9. Cấu trúc luận văn
2.1.5. Phương pháp xử lý số liệu
- Kết quả thu được được thống kê và xử lý trên phần mềm Excel. - Sử dụng các công thức tính: Tỷ lệ %, điểm trung bình.
- Tác giả dựa trên giá trị khoảng cách để xác định các mức độ theo giá trị trung bình:
+ Đối với thang 5 mức:
1 điểm: Không thường xuyên; Không hiệu quả; Không ảnh hưởng 2 điểm: Ít thường xuyên; Ít hiệu quả; Ít ảnh hưởng
3 điểm: Trung bình
4 điểm: Thường xuyên; Hiệu quả; Ảnh hưởng
5 điểm: Rất thường xuyên; Rất hiệu quả; Rất ảnh hưởng
2.3. Thực trạng hoạt động trải nghiệm tại trường Trung học cơ sở Đại Tập, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên
53
2.3.1. Thực trạng nhận thức của giáo viên và phụ huynh học sính trường Trung học cơ sở Đại Tập, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên về tầm quan trọng của hoạt động trải nghiệm.
Việc đánh giá tầm quan trọng của HĐTN trong các nhà trường THCS có ý nghĩa rất lớn trong quá trình định hướng và thực hiện các nội dung giáo dục HĐTN. Kết quả tìm hiểu nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên và cha mẹ học sinh về tầm quan trọng của việc thực hiện HĐTN theo chương trình giáo dục phổ thông mới được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 2.1 Tầm quan trọng của hoạt động trải nghiệm trong trường
Mức độ Ý kiến của GV Tỷ lệ Ý kiến của phụ huynh Tỷ lệ Không quan trọng 0 0.0% 0 0.0% Ít quan trọng 0 0.0% 0 0.0% Bình thường 0 0.0% 4 20.0% Quan trọng 5 25.0% 6 30.0% Rất quan trọng 15 75.0% 10 50.0%
(Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả)
Kết quả khảo sát cho thấy, đa số cán bộ quản lý, giáo viên và cha mẹ học sinh đều cho rằng việc thực hiện HĐTN theo chương trình giáo dục phổ thông mới là rất quan trọng (chiếm 75%), 25% ý kiến cho rằng Quan trọng. Điều đó có thể khẳng định, có sự thống nhất cao trong đánh giá mức độ quan trọng của việc thực hiện hoạt động giáo dục này. Trên thực tế, việc thực hiện HĐTN trong các nhà trường đặc biệt là cấp THCS được quan tâm chú ý bởi đây là lứa tuổi cần được giáo dục về kĩ năng sống, được trải nghiệm thực tế những điều đã học, được thực hành, luyện tập những kĩ năng quan trọng. Trên cơ sở đó, học sinh THCS hình thành và phát triển những phẩm chất và kĩ năng cần thiết, chuẩn bị cho các cấp học cao hơn.
Bên cạnh đó, tác giả có khảo sát thêm 20 phụ huynh học sinh về tầm quan trọng của hoạt động trải nghiệm trong trường thì có 20% phụ huynh đánh giá là “Bình thường”, 30% đánh giá là “Quan trọng” và có 50% đánh giá là “Rất quan
54
trọng”. Như vậy vẫn còn 1 số ít phụ huynh chưa cảm nhận được tầm quan trọng của hoạt động trải nghiệm sẽ hỗ trợ cho con mình như thế nào.
Từ việc nhận thức một cách đúng đắn, khách quan về tầm quan trọng của việc thực hiện HĐTN trong trường THCS, cán bộ quản lý sẽ có được những yêu cầu, biện pháp cụ thể trong việc quản lý hoạt động giáo dục này, giáo viên cũng thấy được vị trí, trách nhiệm của mình trong quá trình tổ chức thực hiện. Còn đối với cha mẹ học sinh có sự đánh giá về tầm quan trọng của việc thực hiện HĐTN đối với sự phát triển về phẩm chất, năng lực của con em mình.
2.3.2. Thực trạng mức độ thực hiện nội dung, các loại hình hoạt động và hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở trường Trung học cơ sở Đại Tập, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên
2.3.2.1. Đánh giá mức độ thực hiện nội dung hoạt động trải nghiệm
Trong chương trình giáo dục phổ thông mới đối với HĐTN ở cấp THCS có đề cập tới 4 nội dung giáo dục, đó là: hoạt động hướng vào bản thân, hoạt động hướng vào xã hội, hoạt động hướng tới tự nhiên, hoạt động hướng nghiệp. Trong đó, nội dung chương trình HĐTN sẽ tập trung nhiều hơn đến các HĐ phát triển bản thân, phát triển các kĩ năng sống, quan hệ của học sinh với thầy, cô, bạn bè, người thân trong gia đình, các HĐTN gắn với tìm hiểu một số nghề trong xã hội. Trên thực tế, trường THCS Đại Tập cũng đã và đang thực hiện các nội dung giáo dục này ở các năm học qua dưới hình thức là các HĐTN sáng tạo.
