Bối cảnh hoạt động chuyển đổi số tại các doanh nghiệp Việt Nam

Một phần của tài liệu Xu hướng chuyển đổi số và ảnh hưởng của công nghệ thông tin đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp: thực chứng từ Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội Viettel. (Trang 63)

Theo nghiên cứu từ của Microsoft tại khu vực châu á - Thái Bình Dương (2018), tác động mà chuyển đổi số mang lại cho GDP năm 2017 là khoảng 6%, năm 2019 được dự đoán là 25% và tới năm 2021 là 60%. Chuyển đổi số cũng làm tăng năng suất lao động 15% trong năm 2017, dự kiến 2020 là 21%; 85% công việc trong khu vực sẽ bị biến đổi trong ba năm tiếp theo. Theo Cisco (2020), mức độ sẵn sàng cho số hóa của Việt Nam đang ở mức trung bình ở vị trí 70/141 quốc gia, với điểm mức là 12.06/25 điểm. Theo Temasek, Bain&Company (2019), Kinh tế số của Việt Nam dự kiến vượt 43 tỷ USD vào năm 2025, tăng trưởng nóng nhất trong các lĩnh vực gồm TMĐT, du lịch trực tuyến, truyền thông trực tuyến, và gọi xe công nghệ.

Các thống kê kể trên cho thấy được những cơ hội lớn mà chuyển đổi số mang tới cho các doanh nghiệp Việt Nam. Nhưng cơ hội luôn đi kèm với thách thức, khi mà cuộc cách mạng công nghệ 4.0 mang đến rất nhiều sự thay đổi, vấn đề từ quá trình hội nhập, sự cạnh tranh và cả các yếu tố nội tại bên trong tổ chức. Trong phần này, luận văn thực hiện nghiên cứu khảo sát của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) (2020) đối với trên 400 doanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ, quy mô lớn trên cả nước, cũng như khảo sát của Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ CNTT Việt Nam (2020) đối với trên 500 doanh nghiệp, tổ chức tham gia Diễn đàn Cấp cao Công nghệ thông tin – truyền thông - Ngày Chuyển đổi số Việt Nam 2020 với nhiều thống kê đáng chú ý, thể hiện được thực trạng hoạt động chuyển đổi số của các doanh nghiệp trong nước.

Một phần của tài liệu Xu hướng chuyển đổi số và ảnh hưởng của công nghệ thông tin đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp: thực chứng từ Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội Viettel. (Trang 63)