Thực trạng nhận thức về vai trò, sự cần thiết về công tác quản trị hoạt

Một phần của tài liệu Quản trị hoạt động trải nghiệm tại trường trung học cơ sở đại tập, huyện khoái châu, tỉnh hưng yên trong bối cảnh thực hiện chương trình giáo dục phổ thông 2018 (Trang 72)

9. Cấu trúc luận văn

2.4.1. Thực trạng nhận thức về vai trò, sự cần thiết về công tác quản trị hoạt

động trải nghiệm theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở trường Trung học cơ sở Đại Tập, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên của cán bộ quản lý, giáo viên và cha mẹ học sinh

Nhận thức đúng về sự cần thiết của công tác quản trị HĐTN theo chương trình giáo dục phổ thông mới có ý nghĩa quan trọng đối với việc tổ chức, thực hiện cũng như quản trị HĐTN trong các nhà trường THCS. Với ý nghĩa đó, chúng tôi tiến hành khảo sát về tính cần thiết của việc quản trị HĐTN theo chương trình giáo dục phổ thông mới và thu được kết quả như sau:

Bảng 2.7 Mức độ cần thiết của việc quản trị hoạt động trải nghiệm

Mức độ Ý kiến Tỷ lệ

Không cần thiết 0 0.0%

Ít cần thiết 0 0.0%

62

Cần thiết 13 65.0%

Rất cần thiết 5 25.0%

(Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả)

Hầu hết ý kiến đều tập trung nhấn mạnh đến sự cần thiết của việc quản trị HĐTN theo chương trình giáo dục phổ thông mới tại các nhà trường THCS (chiếm tỷ lệ 90% từ mức độ cần thiết đến rất cần thiết). HĐTN muốn thực hiện có hiệu quả phải có sự quản trị, giám sát và chỉ đạo kịp thời của bộ phận lãnh đạo cũng như có sự hướng dẫn, quản trị của đội ngũ giáo viên khi tổ chức hoạt động cho học sinh. Đối với lực lượng xã hội ngoài nhà trường phải nói đến vai trò quản lý của cha mẹ học sinh trong việc theo dõi, hướng dẫn trẻ. HĐTN không phải là một môn học chỉ diễn ra trên lớp mà là hệ thống các hoạt động giáo dục khác nhau nhằm hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất cho học sinh. Với tính đặc thù thể hiện ở sự đổi mới về không gian, thời gian, địa điểm, nội dung, phương pháp mới...và sự quản trị gắn với coi trọng tính tự chủ và tự chịu trách nhiệm. Do đó, nhận thức đúng về sự cần thiết của việc quản trị HĐTN sẽ là cơ sở để tổ chức một cách hiệu quả, khoa học hoạt động này trong nhà trường THCS.

2.4.2.Thực trạng nhận thức về vai trò của Hiệu trưởng trong công tác quản trị hoạt động trải nghiệm theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở trường Trung học cơ sở Đại Tập, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên

Trong công tác quản trị các hoạt động nói chung ở mỗi nhà trường không thể thiếu vai trò của người đứng đầu - chính là Hiệu trưởng. Đối với HĐTN được thực hiện ở mỗi nhà trường cũng vậy, vai trò của hiệu trưởng được thể hiện ở nhiều khía cạnh khác nhau. Kết quả khảo sát đánh giá vai trò của người Hiệu trưởng đối với việc quản trị HĐTN ở trường THCS thể hiện như sau:

63

Bảng 2.8. Nhận thức về vai trò của hiệu trưởng trong việc quản trị hoạt động trải nghiệm ở trường Trung học cơ sở

TT Các vai trò Đồng ý Phân vân Không đồng ý

SL % SL % SL %

1

Chỉ đạo, theo dõi việc xây dựng kế hoạch HĐTN theo năm học

10 50.0% 9 45.0% 1 5.0%

2 Chỉ đạo việc thực hiện, kiểm

tra, đánh giá HĐTN 18 81.8% 1 5.0% 1 5.0%

3

Chỉ huy, tạo những điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện HĐTN có hiệu quả

5 22.7% 14 70.0% 1 5.0%

4

Xây dựng cơ chế phối hợp giữa các lực lượng giáo dục trong tổ chức HĐTN

17 77.3% 2 10.0% 1 5.0%

5.