Kết quả khảo sát trên phiếu được thể hiện cụ thể qua bảng sau:
Bảng 2.2. Mức độ thực hiện các nội dung hoạt động trải nghiệm
TT Nội dung của HĐTN
Mức độ thực hiện ĐTB Rất không thường xuyên Không thường xuyên Trung bình Thường xuyên Rất thường xuyên
1 Hoạt động hướng vào bản thân 4.65
55
1.2 Hoạt động rèn luyện bản thân 6 14 4.70
2 Hoạt động hướng đến xã hội 3.92
2.1 Hoạt động chăm sóc gia đình 8 8 4 3.80
2.2 Hoạt động xây dựng nhà trường 3 5 12 4.45 2.3 Hoạt động xây dựng cộng đồng 2 8 8 2 3.50
3 Hoạt động hướng đến tự nhiên 4.13
3.1 Hoạt động tìm hiểu và bảo tồn cảnh quan thiên nhiên
1 8 11 4.50
3.2 Hoạt động tìm hiểu và bảo vệ môi trường
1 8 6 5 3.75
4 Hoạt động hướng nghiệp 3.32
4.1 Hoạt động tìm hiểu nghề nghiệp 5 5 10 4.25
4.2 Hoạt động rèn luyện phẩm chất, năng lực phù hợp với định hướng nghề nghiệp 1 6 8 3 2 2.95 4.3
Hoạt động lựa chọn hướng nghề nghiệp và lập kế hoạch học tập theo định hướng nghề nghiệp
6 5 1 4 4 2.75
(Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả)
Kết quả khảo sát trong bảng cho thấy, hai nội dung của HĐTN là Hoạt động
hướng vào bản thân và Hoạt động hướng đến tự nhiên được đánh giá ở mức độ khá
thường xuyên với ĐTB lần lượt = 4.65 và 4.13. Trao đổi thêm với tôi, cô giáo: Phạm T.H. - Hiệu trưởng của trường cho biết: Đối với hoạt động hướng vào bản thân, đặc biệt là các hoạt động khám phá và rèn luyện bản thân được giáo viên và nhà trường hết sức quan tâm và chú trọng. Bởi đây là những hoạt động nhằm giúp học sinh hiểu về bản thân mình, tự nhận thức được hình ảnh bản thân cũng như rèn luyện nền nếp, thói quen tự phục vụ, các kĩ năng sống cần thiết trong việc thích ứng với cuộc sống xã hội. Bên cạnh đó, những hoạt động hướng đến tự nhiên cũng được các nhà trường thường xuyên thực hiện. Bởi vì việc thực hiện các hoạt động này không chỉ có ý nghĩa đối với học sinh mà còn dễ thực hiện, nhất là trên địa bàn
56
huyện Khoái Châu. Hàng năm, nhà trường thường tổ chức những hoạt động thăm quan các địa điểm là danh lam, thắng cảnh của Hưng Yên, những hoạt động lao động công ích vì môi trường và bảo tồn các giá trị thiên nhiên và môi trường sống...
Xếp thứ ba là Hoạt động hướng đến xã hội cũng được cán bộ quản lý, giáo viên và cha mẹ học sinh đánh giá việc thực hiện ở mức độ khá thường xuyên với ĐTB =3.92. Trong số các hoạt động thường được tổ chức thì Hoạt động xây dựng nhà trường được thực hiện nhiều hơn (với ĐTB = 4.45) gắn với nhiều hoạt động trong mỗi nhà trường THCS trên địa bàn. Trong khi đó, các hoạt động chăm sóc gia
đình và hoạt động xây dựng cộng đồng mặc dù đã được quan tâm, chú ý những việc
thực hiện còn gặp một số khó khăn.
Đối với Hoạt động hướng nghiệp thì được đánh giá thực hiện ở mức độ "Trung bình" với ĐTB = 3.32. Đối với học sinh THCS những hoạt động rèn luyện phẩm chất,
năng lực phù hợp định hướng nghề nghiệp cũng như Hoạt động lựa chọn hướng nghề nghiệp và lập kế hoạch học tập theo định hướng nghề nghiệp còn chưa được các em
quan tâm. Các nhà trường cũng cho rằng, với học sinh cấp THCS thì những nội dung trên chưa phải là nội dung trọng tâm mà yêu cầu trẻ phải có những hiểu biết ngay. Những nội dung mang tính hướng nghiệp sẽ tập trung nhiều hơn cho học sinh cấp THCS và THPT. Do đó, các nhà trường thường tổ chức các hoạt động phù hợp với độ tuổi giúp học sinh THCS được tìm hiểu về nghề nghiệp cũng như thăm quan các cơ quan, xí nghiệp, làng nghề... thu hút được sự tham gia nhiệt tình của học sinh. Cụ thể nội dung này được đánh giá với ĐTB cao hơn các nội dung còn lại, ĐTB = 4.25.
