CHƯƠNG 4: CÁC CẢM BIẾN ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐÁNH LỬA
4.15. Nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết cảm biến oxy bị lỗi:
động cơ. Ví dụ như khó tăng tốc, xăng bị tiêu hao nhiều hoặc nguồn khí thải vượt ngoài ngưỡng tiêu chuẩn của động cơ.
4.15. Nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết cảm biến oxy bị lỗi: lỗi:
4.15.1.Nguyên nhân cảm biến oxy bị lỗi:
Cảm biến oxy bị lỗi phụ thuộc phần lớn vào chất lượng nguồn nhiên liệu đầu vào. Nếu khách hàng sử dụng nguồn nhiên liệu kém chất lượng sẽ tạo ra các nguồn khí thải độc hại phá hủy các bộ phận xảy ra phản ứng hóa học với oxy. Kết quả là cảm biến oxy bị lỗi, hư hỏng.
Ngoài ra, một số nguyên nhân khác làm hỏng cảm biến như đứt dây điện, cảm biến bị gãy hoặc cong vẹo,…
4.15.2.Dấu hiệu nhận biết lỗi cảm biến oxy:
Các dấu hiệu nhận biết khi cảm biến oxy bị lỗi: - Xe bị hao xăng.
Khi cảm biến oxy bị lỗi thì dữ liệu truyền tới PCM sẽ bị giảm độ chính xác, thậm chí không có nguồn dữ liệu gửi về. Lúc này ECU chỉ tính toán ước lượng nguồn nhiên liệu theo cảm biến lưu lượng khí nạp, khó có thể nghiên cứu và phân tích chính xác. Điều này
dẫn đến tình trạng dù ít oxy trong nguồn khí thải nhưng lượng nhiên liệu được bơm vào vẫn rất lớn và gây ra tình trạng thừa nhiên liệu. Dần dần mức hao xăng sẽ tăng lên nếu không khắc phục sớm.
- Khói xe chứa mùi xăng sống.
Nếu người điều khiển phương tiện nhận thấy khói xe có mùi xăng sống thì có thể là cảm biến oxy đang gặp vấn đề. Vì lượng xăng chảy vào buồng đốt nhiều, xăng không đốt cháy toàn bộ ảnh hưởng trực tiếp tới đường ống xả thải ra bên ngoài.
- Đèn Check Engine liên tục bật sáng.
Nhiệm vụ chính của đèn Check Engine là thông báo khi động cơ và bộ phận liên quan bị lỗi. Do đó, nếu chủ xe phát hiện đèn sáng thì nên tiến hành kiểm tra ngay động cơ xe.
Hình 4.15: Cảm biến Oxi bị hỏng
4.16.Cảm biến bướm ga (TPS – Throttle Position Sensor): 4.16.1.Cảm biến vị trí bướm ga là gì?
Cảm biến vị trí bướm ga (Throttle Position Sensor - TPS) là “linh hồn” của hệ thống nhiên liệu, có vai trò đảm bảo lượng không khí chính xác từ đường ống nạp đi vào buồng đốt. Bộ phận cảm biến này được lắp đặt trên thân bướm ga để thực hiện công việc giám sát và thu thập dữ liệu về vị trí, tốc độ quay của động cơ. Tín hiệu mà TPS tạo ra được gửi đến ECU (bộ điều khiển trung tâm) hoặc ECM (bộ điều khiển đánh lửa) nhằm chuyển nhiên liệu thành hỗn hợp không khí đi vào buồng đốt.
4.17.Cấu tạo của cảm biến vị trí bướm ga:
Hình 4.16: Bướm ga
Chúng có cấu tạo khá đơn giản, chúng ta có thể phân loại chúng theo từng đời xe qua những dấu hiệu sau:
• Loại cảm biến bướm ga trên những loại động cơ đời thấp sử dụng 2 tiếp điểm PSW và IDL.
• Loại cảm biến bướm ga ở thế hệ cao hơn sử dụng một mạch tuyến tính (bằng trở than) và vẫn phải có tiếp điểm IDL.
• Loại cảm biến bướm ga tiếp đó chỉ dùng 1 mạch tuyến tính và không sử dụng tiếp điểm IDL nữa. Đối với những loại không có công tắc thì ECU sẽ tự động chuyển chế độ không tải khi điện áp tín hiệu gửi về ECU xuống mức thấp.
• Đối với những loại động cơ đời mới sử dụng bướm ga điện tử sẽ có hai tín hiệu cảm biến bướm ga nhằm gia tăng độ tin cậy. Đồng thời, cảm biến bướm ga này cũng không sử dụng loại mạch tuyến tính trở than nữa mà thay vào đó là loại hiệu ứng Hall để gia tăng
4.17.1.Nhiệm vụ và chức năng của bướm ga :
Cảm biến vị trí bướm ga được áp dụng nhằm đo độ mở vị trí của cánh bướm ga trên xe ô tô, để từ đó gửi thông tin về hộp ECU. Qua đó, ECU sẽ xử lý thông tin tín hiệu mà cảm biến gửi về để tính toán mức độ tải của động cơ nhằm hiệu chỉnh thời gian phun/cắt nhiên liệu, điều khiển góc đánh lửa sớm, điều khiển chuyển số và điều chỉnh bù ga cầm chừng.
Khi đạp gấp trong chế độ toàn tải, ECU sẽ tự động ngắt A/C và ECU sẽ chuyển sang chế độ “Open loop” để điều khiển nhiên liệu, bỏ qua tín hiệu từ cảm biến oxy.
Hình 4.17: Nhiệm vụ và chức năng.
Hình 4.18: Sơ đồ mạch điện.
Hình 4.18.1: Sơ đồ mạch điện.
Trên mỗi cảm biến vị trí bướm ga điện tử, nó thường sẽ có thêm motor điều khiển bướm ga (2 dây).