Những yếu tổ ảnh hưởng đến quản trị hoạt động trải nghiệm

Một phần của tài liệu Quản trị hoạt động trải nghiệm tại trường trung học cơ sở đại tập, huyện khoái châu, tỉnh hưng yên trong bối cảnh thực hiện chương trình giáo dục phổ thông 2018 (Trang 56)

9. Cấu trúc luận văn

1.5. Những yếu tổ ảnh hưởng đến quản trị hoạt động trải nghiệm

1.5.1. Yếu tố khách quan

a. Đặc điểm tâm, sinh lý của học sinh Trung học cơ sở

HS là đối tượng chính, chủ thể của hoạt động và là tham chiếu đầu ra về hiệu quả của HĐTN. Tuy nhiên HS lứa tuổi THCS có những đặc thù riêng vì vậy để HĐTN mang lại hiệu quả, người tổ chức hoạt động này cần hiểu về tâm sinh lý lứa tuổi từ đó chọn phương pháp thích hợp để tổ chức hiệu quả, tránh nhàm chán.

b. Sự tham gia của gia đình và các lực lượng xã hội trong việc tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh

HĐTN là các HĐ được tổ chức trong nhà trường, ngoài xã hội. Vì vậy nhà trường cần phối hợp với các lực lượng giáo dục khác ngoài nhà trường như: Các đoàn thể chính trị xã hội ở địa phương; tổ chức chính quyền địa phương; cha mẹ học sinh; các công ty, doanh nghiệp;...

Phát huy sức mạnh của những lực lượng giáo dục ngoài nhà trường, không những đảm bảo được sự phối hợp thống nhất giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong quá trình giáo dục học sinh mà còn nâng cao hơn nữa trách nhiệm của gia đình, các lực lượng xã hội trong việc phối hợp, giúp đỡ nhà trường quản lý, giáo dục con em mình, đồng thời tạo những thuận lợi cho nhà trường trong việc tổ chức các HĐTN. Vì vậy, ý thức, sự tham gia của phụ huynh, các lực lượng xã hội có liên quan tới tổ chức các HĐTN cho học sinh ở trường THCS.

Tuy nhiên, nếu không có sự phối hợp chặt chẽ giữa các lực lượng giáo dục ngoài nhà trường sẽ dẫn đến sự không thống nhất, gặp nhiều khó khăn trong thực hiện các mục tiêu, huy động các nguồn lực của các lực lượng xã hội tổ chức các hoạt động trải nghiệm ngoài nhà trường. Chính vì vậy, người quản lý nhà trường

46

cần thực hiện tốt việc chỉ đạo, liên kết giữa các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường trong quá trình phối hợp tổ chức, quản lý các HĐTN cho học sinh.

c. Chương trình, nội dung giáo dục phổ thông mới

Chương trình và nội dung giáo dục phổ thông mới, trong đó có chương trình HĐTN đối với cấp THCS đã được ban hành và chính thức áp dụng đối với cấp THCS từ lớp 6 vào năm học 2020 - 2021. Chương trình và nội dung đã thể hiện rất rõ trong các văn bản và tài liệu hướng dẫn thực hiện. Tuy nhiên việc vận dụng những yêu cầu về chương trình, nội dung đã quy định cần phải bám sát vào thực tiễn của nhà trường, của địa phương. Người quản lý nhà trường cần tổ chức tốt cho cán bộ, giáo viên và các lực lượng giáo dục ngoài nhà trường nâng cao nhận thức về chương trình, nội dung của HĐTN đối với cấp THCS. Để từ đó có sự quản lý, chỉ đạo cũng như điều chỉnh kịp thời với cán bộ, giáo viên trong nhà trường làm tốt việc thực hiện HĐTN theo đúng yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông mới.

d. Quy chế, quy định liên quan tới tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh Trung học cơ sở

Quản trị HĐTN trong nhà trường THCS cần bám sát các văn bản thể hiện quy chế, quy định liên quan đến việc tổ chức HĐTN cho học sinh của Bộ GD & ĐT, các văn bản hướng dẫn triển khai của Sở, phòng GD & ĐT địa phương. Do đó, các văn bản cần được thể hiện rõ ràng, cụ thể, kịp thời để phổ biến, tập huấn cho đội ngũ cán bộ, giáo viên nhà trường. Dựa trên những quy chế, quy định đó cũng giúp cho nhà quản lý nhà trường thực hiện tốt việc kiểm tra, đánh giá học sinh và giáo viên, khen thưởng những cá nhân có nhiều thành tích cũng như có ý kiến chỉ đạo kịp thời, phê bình những trường hợp chưa thực hiện tốt để chấn chỉnh, rút kinh nghiệm.

e. Điều kiện cơ sở vật chất, tài chính phục vụ cho tổ chức hoạt động trải nghiệm

Điều kiện, phương tiện tổ chức các HĐTN sẽ làm tăng tính hấp dẫn của hoạt động. Để tổ chức các HĐTN ở trường THCS đạt kết quả mong muốn nhà trường cần đảm bảo tốt các điều kiện về CSVC.

