Nguyên lý hoạt động cảm biến vị trí bướm ga:

Một phần của tài liệu Đồ án khoa cơ điện, điện tử, đại học lạc hồng (42) (Trang 88 - 92)

CHƯƠNG 4: CÁC CẢM BIẾN ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐÁNH LỬA

4.18. Nguyên lý hoạt động cảm biến vị trí bướm ga:

Nguyên lý hoạt động của cảm biến TPS thực chất là dựa trên khả năng vận hành của một biến thể trượt. Khi nhấn ga, đường tín hiệu không tải bị ngắt kết nối, thiết bị theo chuyển động quay để phát hiện giá trị điện áp và các dữ liệu liên quan.

Cảm biến có hai biến trở thực hiện nhiệm vụ phản hồi thông tin về hệ thống. Khi một trong hai biến trở tăng tuyến tính, giá trị điện trở của van tiết lưu sẽ giảm xuống. Lúc này, kết quả điện áp (thông tin vị trí bướm ga) được chuyển đến ECU (bộ điều khiển trung tâm) để phản ánh sự thay đổi của tốc độ và độ mở bướm ga. Từ đây, khối điều khiển tạo thành một hệ thống vòng kín đảm bảo,

TPS có thể hiệu chỉnh và làm xoay van tiết lưu một cách chính xác.

4.19.Một số dấu hiệu hư hỏng và cách kiểm tra cảm biến vị trí bướm ga:

Cảm biến vị trí bướm ga vận hành cùng động cơ trong điều kiện khắc nghiệt, nhiệt độ cao nên có thể hư hỏng nếu không được bảo dưỡng thường xuyên.

• Xe tiêu hao nhiên liệu nhiều hơn: Khi cảm biến TPS hoạt động không chính xác, tỷ lệ không khí và nhiên liệu sẽ lệch khỏi mức tiêu chuẩn. Lúc này, lượng nhiên liệu tham gia vào quá trình đốt cháy nhiều hơn bình thường, dẫn đến hiện tượng hao xăng dầu.

• Đèn kiểm tra động cơ bật sáng: Đèn này được kích hoạt khi xuất hiện mã sự cố OBD-II. Nguyên nhân là do cảm biến TPS bị lỗi hoặc hỏng đã gửi một tín hiệu điện sai lệch đến ECU (bộ điều khiển trung tâm).

• Động cơ hoạt động không ổn định: Khi cảm biến TPS bị hỏng, dữ liệu chuyển đến ECU (bộ điều khiển trung tâm) không chính xác dẫn đến làm giảm đáng kể hiệu suất của động cơ. Dấu hiệu dễ nhận biết là tình trạng xe bị ì, khó tăng tốc, thậm chí là chết máy.

Cảm biến TPS sensor cũng thường xuyên gặp lỗi, và khi ta chẩn đoán lỗi bằng máy chẩn đoán thì sẽ xuất hiện mã lỗi là P1022. Nguyên nhân hư hỏng TPS có thể là do:

• Đứt dây.

• Lỏng giắc cắm.

• Dây tín hiệu chạm mát hoặc chạm dương.

• Hộp ECU hỏng dẫn tới báo lỗi cảm biến bướm ga.

Trong trường hợp tín hiệu từ TPS bất thường, động có có thể có các hiện tượng như sau: tốc độ không tải không ổn định, tăng tốc kém, tiêu hao nhiều nhiên liệu, nồng độ CO, HC trong khí xả cao.

4.20.Cách thức kiểm tra cảm biến vị trí bướm ga:

Cảm biến TPS trục trặc sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng truyền động và hiệu suất vận hành của ô tô. Do đó, khi nhận thấy các dấu hiệu hư hỏng, chủ xe nên tiến hành kiểm tra để có hướng khắc phục kịp thời.

- Dụng cụ để kiểm tra tình trạng cảm biến vị trí bướm ga gồm đồng hồ vạn năng kỹ thuật số (DMM) và kẹp cá sấu. Các bước kiểm tra gồm:

- Bước 1: Ngắt các kết nối với cảm biến TPS.

- Bước 2: Trên thân cảm biến có 3 dây dẫn, người kiểm tra tiến hành nối đầu vào của cảm biến bằng điện áp +12V và đầu ra có thể điều chỉnh tới bộ điều khiển tích hợp.

- Bước 3: Sử dụng kẹp cá sấu để đưa dây dẫn của TPS vào các giắc cắm thích hợp trên DMM và cài đặt thang đo thành 20.000Ohm hoặc 20KOhm.

- Bước 4: Kết nối các dây dẫn thử nghiệm với đầu nối trung tâm, đầu ra của bộ điện tử và dây dẫn còn lại với điện áp +12V hoặc -12V trên đầu nối của TPS.

- Bước 5: Lần lượt di chuyển bướm ga trong toàn bộ phạm vi chuyển động từ vị trí đóng sang mở hoàn toàn đồng thời quan sát các thông số kỹ thuật trên DMM. Lúc này sẽ xảy ra 2 trường hợp:

• Nếu cảm biến hoạt động bình thường, chỉ số sẽ tăng giảm đều đặn và ổn định.

• Nếu có sự thay đổi đột ngột xảy ra, điều này chứng tỏ TPS đã bị hỏng và cần được thay mới.

4.21.Cảm biến kích nổ ( Knock sensor ):

Kích nổ là hiện tượng hỗn hợp nhiên liệu và không khí trong động cơ xăng tự cháy trong khi bugi chưa đánh lửa, nó vô cùng nguy hiểm cho động cơ. Khi động cơ bị kích nổ sẽ sinh ra tiếng gõ rốc máy rất lớn dẫn tới tình trạng rỗ hoặc nứt các bề mặt trong lòng xilanh, piston và nhiều bộ phận liên quan khác.

Hình 4.19: Cảm biến KNK (Kích nổ)

4.21.1. Cảm biến phát hiện kích nổ trong động cơ Knock sensor: Cảm biến kích nổ ra đời với mục đích khắc phục tình trạng xảy ra kích nổ trong động cơ và đảm bảo cho động cơ luôn hoạt động trong tình trạng ổn định.

Chức năng và nhiệm vụ của cảm biến kích nổ

Một phần của tài liệu Đồ án khoa cơ điện, điện tử, đại học lạc hồng (42) (Trang 88 - 92)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(110 trang)
w