu quốc gia, các dự án quan trọng quốc gia, dự án trọng điểm, có sức lan tỏa cao, có ý nghĩa thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội.

* Thứ hai, cơ cấu lại và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư công

Thời gian qua, công tác quản lý nợ công cũng phải đối diện với không ít khó khăn, hạn chế. Cơ cấu nợ đã có sự thay đổi, tuy nhiên đặc điểm danh mục nợ Chính phủ vẫn tiềm ẩn rủi ro; điều kiện vay vốn ODA, ưu đãi nước ngoài kém thuận lợi hơn trước đây. Việc giải ngân vốn đầu tư công, trong đó có nguồn vốn vay ODA và vay ưu đãi nước ngoài của Chính phủ còn chậm. Không sớm triển khai dự án, đưa vào hoạt động không chỉ khiến lãng phí nguồn lực, tăng chi phí đi vay, mà còn làm mất cơ hội phát triển.

Tổng mức vốn đầu tư trung hạn nguồn NSNN giai đoạn 2021-2025 là 2,87 triệu tỷ đồng. Để khắc phục tồn tại, dự kiến bố trí vốn của Chính phủ đã tập trung hơn, tổng số

dự án chỉ còn dưới 5.000 dự án, giảm hơn một nửa so với giai đoạn 2016-2020, trong đó cơ bản đã bố trí theo đúng thứ tự ưu tiên. Việc định hướng tập trung vào các dự án trọng điểm sẽ khắc phục những hạn chế theo kiểu đầu tư manh mún, nhỏ lẻ như những giai đoạn trước đây; một điểm mới nữa đó là lấy đầu tư công dẫn dắt đầu tư toàn xã hội, dùng vốn NSNN để thu hút vốn đầu tư bên ngoài và toàn xã hội. Chính phủ phấn đấu tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công bình quân giai đoạn 2021-2025 đạt trên 90% kế hoạch Quốc hội giao; số dự án hoàn thành trong giai đoạn đạt trên 80% tổng số dự án được bố trí vốn.

Kế hoạch đầu tư công trung hạn 2021-2025 đã được thông qua, nhưng còn cả một khối công việc nặng nề phía trước phải hoàn thành. Theo các chuyên gia, trong đầu tư công, cần tách công tác giải phóng mặt bằng và tái định cư thành những dự án riêng mới đẩy nhanh được tiến độ, rút ngắn thời gian thực hiện các dự án đầu tư. Phân cấp, phân quyền mạnh để các địa phương có sự chủ động linh hoạt, sáng tạo trong điều chỉnh nguồn vốn đầu tư, góp phần nâng cao hiệu quả việc sử dụng các nguồn vốn từ NSNN. Mạnh dạn cải cách thể chế theo hướng tạo sự thuận lợi, thông thoáng nhằm tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong công tác giải ngân nguồn vốn đầu tư.

* Thứ ba, bảo đảm công khai, minh bạch trong quản lý nợ công

Đây là yếu tố tiên quyết để đảm bảo quản lý tốt nợ công. Để thực hiện thì cần tiếp tục từng bước tăng cường cập nhật hoàn thiện thể chế chính sách, bộ máy, công cụ quản lý và công khai minh bạch hoá thông tin về nợ công thông qua việc xây dựng hệ thống thông tin theo dõi, giám sát và đánh giá bền vững nợ công; Tăng cường kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn vay, bảo đảm hiệu quả đầu tư, chất lượng công trình và theo đúng quy định của pháp luật; Chủ động ngăn ngừa và xử lý nghiêm các hành vi tiêu cực, tham nhũng, lãng phí; Giám sát chặt chẽ tình trạng tài chính, tình hình vay, trả nợ của các DNNN, hệ thống tài chính - ngân hàng trong nền kinh tế để ngăn ngừa nguy cơ khủng hoảng nợ do Chính phủ phải vay nợ để giải cứu hệ thống; Tăng cường trao đổi thông tin, báo cáo về nợ công, phù hợp với cam kết cung cấp thông tin với các tổ chức quốc tế và các quy định hiện hành.

* Thứ tư, hoàn thiện hệ thống pháp luật về quản lý nợ công

Để đáp ứng yêu cầu QLNC một cách có hiệu lực, hiệu quả, công khai, minh bạch và duy trì an ninh tài chính quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế, Việt Nam cần hoàn thiện khuôn khổ pháp luật về QLNC theo thông lệ quốc tế. Thông qua việc giao cụ thể cho các ngành, các đơn vị, các lĩnh vực quan trọng được sử dụng vốn đầu tư từ nợ công. Cần kiểm soát chặt chẽ và quản lý rủi ro các dự án sử dụng nguồn vốn từ nợ công; Tăng cường công tác rà soát để bảo đảm các chương trình, dự án bố trí trong kế hoạch đầu tư.

