Kết quả khảo sát sau khi được thu thập sẽ được làm sạch để loại bỏ những bảng hỏi có lỗi trả lời như: (1) bảng hỏi bị thiếu câu trả lời; (2) bảng hỏi có xu hướng trả lời cùng 1 hướng; (3) bảng hỏi có những phương án trả lời đối lập trong cùng 1 thang đo.
Để thực hiện việc phân tích số liệu, nghiên cứu sử dụng phương pháp CB- SEM để đánh giá mô hình đo lường và mô hình cấu trúc với phần mềm IBM SPSS 26 và IBM AMOS 20 với phương pháp xử lý như sau:
Hình 3.3 Phương pháp xử lý dữ liệu
Nguồn: Tác giả đề xuất
Nội dung cụ thể được diễn giải như sau:
- Thống kê mô tả mẫu
Mô tả những đặc trưng của mẫu nghiên cứu theo các dấu hiệu phân biệt được định sẵn.
Do các biến nghiên cứu được xây dựng từ 3 – 5 biến quan sát khác nhau, để kiểm tra sự tin cậy của các khái niệm nghiên cứu, phương pháp phổ biến là sử dụng hệ số Cronbach Alpha (Suanders và cộng sự, 2007). Để kiểm tra mức độ phù hợp của một biến quan sát phải xem xét hệ số tương quan biến tổng (Hair và cộng sự, 2006). Tiêu chuẩn kiểm định là hệ số Cronbach Alpha tối thiểu 0.7 và hệ số tương quan biến tổng tối thiểu 0.3 (Nunally và cộng sự, 1994).
- Phân tích nhân tố khám phá (EFA):
Phân tích nhân tố khám phá sẽ giúp nhà nghiên cứu rút gọn dữ liệu từ nhiều biến quan sát thành ít nhân tố hơn mà vẫn phản ánh được ý nghĩa của dữ liệu nghiên cứu. Một số tiêu chuẩn khi phân tích khám phá nhân tố là hệ số KMO tối thiểu bằng 0.5, kiểm định Bartlett có p-value nhỏ hơn 0.05, hệ số eigenvalue tối thiểu bằng 1, phương sai giải thích tối thiểu là 50% (Hair và cộng sự, 2006). Phương pháp rút trích nhân tố sử dụng là phương pháp principal component với phép xoay promax để giải thích cấu trúc dữ liệu tốt hơn khi sử dụng CFA (Nguyễn Khánh Duy, 2009)
- Phân tích nhân tố khẳng định (CFA):
Là phương pháp phân tích dựa trên sự hiểu biết nhân định về các nhân tố tiềm ẩn trong mô hình thông qua lý thuyết hoặc thực nghiệm (thông qua EFA). Phân tích khẳng định nhân tố cho phép nhà nghiên cứu khẳng định sự tồn tại của các nhân tố trong mô hình, dữ liệu nghiên cứu có tương thích với dữ liệu thị trường hay không. Phương pháp ước lượng sử dụng là ước lượng bằng hàm hợp lý cực đại (maximum likelihood estimation). Mô hình được xem là phù hợp với dữ liệu thị trường khi các chỉ số: Chi-square hiệu chỉnh theo bậc tự do (Chi-square/df) nhỏ hơn 2, một số trường hợp nghiên cứu mới có thể nhỏ hơn 3 (Camines và cộng sự, 1981 dẫn theo Nguyễn Khánh Duy, 2009), chỉ số thích hợp so sánh CFI (Comparative fit index), chỉ số Turker – Lewis TLI (Turker
– Lewis index), lớn hơn 0.9 mô hình được xem là tốt, các chỉ số NFI, GFI có thể dưới 0.9 cũng có thể chấp nhận được (Hair và cộng sự, 2006), chỉ số RMSEA (Root Mean Square Error of Approximation) tốt ở mức dưới 0.05.
Tại Việt Nam tác giả Nguyễn Đình Thọ và cộng sự (2009) đề nghị RMSEA ở mức dưới 0.08.
