IV. TÌNH HÌNH VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA TỔ CHỨC NIÊM YẾT
7. Vị thế của Công ty so với các doanh nghiệp khác trong cùng ngành
7.1. Vị thế của Công ty trong ngành
Mặc dù có khá nhiều Công ty cung cấp dịch vụ thƣơng mại xi măng nhƣng Công ty cổ phần Thƣơng mại xi măng đang là nhà phân phối khối lƣợng lớn của các Công ty sản xuất xi măng của Tổng Công ty trên các địa bàn tại khu vực các tỉnh phía Bắc. Đồng thời Công ty cũng là đơn vị có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tổ chức kinh doanh cung ứng xi măng và cũng là bạn hàng truyền thống lâu năm và tin cậy của các Công ty sản xuất xi măng tại khu vực.
Trong những năm tới, Tổng Công ty công nghiệp xi măng Việt Nam vẫn là công cụ chủ yếu của Nhà nƣớc để điều tiết cung cầu xi măng và giữ bình ổn giá xi măng trên thị trƣờng cả nƣớc. Là Công ty con của Tổng Công ty công nghiệp xi măng Việt Nam, Công ty vẫn là nhà phân phối khối lƣợng lớn xi măng của Tổng Công ty tại thị trƣờng chính – thành phố Hà Nội và các tỉnh phía Bắc.
7.2. Triển vọng phát triển của ngành
Ngành xi măng tiếp tục tăng trưởng cao và ổn định
Triển vọng phát triển ngành xi măng Việt Nam trong những năm tới đƣợc dự báo là sẽ tiếp tục tăng trƣởng cao và ổn định.Các doanh nghiệp trong nƣớc một mặt có cơ hội phát triển vì thị trƣờng vẫn còn tiềm năng, mặt khác sẽ phải đối mặt với sự cạnh tranh về chất lƣợng, giá cả và sẽ không có chính sách bảo hộ đáng kể nào của nhà nƣớc và địa phƣơng. Đây là khó khăn lớn nhất mà nhiều doanh nghiệp sản xuất kinh doanh xi măng trong nƣớc phải vƣợt qua nhất là các doanh nghiệp mới đầu tƣ theo quy hoạch đã đƣợc Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt.
Công tác đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng tại các tỉnh, thành phố tăng mạnh. Đây là một cơ hội thuận lợi cho ngành xi măng phát triển trên cả hai lĩnh vực sản xuất và kinh doanh. Chính phủ sẽ huy động các nguồn lực để đầu tƣ phát triển kết cấu hạ tầng tạo thời cơ tốt đối với ngành xây dựng nói chung và ngành xi măng nói riêng. Xu thế phát triển bền vững trong công nghiệp xi măng trên thế giới và khu vực đang tiến triển mạnh mẽ và bắt đầu tác động tích cực đến xi măng Việt Nam. Ngành xi măng đang
thực hiện chiến lƣợc phát triển dài hạn và hợp tác cùng khu vực ASEAN để đầu tƣ dự án mới và mở rộng quy mô cơ sở hiện tại.
Kế hoạch phát triển tổng thể của toàn ngành tập trung ƣu tiên xây dựng các nhà máy có quy mô, công suất lớn; lựa chọn công suất phù hợp giữa cung - cầu. Trong đó hệ thống phân phối góp một phần không nhỏ trong việc cung cấp rộng khắp sản phẩm xi măng phục vụ cho ngành xây dựng, bình ổn thị trƣờng. Các nhà máy sản xuất xi măng đƣợc lựa chọn xây dựng ở những nơi có điều kiện thuận lợi về nguồn nguyên liệu, hạ tầng và trên cơ sở nhu cầu thị trƣờng địa phƣơng - khu vực, có tính đến điều tiết cung cầu trong phạm vi toàn quốc, tập trung chủ yếu vào khu vực có triển vọng sản xuất clinker.
Từ năm 2009 trở đi, theo tính toán thị trƣờng tiêu thụ xi măng trong nƣớc sẽ cân bằng với năng lực sản xuất của ngành công nghiệp xi măng. Theo dự báo của Hiệp hội xi măng Việt Nam, với đà phát triển mạnh nhƣ hiện nay, đến 2010-2012, sản lƣợng xi măng trong nƣớc sẽ đạt trên 60 triệu tấn nhằm phục vụ cho nhu cầu trong nƣớc và hƣớng tới xuất khẩu.
Trên cơ sở dự báo nhu cầu và khả năng cung cấp xi măng, trong năm 2010, khả năng cung, cầu xi măng trên thị trƣờng nhƣ sau:
Nguồn: Dự đoán sản lượng và nhu cầu xi măng - Tổng Công ty công nghiệp xi măng Việt Nam
Thị trƣờng xi măng trong nƣớc hiện nay vẫn tiếp tục tăng trƣởng cao và ổn định. Các doanh nghiệp kinh doanh sản xuất trong nƣớc có cơ hội phát triển vì thị trƣờng vẫn còn tiềm năng. Ƣớc tính mức tiêu thụ xi măng của các vùng, miền ổn định nhƣ trong giai đoạn vừa qua thì Tổng Công ty công nghiệp xi măng Việt Nam dự báo nhu cầu tiêu thụ xi măng trong nƣớc tăng trung bình 11% tính từ năm 2007 trở đi. Những yếu tố nêu trên là điều kiện và cơ hội thuận lợi cho sự phát triển của Tổng Công ty công nghiệp xi măng Việt Nam nói chung và Công ty cổ phần Thƣơng mại xi măng nói riêng.