Như vậy, trong các nội dung giáo dục được thực hiện thì nội dung giáo dục là các hoạt động hướng vào bản thân, hướng đến xã hội, hướng đến tự nhiên được thực hiện thường xuyên hơn. Hoạt động hướng nghiệp cũng được các nhà trường thực hiện nhưng chưa nhiều. Trên cơ sở xác định được mức độ thực hiện các nội dung HĐTN sẽ góp phần làm rõ hơn các loại hình hoạt động và hình thức tổ chức các HĐTN tương ứng các nội dung nêu trên.
2.3.3.2. Đánh giá mức độ thực hiện các loại hình và hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm
57
• Mức độ thực hiện các loại hình hoạt động trải nghiệm
Nội dung HĐTN được cụ thể hóa thành các loại hình hoạt động khác nhau, đó là: sinh hoạt dưới cờ, sinh hoạt lớp, hoạt động giáo dục theo chủ đề, hoạt động câu lạc bộ. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện sẽ có những khó khăn và thuận lợi nhất định. Kết quả khảo sát mức độ thực hiện các loại hình hoạt động trên được thể hiện trong bảng dưới đây:
Bảng 2.3. Mức độ thực hiện các loại hình hoạt động trải nghiệp
TT Các loại hình hoạt động tổ chức HĐTN Các mức độ tổ chức ĐTB Không thường xuyên Ít thường xuyên Trung bình Thường xuyên Rất thường xuyên
1 Sinh hoạt dưới cờ 0 0 0 4 16 4.80
2 Sinh hoạt lớp 0 0 0 2 18 4.90
3 Hoạt động giáo dục theo chủ đề 0 4 10 4 2 3.20
4 Hoạt động câu lạc bộ 0 2 7 9 2 3.55
(Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả)
Trong số các loại hình hoạt động nêu trên, sinh hoạt dưới cờ và sinh hoạt lớp là hai loại hình được tổ chức thường xuyên hơn cả với ĐTB = 4.80 và ĐTB = 4.90. Khi chưa có chương trình giáo dục phổ thông mới thì hai loại hình hoạt động này cũng đã được tổ chức dưới hình thức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. Mặc dù là những hoạt động được tổ chức thường xuyên nhưng vẫn chưa thực sự gây nhiều hứng thú cho học sinh.
Hoạt động giáo dục theo chủ đề bao gồm HĐTN thường xuyên và HĐTN định kỳ. Trong đó, HĐTN thường xuyên có sự tham gia theo dõi, giám sát và đánh giá không chỉ giáo viên mà cả cha mẹ học sinh. Còn HĐTN định kỳ vẫn thường được lãnh đạo nhà trường lên kế hoạch mỗi kỳ, mỗi năm học. Tuy nhiên, các hoạt động này mặc dù cũng đã được thực hiện nhưng mức độ thường xuyên cũng chưa cao, chưa đa dạng với ĐTB = 3.20.
58
Hoạt động câu lạc bộ là các hoạt động được thực hiện theo nhu cầu, sở thích, năng khiếu của học sinh. Tuy nhiên, ở các nhà trường vẫn chưa có nhiều câu lạc bộ đa dạng, việc duy trì thực hiện sinh hoạt câu lạc bộ còn gặp những khó khăn nhất định như vấn đề quản lý, kinh phí, thời gian, địa điểm, số lượng hội viên. Đánh giá mức độ thực hiện của loại hình hoạt động này với ĐTB = 3.55.
• Mức độ tham gia các loại hình hoạt động của học sinh
Bên cạnh việc khảo sát thực trạng thực hiện tổ chức các loại hình hoạt động của học sinh, tác giả khảo sát thêm 200 học sinh về các loại hình hoạt động mà học sinh tham gia.
Bảng 2.4. Mức độ tham gia các loại hình hoạt động của học sinh
TT Các loại hình hoạt động tổ chức HĐTN
Các mức độ tham gia của học sinh
ĐTB Không thường xuyên Ít thường xuyên Trung bình Thường xuyên Rất thường xuyên
1 Sinh hoạt dưới cờ 0 0 25 60 115 4.45
2 Sinh hoạt lớp 0 0 0 10 190 4.95
3 Hoạt động giáo dục theo chủ đề 0 41 102 47 10 2.72 4 Hoạt động câu lạc bộ 0 22 75 83 20 3.29
(Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả)
Kết quả cho thấy, học sinh tham gia nhiều nhất là sinh hoạt lớp, tiếp đến là các hoạt động sinh hoạt dưới cờ. Các loại hình hoạt động còn lại có mức độ tham gia không cao, so với mức độ tổ chức thì nhà trường đang có kế hoạch thực hiện đúng theo nhu cầu của học sinh.