- Phân tích và kiểm định mô hình bằng bằng phương trình cấu trúc (SEM):
Sau khi đã kiểm tra tính tin cậy, tính phù hợp của các nhân tố trong mô hình bằng phân tích khám phá nhân tố và khẳng định nhân tố, để kiểm định các giả thuyết nghiên cứu
mô hình cấu trúc tuyến tính sẽ được sử dụng. Khác với thế hệ phân tích dữ liệu thứ nhất (tương quan, hồi quy), trong mô hình phương trình cấu trúc tuyến tính sẽ xem xét đồng thời ảnh hưởng của các biến độc lập với nhau và biến phụ thuộc. Mô hình cấu trúc tuyến tính cũng cho phép giải quyết vấn đề đa cộng tuyến, sai số đo lường mà các phương pháp ước lượng bằng phân tích hồi quy không thực hiện được. Tiêu chuẩn kiểm định được lựa chọn theo thông lệ ở mức ý nghĩa 5%. Về cơ bản CFA là một dạng của SEM (Hair và cộng sự, 2006), vì vậy các chỉ số phù hợp mô hình của SEM được xem như trong kiểm định bằng CFA.
Ghi chú: Các bước phân tích được thực hiện với sự hỗ trợ của phầm mềm IBM SPSS 26 và IBM AMOS 20
CHƯƠNG 4
THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA VIETTEL VÀ BỐI CẢNH CHUYỂN ĐỔI SỐ TẠI CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM, XU HƯỚNG CHUYỂN ĐỔI SỐ TRÊN THẾ GIỚI 4.1 Thực trạng hiệu quả hoạt động của Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội Viettel
4.1.1 Giới thiệu về Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội Viettel
Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội (Viettel) được thành lập ngày 1/6/1989 theo quyết định 189/QĐ-BQP; là doanh nghiệp kinh tế quốc phòng 100% vốn nhà nước, chịu trách nhiệm kế thừa các quyền, nghĩa vụ pháp lý và lợi ích hợp pháp của Tổng Công ty Viễn thông Quân đội. Trụ sở chính của Viettel ở Lô D26, ngõ 3, đường Tôn Thất Thuyết, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, thủ đô Hà Nội.
Viettel là Tập đoàn Viễn thông và Công nghệ thông tin lớn nhất Việt Nam, đồng thời được đánh giá là một trong những công ty viễn thông có tốc độ phát triển nhanh nhất thế giới và nằm trong Top 15 các công ty viễn thông toàn cầu về số lượng thuê bao. Viettel hiện là nhà cung cấp dịch vụ viễn thông lớn nhất Việt Nam, đầu tư, hoạt động và kinh doanh tại 13 quốc gia trải dài từ Châu Á, Châu Mỹ, Châu Phi với quy mô thị trường 270 triệu dân, gấp khoảng 3 lần dân số Việt Nam. Đến nay, sau hơn 30 năm hình thành và phát triển, Viettel không chỉ liên tục duy trì vị thế doanh nghiệp số 1 trong ngành viễn thông mà còn vươn mình trở thành một doanh nghiệp đa ngành với 5 ngành nghề chính là: ngành dịch vụ viễn thông & CNTT; ngành nghiên cứu sản xuất thiết bị điện tử viễn thông, ngành công nghiệp quốc phòng, ngành công nghiệp an ninh mạng và ngành cung cấp dịch vụ số. Sản phẩm kinh doanh của Viettel hướng tới 2 đối tượng khách hàng: khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp.
Hơn 30 năm kể từ năm thành lập (01/06/1989), Viettel đã đạt được những thành tựu đáng kể trong ngành viễn thông. Sau 3 giai đoạn phát triển kéo dài gần 30 năm, từ một Công ty xây lắp (giai đoạn 1989 - 1999) trở thành một công ty viễn thông
lớn nhất Việt Nam (giai đoạn 2000 - 2010) và hiện là một Tập đoàn công nghiệp công nghệ cao (giai đoạn 2010 - 2018). Trong giai đoạn 3 từ năm 2010-2018, Viettel đã đạt được những thành tựu đáng kể như:
- Top 30 nhà mạng lớn nhất thế giới, đầu tư ra 10 nước, tổng dân số 240 triệu dân, duy trì vị thế là nhà mạng số 1 Việt Nam.