* Thứ năm, Siết chặt việc cấp và quản lý bảo lãnh Chính phủ

Trừ những dự án có hiệu quả kinh tế, việc chính phủ quyết định cấp bảo lãnh cho những dự án bị từ chối cũng có nghĩa là chấp nhận một khoản đầu tư kém hiệu quả ngay từ khi chưa được đầu tư. Muốn vậy, Chính phủ phải có những lĩnh vực ưu tiên rõ ràng trong chi tiêu sử dụng nợ công, đó là đầu tư xây dựng các cơ sở hạ tầng công ích, các dịch vụ an sinh xã hội. Bên cạnh đó, cần phải tách bạch chức năng của các DNNN. Điều này có nghĩa là các DNNN hoạt động không vì mục đích thương mại, đối với các DNNN này vẫn cần có sự hỗ trợ, bảo lãnh của Chính phủ để thực hiện chức năng xã hội. Đối với các DNNN kinh doanh thương mại, Nhà nước cần tiến hành thoái vốn cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước, thu hồi vốn Nhà nước để đầu tư vào các lĩnh vực ưu tiên.

Thứ nhất, việc cấp bảo lãnh CP phải thực hiện theo đúng quy định tại Quyết định số 34/2015/QĐ-TTg ngày 14/8/2015 của Thủ tướng CP về danh mục các chương trình, dự án ưu tiên được xem xét cấp bảo lãnh CP.

Thứ hai, trong ngắn hạn chưa xem xét bảo lãnh phát hành trái phiếu quốc tế. Nếu các doanh nghiệp hoặc NHTM có nhu cầu thì tự chủ động phát hành trái phiếu trên thị trường quốc tế mà không có bảo lãnh của CP. Tuy nhiên, CP cần có sự kiểm soát rất chặt chẽ. Bởi vì trong HNQT, việc tự do tài khoản vốn sẽ làm cho các doanh nghiệp rất dễ tiếp cận các nguồn vốn vay nước ngoài với các điều kiện kém khắt khe hơn. Chính vì vậy, khi đánh giá tính khả thi của các các dự án có sử dụng nguồn vốn này, hiệu suất sử dụng vốn vay dễ dàng bị bỏ qua.

Thứ ba, chỉ xem xét cấp bảo lãnh vay trong nước đối với các dự án cấp bách, công trình trọng điểm quốc gia được Thủ tướng CP quyết định cấp bảo lãnh.

Thứ tư, tăng cường công tác kiểm tra, theo dõi, giám sát, đánh giá và có biện pháp xử lý cụ thể đối với các chương trình, dự án được bảo lãnh CP gặp khó khăn trong việc trả nợ đến hạn, trách gây áp lực đến nghĩa vụ nợ dự phòng của NSNN.

Thứ năm, phối hợp chặt chẽ với cơ quan chủ quản, CQĐP trong quá trình cấp bảo lãnh CP cho doanh nghiệp để đảm bảo từng cơ quan thực hiện đúng trách nhiệm đối với các dựa án đầu tư của CP bảo lãnh.

Thứ sáu, theo dõi, giám sát chặt chẽ khả năng trả nợ của từng dự án đầu tư, từng doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp có dự án hoàn thành đầu tư đưa vào khai thác, sử dụng và các khoản vay sẽ đến hạn trả nợ gốc sau thời gian xây dựng thông qua việc yêu cầu người được bảo lãnh cung cấp báo cáo chi tiết, báo cáo tài chính hàng năm và kiểm toán.

Thứ bảy, thực hiện việc đăng ký tài sản thế chấp bảo đảm cho bảo lãnh CP cũng như việc theo dõi, giám sát các tài sản thế chấp.

* Thứ sáu, chú trọng công tác quản lý nợ chính quyền địa phương

Theo Luật NSNN (2015), CQĐP được phép bội chi nên có thể huy động vốn bù đắp thiếu hụt ngân sách, do đó sẽ có sự thay đổi căn bản về quy mô nợ của CQĐP trong thời gian tới, gây gia tăng quy mô nợ công chung của cả nước. Chính vì vậy, cần tập trung quản lý, giám sát, kiểm soát việc huy động, phân bổ, quản lý sử dụng và trả nợ vốn vay của CQĐP, đảm bảo khả năng trả nợ của NSĐP, nhằm bảo đảm an toàn nợ công. Những giải pháp cần thực hiện, cụ thể là:

- Duy trì tổng mức dư nợ bình quân hàng năm < 30% tổng chi đầu tư XDCB trong nước của cấp CQĐP.

- Đa dạng hóa các hình thức huy động vốn ĐTPT như phát hành trái phiếu CQĐP và các hình thức hợp tác nhằm tối ưu hóa hiệu quả đầu tư và cung cấp dịch vụ, như: BOT, BTO, BT, PPP,…

Bên cạnh đó cũng cần có sự tách bạch giữa nợ của Chính phủ và nợ của Chính quyền địa phương từ đó tăng cường trách nhiệm quản lý và tự chịu trách nhiệm về hiệu quả sử dụng vốn cho chính quyền địa phương.