47

Hoạt động trải nghiệm ngoài việc được triển khai dạy lồng ghép trong các giờ học nó còn phải được triển khai ở không gian bên ngoài lớp học như ở sân trường, vườn trường và có thể ngoài khuôn viên nhà trường.

Để thực hiện được các HĐTN trong khuôn viên nhà trường, cần có các điều kiện CSVC phù hợp tạo điều kiện cho các hoạt động diễn ra hợp lý, an toàn và hiệu quả.

1.5.2. Yếu tố chủ quan

a. Nhận thức của các lực lượng giáo dục trong nhà trường đói với hoạt động trải nghiệm.

Để quản lý tốt HĐTN thì trước hết ban giám hiệu phải nhận thức được đầy đủ, đúng đắn và sâu sắc về mục tiêu, vị trí, vai trò, tác dụng của HĐTN trong việc hình thành và phát triển nhân cách học sinh. Trên cơ sở đó ban giám hiệu mới tuyên truyền nâng cao nhận thức cho cán bộ, giáo viên, cha mẹ học sinh và các lực lượng giáo dục khác. Đồng thời BGH cũng là người tập hợp, thuyết phục mọi lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường tích cực triển khai thực hiện nội dung chương trình HĐTN. Có nhận thức đúng thì cán bộ giáo viên trong nhà trường mới xác định rõ chức trách và nhiệm vụ của mình trong việc tổ chức chương trình HĐTN. Khi cha mẹ học sinh có nhận thức đúng tầm quan trọng của HĐTN thì họ sẽ tạo điều kiện tốt nhất cho con em mình tham gia vào hoạt động và có thể ủng hộ cả vật chất cho việc tổ chức các HĐ của lớp, của trường.

b. Năng lực quản lý, tổ chức, lãnh đạo của Hiệu trưởng

Năng lực của Hiệu trưởng có ý nghĩa quan trọng đối với hiệu quả quản lý và sự phát triển của toàn trường. Nhà trường có thực hiện được mục tiêu, nhiệm vụ của mình hay không một phần quyết định quan trọng là tùy thuộc vào những phẩm chất và năng lực của người Hiệu trưởng. Hiệu trưởng có vai trò như là cầu nối giữa các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường trong việc tham gia tổ chức HĐTN cho học sinh.

c. Năng lực của người tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh.

Con người là yếu tố quan trọng nhất cho thành công của mọi công việc; Để quản lý, tổ chức tốt HĐTN thì năng lực của đội ngũ giáo viên chủ nhiệm, giáo viên

48

bộ môn, cán bộ Đoàn - Tổng phụ trách Đội là người trực tiếp tổ chức các HĐTN cho học sinh sẽ là yếu tố quyết định.

Hoạt động trải nghiệm đa dạng, phong phú với nhiều chủ đề khác nhau và luôn ở trạng thái động từ kiến thức đến hình thức do đó đòi hỏi người tổ chức phải có nhưng năng lực đặc trưng như: kỹ năng tổ chức, hướng dẫn, điều khiển hoạt động, năng lực thu thập, tổng hợp thông tin, khả năng diễn đạt tốt, năng động, sáng tạo và luôn có ý thức tìm tòi cái mới, biết huy động và tập hợp học sinh tham gia hoạt động. Nếu năng lực của giáo viên phụ trách HĐTN hạn chế thì sẽ khó có thể thu hút học sinh hứng thú tham gia hoạt động được và hoạt động không thể đạt kết quả tốt được.

49

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Hoạt động trải nghiệm là hoạt động giáo dục nhằm phát triển toàn diện các phẩm chất và năng lực cho học sinh. Trên cơ sở làm rõ mục tiêu, chương trình, nội dung và hình thức tổ chức HĐTN giúp đội ngũ cán bộ quản lý thực hiện tốt hơn việc quản trị HĐTN cho học sinh THCS.