Tạo môi trường phát huy tính tự chủ và chịu trách nhiệm trong tổ chức HĐTN

17 86.4% 3 15.0% 0 0.0%

(Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả)

Có thể thấy trong công tác quản trị HĐTN, vai trò của người hiệu trưởng được thể hiện ở nhiều khía cạnh khác nhau. Với vai trò Chỉ đạo việc thực hiện, kiểm

tra, đánh giá HĐTN được nhiều ý kiến đồng tình nhất chiếm tỷ lệ 90.0%. Đổi mới

hình thức kiểm tra, đánh giá học sinh trong HĐTN là việc làm rất quan trọng. Trong đó, vai trò chủ yếu vẫn là của nhà trường mà người trực tiếp quản trị việc này lại là Hiệu trưởng. Do đó, người Hiệu trưởng phải có sự theo dõi, giám sát chặt chẽ toàn bộ quá trình diễn ra hoạt động của giáo viên cũng như của học sinh để kịp thời thống nhất và điều chỉnh nếu cần thiết.

Xếp thứ 2 là vai trò của Hiệu trưởng trong việc Xây dựng cơ chế phối hợp giữa các lực lượng giáo dục trong tổ chức HĐTN và Tạo môi trường phát huy tính tự chủ và chịu trách nhiệm trong tổ chức HĐTN cũng tập trung nhiều ý kiến đồng

64

tình, chiếm tỷ lệ 85%. Có 3 lực lượng giáo dục quan trọng trong quá trình tổ chức HĐTN là nhà trường, gia đình và cộng đồng xã hội. Trong đó, ở mỗi nhà trường đứng đầu và chịu trách nhiệm chính là người hiệu trưởng. Họ là cầu nối giữa các lực lượng nêu trên trong việc xây dựng kế hoạch, tạo dựng mối quan hệ cũng như phối hợp trong việc kiểm tra, giám sát, đánh giá việc thưc hiện HĐTN trong cũng như ngoài nhà trường. Đặc biệt khi quản trị HĐTN cần coi trọng môi trường phát huy tính tự chủ của GV và HS.

Bên cạnh đó, người Hiệu trưởng cũng thể hiện ở vai trò chỉ đạo, theo dõi việc xây dựng kế hoạch HĐTN theo năm học, chiếm tỷ lệ 50.0%. Vai trò này còn

thể hiện ở việc người Hiệu trưởng trực tiếp chỉ đạo đội ngũ giáo viên hoàn thiện và cụ thể hóa kế hoạch năm học trong các kỳ học, tuần học.

Đối với vai trò Chỉ huy, tạo những điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện HĐTN có hiệu quả thì vẫn còn nhiều ý kiến Phân vân, với tỷ lệ 70.0%. Trao đổi với

một vị là hội trưởng hội phụ huynh học sinh trong trường cho biết: "Cần làm rõ hơn

vai trò của Hiệu trưởng trong việc chỉ huy và tạo điều kiện thuận lợi về những mặt nào để quá trình thực hiện HĐTN diễn ra có hiệu quả, từ đó khắc phục những khó khăn khi tổ chức thực hiện...". Về điều này, vai trò người Hiệu trưởng cần được thể

hiện ở việc tạo điều kiện về chủ trương, xây dựng kế hoạch phù hợp, xây dựng đội ngũ giáo viên đạt chuẩn, tạo điều kiện về mặt cơ sở vật chất...phục vụ cho quá trình tổ chức các HĐTN trong cũng như ngoài nhà trường.