* Thứ bảy, tăng cường hiệu quả quản lý rủi ro nợ công

Quản lý rủi ro là nghiệp vụ quan trọng nhất trong QLNC, nhưng ở Việt Nam vì nhiều lý do nên việc quản lý rủi ro chưa được chú trọng, còn nhiều bất cập, hiệu quả thấp. Để nâng cao hiệu quả quản lý rủi ro nợ công trong bối cảnh HNQT, thời gian tới chúng ta phải thực hiện một số giải pháp sau:

- Cùng với việc kiểm soát các chỉ số về nợ công, nợ nước ngoài quốc gia, Việt Nam cũng cần chú trọng công tác QLRR đối với danh mục nợ, bao gồm rủi ro về đồng tiền vay, lãi suất, tỷ giá, khả năng thanh toán, tín dụng và hoạt động. Đảm bảo sự gia tăng về quy mô nợ công được kiểm chặt chẽ, đảm bảo nghĩa vụ thanh toán nợ của CP luôn được tuân thủ theo các tính huống khác nhau của các biến động về môi trường kinh tế trong nước và quốc tế cũng như diễn biến của thu NSNN.

- Chiến lược quản lý nợ trung và dài hạn cần ưu tiên phát triển thị trường nợ công trong nước để giảm sự phụ thuộc vào nợ ngắn hạn và nợ nước ngoài. Đồng thời, đa dạng hóa các công cụ quản lý nợ trong nước thông qua việc tiếp tục phát triển thị trường thứ cấp nhằm tăng tính thanh khoản trên thị trường, tăng cường khả năng QLRR thông qua các nghiệp vụ hiện đại như phái sinh, hoán đổi…

- Thực hiện đánh giá rủi ro nợ công trong mối quan hệ tổng thể với việc huy động, sử dụng và quản lý các nguồn lực tài chính quốc gia. Bởi mức độ an toàn của nợ công không chỉ phụ thuộc vào các chỉ tiêu đánh giá mức độ và cơ cấu nợ công mà còn phụ thuộc vào tình trạng phát triển của nền kinh tế và các biến số KTVM.

Bên cạnh đó, cần phải lưu ý đến các thay đổi về bối cảnh HNQT, môi trường KT- XH đối với công tác QLNC. Mấy năm qua Việt Nam đã phải sử dụng một số khoản vay theo điều kiện áp dụng cho nhóm nước thu nhập trung bình. Tổng số vốn cam kết tài trợ hàng năm đã có sự điều chỉnh cơ cấu rõ nét theo xu hướng ngày càng giảm trị giá vốn cam kết ODA và tăng các khoản vay ưu đãi. Ngoài ra, trong danh mục nợ nước ngoài của CP và CP bảo lãnh đang có xu hướng gia tăng các khoản vay với lãi suất thả nổi. Khi kinh tế thế giới phục hồi, tăng trưởng với tốc độ cao hơn thì khả năng lãi suất thị trường vốn quốc tế tăng lên có thể dẫn đến gia tăng rủi ro lãi suất đối với các khoản nợ này.

- Tập trung hoàn thiện chính sách, chế độ về huy động vốn của CQĐP một cách đồng bộ, thống nhất có một văn bản hướng dẫn về các hình thức huy động vốn của CQĐP theo hướng tăng hạn mức huy động vốn và kỳ hạn.

- Đối với vay vốn nhàn rỗi KBNN nên quy định mức lãi suất cao hơn đối với các khoản vay quá hạn để tránh gây bị động cho KBNN, khuyến khích địa phương vay từ nguồn phát hành trái phiếu CQĐP, góp phần phát triển thị trường TPCP.

- Xây dựng cơ chế giám sát, kiểm soát đối với các khoản vay của địa phương, vay KBNN, vay tín dụng ĐTPT NN để thực hiện chương trình kiên cố hóa kênh mương phải chịu sự giám sát của Trung ương để tránh trường hợp không có khả năng trả nợ nhưng vẫn được vay tối đa hạn mức theo quy định.

- Hoàn thiện chế độ báo cáo, công khai đối với các khoản huy động vốn của CQĐP. Đồng thời quy định các chế tài đối với các trường hợp vi phạm quy định của Luật QLNC và các văn bản quy định về huy động vốn của CQĐP.

- Khi thanh toán nợ khối lượng XDCB tập trung nguồn vốn đầu tư vào những công trình trọng điểm, cấp bách, công trình có khả năng hoàn thành trong giai đoạn 2016- 2020, không huy động thêm vốn đầu tư công trình mới, không cấp bách.

Một phần của tài liệu Kinh nghiệm quốc tế về khủng hoảng nợ công và Quản lý nợ công ở Việt Nam 20112020 (Trang 68 - 77)