- Top 1 thương hiệu giá trị nhất Đông Nam Á
- Doanh nghiệp nộp ngân sách nhà nước nhiều nhất trong 5 năm liên tiếp (giai đoạn 2016 – 2021)
- Nghiên cứu, thiết kế, chế tạo và thương mại hoá thành công vũ khí chiến lược và thiết bị quân sự công nghệ cao, thiết bị mạng lưới viễn thông. - Lực lượng bảo vệ an ninh mạng số 1 tại Việt Nam.
Để đạt được những thành công kể trên, Viettel là một trong những doanh nghiệp duy trì được triết lý kinh doanh và văn hóa doanh nghiệp khác biệt:
- Triết lý kinh doanh:
Với triết lý kinh doanh “mỗi khách hàng là một cá nhân riêng biệt”, Viettel
đã rất chú trọng phát triển sản phẩm theo giải pháp mà khách hàng mong muốn, đây là nền tảng cơ bản giúp Viettel xây dựng và phát triển thương hiệu trên thị trường. Coi khách hàng là trung tâm của chiến lược sản phẩm, mỗi sản phẩm đơn giản, đầy đủ, phù hợp với nhu cầu của mỗi khách hàng sẽ giúp khách hàng cá nhân hay tổ chức cảm nhận được sự quan tâm mà Viettel gửi gắm trong mỗi sản phẩm, từ đó tạo ra sự tin tưởng của khách hàng đối với thương hiệu Viettel.
- Văn hoá doanh nghiệp:
Khẩu hiệu “Hãy nói theo cách của bạn”, hay ngày nay được rút gọn thành “Theo cách của bạn” đã đi vào lòng tiềm thức của các khách hàng Việt Nam và khẳng định văn hóa hướng tới khách hàng mà Viettel lựa chọn. Là một trong các tổng công ty viễn thông trẻ, Viettel đã quan tâm đến việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp ngay từ những ngày đầu thành lập. Viettel có tám giá trị cốt lõi đã được
lựa chọn gọi tắt là Thực tiễn – Thách thức - Thích ứng - Sáng tạo - Hệ thống Đông Tây - Người lính – Ngôi nhà chung Viettel.
4.1.2 Đánh giá hiệu quả hoạt động của Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quânđội Viettel giai đoạn 2016 – 2020 đội Viettel giai đoạn 2016 – 2020
Năm 2009, Viettel chính thức trở thành nhà cung cấp dịch vụ viễn thông di động lớn nhất Việt Nam. Năm 2013, Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội chính thức vượt qua Tập đoàn Bưu chính Viễn thông (VNPT) về quy mô doanh thu và lợi nhuận. Kể từ đó, Viettel vẫn luôn được cho là một trong những doanh nghiệp nhà nước hoạt động hiệu quả và giữ được vị thế là doanh nghiệp dẫn đầu ngành. Cụ thể, luận văn sẽ đánh giá hiệu quả hoạt động của Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội Viettel giai đoạn 2016 – 2020:
4.1.2.1 Đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản
Bảng 4.1 Bảng thống kê hiệu quả sử dụng tài sản của Viettel giai đoạn 2016 - 2020
Năm 2016 2017 2018 2019 2020
Tổng Doanh thu (1) (tỉ VNĐ) 225,800 251,471 234,000 253,048 264,100 Lợi nhuận sau thuế (2) (tỉ VNĐ) 30,282 35,076 28,836 29,809 30,924 Tài sản bình quân (3) (tỉ VNĐ) 388,231 412,659 351,659 359,145 359,581 Sức sản xuất của tài sản = (1)/(3) 0.58 0.61 0.67 0.7 0.73 Sức sinh lời của tài sản = (2)/(3) 0.078 0.085 0.082 0.083 0.086
Nguồn: Báo cáo nội dung công bố thông tin của Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội, giai đoạn 2016 – 2020
Dựa vào bảng thống kê hiệu quả sử dụng tài sản của Viettel giai đoạn 2016 - 2020, có thể thấy được sức sản xuất của tài sản có xu hướng tăng dần qua các năm, đặc biệt tăng nhiều hơn tại thời điểm năm 2018 so với năm 2017 (tăng 9.8%). Từ năm 2016, mỗi đồng tài sản đem lại 0.58 đồng doanh thu, đến năm 2020 thì mỗi đồng tài sản đã đem lại 0.73 đồng doanh thu, tăng gần 30%. Lý do có sự thay đổi đột phá này
là do Tài sản bình quân năm 2018 giảm xuống so với năm 2017 và không thay đổi quá nhiều trong năm 2019 và 2020, đồng thời Tổng doanh thu giảm nhẹ ở năm 2018 và tăng mạnh trở lại ở năm 2019 và 2020.