• Mức độ thực hiện các hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh Trung học cơ sở
Theo chương trình giáo dục phổ thông mới HĐTN là một dạng hoạt động giáo dục chứ không phải là môn học. Do đó, HĐTN được tổ chức dưới nhiều hình thức khác nhau. Kết quả khảo sát được thể hiện trong bảng sau:
59
Bảng 2.5. Mức độ thực hiện các hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh Trung học cơ sở
TT Các hình thức tổ chức HĐTN Các mức độ tổ chức ĐTB Không thường xuyên Ít thường xuyên Trung bình Thường xuyên Rất thường xuyên 1 Tổ chức trò chơi 3 7 10 4.35
2 Tham quan, dã ngoại 1 4 7 8 4.10
3 Hội thi 1 3 8 8 4.15
4 Hoạt động nhân đạo 6 3 4 2 5 2.85
5 Lao động công ích 3 3 6 8 3.95
6 Đóng kịch 4 2 6 8 3.90
7 Cắm trại 6 3 6 2 3 2.65
8 Giao lưu, tọa đàm 6 3 4 7 3.60
9 Dự án 9 5 4 1 1 2.00
10 Hoạt động tuyên truyền 6 2 4 3 5 2.95
11 Hoạt động theo nhóm sở thích 6 2 4 8 3.70
(Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả)
Trong số các hình thức tổ chức HĐTN cho học sinh THCS thì có 3/11 hình thức được đánh giá ở mức thường xuyên với ĐTB khá cao từ 4.10 – 4.35. Cụ thể: Tổ chức trò chơi được đánh giá là hình thức tổ chức được thực hiện "Rất thường xuyên" với X = 4.35. Trao đổi thêm với một số giáo viên chủ nhiệm, tôi được biết việc tổ chức trò chơi được thực hiện lồng ghép trong các buổi sinh hoạt dưới cờ, sinh hoạt lớp và những buổi sinh hoạt câu lạc bộ và thăm quan, dã ngoại... Lý do để hình thức tổ chức này được thực hiện thường xuyên bởi vì nó dễ tổ chức, tạo không khí vui vẻ, thoải mái và thu hút sự tập trung, chú ý tham gia của nhiều học sinh.
Bên cạnh đó, được đánh giá ở mức độ khá thường xuyên có các hình thức tổ chức như: Tham quan, dã ngoại; Hội thi; lao động công ích; giao lưu, tọa đàm; hoạt động theo nhóm sở thích. Theo dõi bản kế hoạch cũng như những báo cáo tổng kết của trường trong những năm học gần đây cũng thấy rõ được điều này.
60
Các hình thức tổ chức khác như: hoạt động nhân đạo, đóng kịch, cắm trại, hoạt động tuyên truyền cũng được tổ chức nhưng không nhiều bởi nó còn phụ thuộc vào nhiều yếu tổ chủ quan và khách quan như: thời gian, địa điểm, kế hoạch năm học...
Riêng hình thức hoạt động theo dự án còn ít được thực hiện, chưa thực sự thu hút sự quan tâm chú ý của các em học sinh đầu cấp. Những dự án thực hiện và duy trì được còn gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, đây là hình thức hoạt động còn được cho là khá mới mẻ nhưng nếu được thực hiện thường xuyên sẽ rèn luyện cho học sinh nhiều kĩ năng sống như: kĩ năng lập kế hoạch, kĩ năng hợp tác, kĩ năng đặt mục tiêu, kĩ năng đánh giá...và cũng là cơ hội để học sinh được trải nghiệm thực tế.
• Mức độ tham gia các hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm của học sinh Trung học cơ sở
Bảng 2.6 Mức độ tham gia các hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm của học sinh
TT Các hình thức tổ chức HĐTN
Các mức độ tham gia của học sinh
ĐTB Không thường xuyên Ít thường xuyên Trung bình Thường xuyên Rất thường xuyên 1 Tổ chức trò chơi 35 65 100 4.33
2 Tham quan, dã ngoại 12 38 62 88 4.01
3 Hội thi 11 34 75 80 4.01
4 Hoạt động nhân đạo 68 34 32 28 38 1.99
5 Lao động công ích 20 34 36 49 61 3.05
6 Đóng kịch 48 18 69 65 3.28
7 Cắm trại 48 18 54 80 3.35
8 Giao lưu, tọa đàm 67 23 47 63 2.86