Thực trạng thực hiện các nghiệp vụ quản lý nợ công ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Kinh nghiệm quốc tế về khủng hoảng nợ công và Quản lý nợ công ở Việt Nam 20112020 (Trang 53 - 55)

IV. Thực trạng nợ công và quản lý nợ công ở Việt Nam

2. Thực trạng quản lý nợ công ở Việt Nam

2.2. Thực trạng thực hiện các nghiệp vụ quản lý nợ công ở Việt Nam

* Trong khâu đề xuất chủ trương về nợ công

Trong thời gian qua Việt Nam đã đề xuất chủ trương về nợ công theo trình tự là, trên cơ sở các nghị quyết, quyết định về chủ trương huy động, sử dụng vốn vay và quản lý nợ của Đảng, QH và CP; căn cứ chiến lược phát triển KT-XH trong từng thời kỳ, các kế hoạch phát triển KT-XH 5 năm và 10 năm, các kế hoạch phát triển ngành, lĩnh vực, vùng lãnh thổ và Đề án định hướng thu hút và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) trong từng thời kỳ. BTC chủ trì, phối hợp với Bộ KH&ĐT, NHNN và các Bộ, ngành liên quan xây dựng trình CP chiến lược dài hạn về nợ công trong khuôn khổ chiến lược tài chính quốc gia và tổ chức thực hiện sau khi được CP phê duyệt. Chiến lược này thể hiện chủ trương về mục tiêu, định hướng huy động, sử dụng vốn vay và quản lý nợ công của Việt Nam trong dài hạn.

* Trong khâu vay nợ công

Danh mục các chương trình, dự án ưu tiên được xem xét cấp bảo lãnh; các Thông tư của BTC hướng dẫn thực hiện các nghị định trên; Quyết định của Bộ trưởng BTC ban hành Quy trình cấp và bảo lãnh vay CP. Ngoài ra, còn thực hiện vay nợ trên cơ sở chiến

lược phát triển KT-XH của đất nước, các nghị quyết của QH về kế hoạch phát triển KT- XH 5 năm và hàng năm. Theo đó, CP, CQĐP, các tổ chức thực hiện các biện pháp vay nợ công trong và ngoài nước bằng các công cụ nợ và thỏa thuận vay một cách chặt chẽ, đúng trình tự thủ tục đã được pháp luật quy định, đảm bảo trong giới hạn nợ cho phép, trong kế hoạch vay hàng năm được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Việc phát hành TPCP trong nước và trái phiếu quốc tế của CP phải đảm bảo tuân thủ các quy định của pháp luật về phát hành chứng khoán và Nghị định về phát hành TPCP. Các khoản vay nước ngoài thông qua thỏa thuận vay phải tuân thủ các quy định về vay và trả nợ nước ngoài, quy định về ngoại hối với các trình tự thủ tục đàm phán, ký kết và phê chuẩn thỏa thuận vay cụ thể được quy định tại Điều 10, Nghị định 79/2010/NĐ- CP. Các khoản vay từ các nguồn vốn hợp pháp thực hiện theo quy định tại Luật NSNN (2015) trên cơ sở thỏa thuận hoặc hợp đồng vay cụ thể, đảm bảo rõ ràng, minh bạch về các điều kiện vay, như: mức tiền vay, thời hạn, lãi suất và điều kiện thanh toán trả nợ.

* Trong khâu trả nợ công

Mô hình QLNC dù được thiết lập hay quản lý như thế nào đi chăng nữa thì hiệu quả của quá trình quản lý này phải được thể hiện thông qua hiệu quả của khâu cuối cùng, đó là khâu trả nợ. Ở Việt Nam, việc quản lý trả nợ công đặc biệt được coi trọng nhằm nâng cao uy tín của đất nước trong HNQT, Luật QLNC quy định:

- Về trả nợ Chính phủ: CP bố trí NSNN để thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ trả nợ trực tiếp của CP. Việc chi trả các khoản gốc, lãi, phí và chi phí khác có liên quan phát sinh từ việc vay do BTC thực hiện từ NSNN theo kế hoạch vay, trả nợ chi tiết hàng năm của CP đã được phê duyệt. Đối với các khoản cho vay lại từ nguồn vốn vay nước ngoài của CP, cơ quan cho vay lại thực hiện trả vào Quỹ tích lũy trả nợ theo hướng dẫn của BTC.

- Về trả các khoản nợ CP bảo lãnh: BTC là cơ quan cấp bảo lãnh, có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ thanh toán của người bảo lãnh phát sinh theo thỏa thuận bảo lãnh từ nguồn Quỹ tích lũy trả nợ trong trường hợp người được bảo lãnh không trả được nợ;

Người được bảo lãnh phải thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với cơ quan cấp bảo lãnh. Trường hợp không trả được nợ đầy đủ, đúng hạn thì phải chấp hành các biện pháp, chế tài mà cơ quan cấp bảo lãnh áp dụng; chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật nếu không trả được nợ. Cung cấp thông tin theo yêu cầu của cơ quan cấp bảo lãnh về tình hình thực hiện chương trình, dự án và khả năng thực hiện nghĩa vụ thanh toán theo thỏa thuận vay. Báo cáo kịp thời về nguy cơ vi phạm cam kết bảo lãnh. Nộp phí bảo lãnh đầy đủ và đúng hạn theo quy định của pháp luật.

- Về trả các khoản nợ chính quyền địa phương: UBND cấp tỉnh thanh toán đầy đủ, đúng hạn các khoản gốc, lãi, phí và chi phí khác có liên quan phát sinh từ việc vay của UBND cấp tỉnh. Việc hoàn trả vốn vay lại từ nguồn vốn vay nước ngoài của CP thực hiện theo quy định của CP. Nguồn trả nợ được bảo đảm từ ngân sách cấp tỉnh và nguồn thu hồi từ các dự án đầu tư của địa phương.

Một phần của tài liệu Kinh nghiệm quốc tế về khủng hoảng nợ công và Quản lý nợ công ở Việt Nam 20112020 (Trang 53 - 55)