Đối với sức sinh lời của tài sản, biến thiên của chỉ số này cũng vận động theo xu hướng tăng từ năm 2016 đến 2017 và giảm từ 2017 đến 2018 rồi lại tăng trở lại trong những năm 2019, 2020 của Tài sản bình quân và Lợi nhuận sau thuế. Điều này cho thấy khi sức sinh lời giảm, mức độ giảm của lợi nhuận thấp hơn mức độ giảm của tài sản bình quân, còn khi sức sinh lời tăng, mức độ tăng của lợi nhuận cao hơn mức độ tăng của tài sản bình quân, chứng tỏ Viettel đã có năng lực tạo ra lợi nhuận từ tài sản tốt hơn thời kỳ trước đó.
4.1.2.2 Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu
Bảng 4.2 Bảng đánh giá hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu của Viettel giai đoạn 2016 - 2020
Năm 2016 2017 2018 2019 2020
Tổng Doanh thu (1) (tỉ VNĐ) 225,800 251,471 234,000 253,048 264,100 Lợi nhuận sau thuế (2) (tỉ VNĐ) 30,282 35,076 28,836 29,809 30,924 Vốn chủ sở hữu bình quân (3) (tỉ
VNĐ) 116,459 127,692 132,924 145,879 156,842
Sức sản xuất của vốn chủ sở hữu =
(1)/(3) 1.94 1.97 1.76 1.73 1.68
Sức sinh lời của vốn chủ sở hữu =
(2)/(3) 0.260 0.275 0.217 0.204 0.197
Nguồn: Báo cáo nội dung công bố thông tin của Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội, giai đoạn 2016 – 2020
Dựa vào bảng thống kê hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu của Viettel giai đoạn 2016 - 2020, có thể thấy được sức sản xuất của vốn chủ sở hữu có xu hướng tăng dần qua các năm, đặc biệt tăng nhiều hơn tại thời điểm năm 2018 so với năm 2017 (tăng 15.4%). Từ năm 2016, mỗi đồng vốn chủ sở hữu đem lại 1.94 đồng doanh thu, đến
năm 2020 thì mỗi đồng vốn chủ sở hữu đã đem lại 1.68 đồng doanh thu, giảm gần 14%. Lý do có sự thay đổi lớn này là do Vốn chủ sở hữu bình quân của Viettel có xu hướng tăng mạnh theo thời gian, nhưng doanh thu lại không tăng tương ứng. Điều này là có thể hiểu được khi đây là giai đoạn Viettel có giai đoạn mở rộng kinh doanh sang nhiều lĩnh vực mới cũng như chuẩn bị đầu tư phát triển dịch vụ 5G.
Đối với sức sinh lời của vốn chủ sở hữu, biến thiên của chỉ số này cũng vận động theo xu hướng giảm. Điều này là hợp lý vì các kế hoạch kinh doanh mới của Viettel đều là dài hạn và chưa đáp ứng đầy đủ doanh thu và lợi nhuận trong giai đoạn bắt đầu đầu tư.