Quản trị HĐTN bao gồm: lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo thực hiện và kiểm tra đánh giá thực hiện HĐTN trong môi trường coi trọng tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm và coi trọng kết quả đạt được của các hoạt động. Để thực hiện tốt hoạt động này cán bộ quản lý phải thấy được những tác động, mối quan hệ của các yếu tố ảnh hưởng như: trình độ năng lực của cán bộ quản lý và giáo viên, học sinh trong nhà trường, sự phối kết hợp giữa các tổ chức trong và ngoài nhà trường, điều kiện kinh tế, văn hóa, sự quan tâm của các cấp để thực hiện tốt HĐTN.

Việc nghiên cứu, phân tích các cơ sở lý luận có liên quan đến HĐTN, quản lý HĐTN, các điều kiện cần thiết và vai trò của người hiệu trưởng trong việc quản lý tổ chức thực hiện HĐTN là những cơ sở lý luận cơ bản để tác giả đánh giá thực trạng công tác quản trị HĐTN ở trường THCS Đại Tập, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên.

z a dá d Qư qư qwe qweqw q weq e a da sd c zxcz x asd q we c zxc zx á asd ds z cz cz xc z a dá d Qư qư qwe qweqw q weq e a da sd c zxcz x asd q we c zxc zx á asd ds z cz cz xc z a dá d Qư qư qwe qweqw q weq e a da sd c zxcz x asd q we c zxc zx á asd ds z cz cz xc z a dá dqư qwe qweqw q weq e a da sd c zxcz x asd q we c zxc zx á asd ds z cz cz xc z a dá d Qư qư qwe qweqw q weq e a da sd c zxcz x asd q we c zxc zx á asd ds z cz cz xc z a dá d Qư qư qwe qweqw q weq e a da sd c zxcz x asd q we c zxc zx á asd ds z cz cz xc z a dá d Qư qư qwe qweqw q weq e a da sd c zxcz x asd q we c zxc zx á asd ds z cz cz xc z a dá d Qư qư qwe qweqw q weq e a da sd c zxcz x asd q we c zxc zx á asd ds z cz cz xc z a dá d Qư qư qwe qweqw q weq e a da sd c zxcz x asd q we c zxc zx á asd ds z cz cz xc z a dá d Qư qư qwe

50

da sda s sd ad ad asd á d we qwe qwe á dá d zc zc zx da sd ư qưe Á á á asd asd asd ad asd asd asd a sdas da sd asd asd asd á da sd d zc zc zx da sd ư qưe Á á á asd asd

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM VÀ QUẢN TRỊ HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM TẠI TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ ĐẠI

TẬP, HUYỆN KHOÁI CHÂU, TỈNH HƯNG YÊN.

2.1. Khái quát về tình hình giáo dục của trường Trung học cơ sở Đại Tập, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên

2.1.1. Cán bộ giáo viên

- Về số lượng: từ năm 2018 đến 2020, trường THCS Đại Tập có 22 CBGV trong đó có 02 CBQL, 20 giáo viên

- Về trình độ: 01 thạc sĩ; 17 Đại học và 04 Cao đẳng

- Số giáo viên đứng lớp thiếu cả về số lượng và loại hình. So với quy định về số lượng giáo viên đứng lớp thì trường còn thiếu 02 giáo viên, bên cạnh đó trường nhiều năm không có giáo viên dạy môn Âm nhạc, Mỹ thuật nên phải thuê hợp đồng theo tiết.

- Đội ngũ giáo viên của nhà trường luôn nỗ lực phấn đấu, nhiệt tình, trách nhiệm, có nhiều sáng tạo trong việc thực hiện các nhiệm vụ dạy học nên trong những năm qua nhà trường có 100% giáo viên được đánh giá đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên ở mức đạt trở lên, trong đó có ít nhất 85% giáo viên của trường được đánh giá đạt chuẩn nghề nghiệp ở mức khá trở lên theo quy định chuẩn nghề nghiệp giáo viên, thể hiện qua bảng tổng hợp đánh giá chuẩn nghề nghiệp hàng năm

- Đa số giáo viên có khả năng tổ chức các hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp, định hướng phân luồng cho học sinh; có khả năng hướng dẫn nghiên cứu khoa học. Giáo viên của nhà trường luôn có ý thức phấn đấu, không ngừng học hỏi, trau dồi chuyên môn nghiệp vụ và hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao được cấp trên đánh giá đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên cụ thể trong các năm: Năm 2018 - 2019, tỷ lệ giáo viên tự đánh giá theo chuẩn nghề nghiệp mức Khá 21/22 = 95,5%; Đạt 1/22 = 4,5%; Năm 2019-2020 tỷ lệ giáo viên được đánh giá theo chuẩn nghề nghiệp mức Tốt: 2/22 = 9,1%, Khá: 14/22 = 63,6%; Đạt 6/22= 27,3%

51

- Trong các năm học, nhà trường luôn có giáo viên viết đề tài, sáng kiến được hội đồng xét duyệt sáng kiến cấp trường, cấp huyện và cấp tỉnh đánh giá đạt yêu cầu. Cụ thể: Năm 2018 - 2019 có 04 sáng kiến đạt cấp huyện. Năm 2019 - 2020 có 07 sáng kiến đạt cấp huyện trong đó có 01 sáng kiến đạt cấp tỉnh.

