Hệ thống đánh lửa không có bộ chia điện

Một phần của tài liệu Đồ án khoa cơ điện, điện tử, đại học lạc hồng (42) (Trang 54 - 56)

Hệ thống đánh lửa không có bộ chia điện có chỉ một cuộn dây đánh lửa với hai dây bugi cho hai xy lanh. Hệ thống đánh lửa không có bộ chia điện sử dụng phương pháp gọi là đánh lửa đồng thời trong đó tia lửa điện được tạo ra từ một cuộn dây đánh lửa cho hai xy lanh đồng thời.

Hình 3.26 Hệ thống đánh lửa không có bộ chia điện.

Với hệ thống đánh lửa đồng thời, hai xy lanh được ghép nối theo vị trí piston. Điều này có tác dụng đơn giản hóa thời điểm đánh lửa và giảm yêu cầu điện áp thứ cấp.

Hình 3.26.1 Mạch điện đánh lửa không có bộ chia điện trên động cơ V6.

Ví dụ, trên động cơ V-6, trên xy lanh 1 và 4, các piston cùng một vị trí xy lanh (cả hai đều ở TDC và BDC cùng một lúc), và chuyển động đồng thời, nhưng chúng ở các hành trình khác nhau. Khi xy lanh số 1 ở trên hành trình nén, xy lanh số 4 ở trên hành trình xả và ngược lại trong vòng quay tiếp theo.

Hình 3.26.2 Thời điểm đánh lửa.

Điện áp cao tạo ra trong cuộn thứ cấp được đặt trực tiếp vào mỗi bugi. Ở một trong các bugi, tia lửa truyền từ điện cực trung tâm sang điện cực âm, và ở bugi kia tia lửa truyền từ điện cực âm sang điện cực trung tâm.

Hình 3.26.3 Cuộn dây đánh lửa cho hai xy lanh.

Thông thường, các bugi có hệ thống đánh lửa kiểu này được phủ xi bạch kim để có đặc tính đánh lửa ổn định.

Điện áp cần thiết để xảy ra phóng tia lửa điện được xác định bởi khe hở bugi và áp suất nén. Nếu khe hở bugi giữa cả hai xy lanh bằng nhau, thì cần một điện áp tỷ lệ với áp suất xy lanh để phóng điện. Điện áp cao tạo ra được chia theo áp suất tương đối của các xy lanh. Xy lanh khi nén sẽ yêu cầu và sử dụng nhiều điện áp hơn so với xy lanh khi xả. Điều này là do xy lanh trên hành trình xả gần bằng áp suất khí quyển, vì vậy yêu cầu điện áp thấp hơn nhiều.

Khi so sánh với hệ thống đánh lửa có bộ chia điện, yêu cầu tổng điện áp cho đánh lửa không có bộ chia điện thực tế là như nhau. Tổn thất điện áp từ khe hở tia lửa giữa rotor bộ chia điện và đầu nối nắp, được thay thế bằng tổn thất điện áp trong xy lanh trên hành trình xả trong hệ thống đánh lửa không có bộ chia điện.

Một phần của tài liệu Đồ án khoa cơ điện, điện tử, đại học lạc hồng (42) (Trang 54 - 56)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(110 trang)
w