4.1.2.3 Đánh giá hiệu quả sử dụng lao động
Bảng 4.3 Bảng đánh giá hiệu quả sử dụng lao động của Viettel giai đoạn 2016 - 2020
Năm 2016 2017 2018 2019 2020
Tổng Doanh thu (1) (tỉ VNĐ) 225,800 251,471 234,000 253,048 264,100 Lợi nhuận sau thuế (2) (tỉ VNĐ) 30,282 35,076 28,836 29,809 30,924 Tổng số lao động bình quân (3) 61,027 64,481 66,857 68,391 67,718 Sức sản xuất của lao động = (1)/(3) 3.7 3.9 3.5 3.7 3.9 Sức sinh lời của lao động = (2)/(3) 0.496 0.544 0.431 0.436 0.457
Nguồn: Báo cáo nội dung công bố thông tin của Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội, giai đoạn 2016 – 2020
Dựa vào bảng thống kê hiệu quả sử dụng lao động của Viettel giai đoạn 2016 - 2020, có thể thấy được sức sản xuất của lao động có xu hướng biến động qua các năm. Sức sản xuất của lao động tăng nhiều hơn tại thời điểm năm 2017 và năm 2020 so với các năm trước đó (tăng 54%). Trong năm 2018, chỉ tiêu này có sự sụt giảm lớn nhưng đã tăng trở lại vào 2019 và 2020, do giai đoạn này Viettel tăng trưởng nhân sự để triển khai các mảng kinh doanh mới mà chưa kịp ghi nhận doanh thu.
Xu hướng tương tự cũng được thể hiện ở chỉ tiêu sức sinh lời của lao động, nhưng khác biệt ở điểm giai đoạn 2018 – 2020, chỉ tiêu đã tăng trưởng trở lại, nhưng chưa đạt được cột mốc như năm 2017. Điều này cũng phù hợp và hợp lý với bối cảnh kinh doanh khi mà các mảng kinh doanh mới mặc dù đã bắt đầu mang lại doanh thu, nhưng phải bù đắp lại khoảng chi phí lớn trong giai đoạn đầu của quá trình đầu tư, khiến lợi nhuận chưa có sự tăng trưởng tương xứng.
4.1.2.4 Đánh giá hiệu quả sử dụng chi phí
Bảng 4.4 Bảng đánh giá hiệu quả sử dụng chi phí của Viettel giai đoạn 2016 - 2020
Năm 2016 2017 2018 2019 2020
Tổng chi phí (1) (tỉ VNĐ) 186,709 207,193 196,518 214,873 220,300 Lợi nhuận sau thuế (2) (tỉ VNĐ) 30,282 35,076 28,836 29,809 30,924 Lợi tức đầu tư (ROI) = (2)/(1) 0.162 0.169 0.147 0.139 0.140
Nguồn: Báo cáo nội dung công bố thông tin của Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội, giai đoạn 2016 – 2020
Dựa vào bảng thống kê hiệu quả sử dụng lao động của Viettel giai đoạn 2016 - 2020, có thể thấy được lợi tức đầu tư (ROI) của doanh nghiệp này có sự biến động qua các năm. Tương tự các chỉ tiêu khác, 2017 là năm Viettel sử dụng chi phí hiệu quả nhất, khi mỗi đồng chi phí mang lại 1169 đồng lợi nhuận. Chỉ tiêu của 2017 cao hơn năm thấp nhất (2019) tới 21.5%. Mặc dù vậy, năm 2020 Viettel đã tăng trưởng trở lại về chỉ tiêu này khi đạt mức 0.140, cao hơn 7% so với 2019.
Thông qua các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp có thể thấy giai đoạn 2016 – 2020, năm 2017 là thời điểm Viettel đạt được hiệu quả cao nhất. Mặc dù có sự sụt giảm nhất định sau mức đỉnh này, Viettel đã ghi nhận được sự tăng trưởng trở lại – đặc biệt trong năm 2020, khi mà các mảng kinh doanh mới