- Hàng năm nhà trường có khoảng 60% đến 70% giáo viên được đánh giá dạy giỏi cấp trường, có giáo viên giỏi cấp huyện, CSTĐ cơ sở. Tính đến nay, nhà trường có 19/22 giáo viên đã từng đạt giỏi cấp huyện, tỉnh, CSTĐ cơ sở.

2.1.2. Học sinh

- Số HS hàng năm từ 375 đến 390 học sinh, chia làm 12 lớp, mỗi khối 3 lớp. - Hàng năm chất lượng giáo dục toàn diện nhà trường được giữ vững và dần được nâng lên. Tỷ lệ học sinh đạt danh hiệu học sinh giỏi từ 11,7% đến 19,9%, tỷ lệ học sinh đạt danh hiệu học sinh tiên tiến từ 23,7% đến 47,7%. Tỷ lệ học sinh giỏi cấp huyện, cấp tỉnh được giữ vững và ổn định, mỗi năm nhà trường có từ 8 đến 10 học sinh (khối 9) đạt giỏi huyện, có từ 1-2 em đạt học sinh giỏi tỉnh.

2.1.3 . Nhà trường

Trường THCS Đại Tập đạt được các thành tích sau: - Công đoàn vững mạnh xuất sắc

- Chi bộ trong sạch vững mạnh xuất sắc

- Trường đạt kiểm định chất lượng cấp độ 3 và đạt chuẩn quốc gia mức độ 2 (năm 2019)

2.2. Khái quát về tổ chức khảo sát thực trạng

2.1.1. Mục đích khảo sát

- Khảo sát thực trạng HĐTN và quản trị HĐTN theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở trường THCS Đại Tập, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên.

- Phát hiện những khó khăn, trở ngại trong việc quản trị HĐTN theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở trường THCS Đại Tập, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên. Đề xuất các biến pháp quản trị HĐTN theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở trường THCS Đại Tập, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên.

52

Khảo sát: Khảo sát 20 giáo viên, 20 phụ huynh và 200 học sinh ở trường THCS Đại Tập, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên trường THCS Đại Tập, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên

2.1.3. Nội dung khảo sát

- Thực trạng HĐTN theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở trường THCS Đại Tập, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên.

- Thực trạng quản trị HĐTN theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở trường THCS Đại Tập, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên.

- Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng quản trị HĐTN theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở trường THCS Đại Tập, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên.

2.1.4. Phương pháp khảo sát

+ Khảo sát trực tiếp bằng phiếu hỏi đối với cán bộ quản lý, giáo viên và cha mẹ học sinh

+ Phỏng vấn trực tiếp một số cán bộ quản lý, giáo viên và cha mẹ học sinh + Thu thập các thông tin, tư liệu, báo cáo của trường THCS Đại Tập.

2.1.5. Phương pháp xử lý số liệu

- Kết quả thu được được thống kê và xử lý trên phần mềm Excel. - Sử dụng các công thức tính: Tỷ lệ %, điểm trung bình.

- Tác giả dựa trên giá trị khoảng cách để xác định các mức độ theo giá trị trung bình:

+ Đối với thang 5 mức:

1 điểm: Không thường xuyên; Không hiệu quả; Không ảnh hưởng 2 điểm: Ít thường xuyên; Ít hiệu quả; Ít ảnh hưởng

3 điểm: Trung bình

4 điểm: Thường xuyên; Hiệu quả; Ảnh hưởng

5 điểm: Rất thường xuyên; Rất hiệu quả; Rất ảnh hưởng

2.3. Thực trạng hoạt động trải nghiệm tại trường Trung học cơ sở Đại Tập, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên

53

2.3.1. Thực trạng nhận thức của giáo viên và phụ huynh học sính trường Trung

Một phần của tài liệu Quản trị hoạt động trải nghiệm tại trường trung học cơ sở đại tập, huyện khoái châu, tỉnh hưng yên trong bối cảnh thực hiện chương trình giáo dục phổ thông 2018 (Trang 56)