Như vậy, trên cơ sở đánh giá đúng những vai trò của người Hiệu trưởng trong quản trị HĐTN cho học sinh ở trường THCS sẽ góp phần nâng cao hơn nhận thức của các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường. Mặt khác, đội ngũ cán bộ quản lý mà cụ thể là Hiệu trưởng trong mỗi nhà trường thấy rõ hơn vai trò, vị trí, trách nhiệm của mình trong quản trị HĐTN cho học sinh để từ đó thực hiện hoạt động quản lý có hiệu quả hơn.

65

2.4.3.Thực trạng xây dựng kế hoạch hoạt động trải nghiệm cho học sinh theo chương trình giáo dục phô thông mới ở trường Trung học cơ sở Đại Tập, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên

Bất kỳ hoạt động nào diễn ra muốn có kết quả tốt và đúng hướng thì đều phải dựa trên kế hoạch. Việc xây dựng kế hoạch hoạt động cũng sẽ giúp cho việc tổ chức thực hiện cũng như kiểm tra, đánh giá trở nên có cơ sở hơn, khách quan hơn. Kết quả khảo sát về quản trị việc xây dựng kế hoạch HĐTN cho học sinh ở trường THCS trên địa bàn được thể hiện trong bảng sau:

Bảng 2.9. Thực trạng xây dựng kế hoạch hoạt động trải nghiệm cho học sinh theo chương trình giáo dục phổ thông mới

TT Các nội dung khảo sát

Mức độ hiệu quả ĐTB Khôn g hiệu quả Ít hiệu quả Trung bình Hiệu quả Rất hiệu quả 1 Xây dựng kế hoạch HĐTN cụ thể cho từng năm học 0 4 4 6 6 3.70

2 Huy động các lực lượng tham gia

xây dựng kế hoạch. 0 8 6 4 2 3.00

3 Xác định rõ mục tiêu của HĐTN 0 0 3 8 9 4.30

4 Xây dựng các HĐTN phù hợp với

mục tiêu. 0 5 5 6 4 3.45

5 Phân bổ nguồn lực cụ thể cho

từng hoạt động. 0 5 2 8 5 3.65

6 Sắp xếp tiến độ thực thi các hoạt

động phù hợp. 0 5 5 6 4 3.45

7 Xác định biện pháp và cách thức

thực hiện các hoạt động thiết thực 0 7 7 4 2 3.05 Xác định các tiêu chuẩn kiểm tra

66 8 động theo kế hoạch phù hợp.

9 Hướng dẫn các tổ chuyên môn lập

kế hoạch HĐTN 0 5 3 8 4 3.55

10 Phê duyệt kế hoạch HĐTN của tổ

chuyên môn. 0 0 6 8 6 4.00

11

Hướng dẫn giáo viên xây dựng kế hoạch HĐTN theo chương trình giáo dục phổ thông mới

0 5 7 6 2 3.25

12 Phê duyệt kế hoạch HĐTN của

giáo viên. 0 2 6 6 6 3.80

(Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả)

Nội dung quản trị việc xây dựng kế hoạch HĐTN theo chương trình giáo dục phổ thông mới được thể hiện ở khâu chỉ đạo giáo viên, tổ chuyên môn lập kế hoạch thực hiện và khâu triển khai các kế hoạch đã được xây dựng. Kết quả khảo sát trong bảng 2.7 cho thấy:

Thứ nhất, trong khâu quản lý chỉ đạo giáo viên, tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch HĐTN thì nhà trường đã làm tốt được việc xây dựng kế hoạch tổ chức HĐTN theo từng năm học. Những việc được đánh giá là đã làm khá tốt như: Xác định rõ mục tiêu của HĐTN; Xây dựng các HĐTN phù hợp với mục tiêu; Phân bổ nguồn lực cụ thể cho từng hoạt động; Hướng dẫn các tổ chuyên môn lập kế hoạch HĐTN; Phê duyệt kế hoạch HĐTN của tổ chuyên môn; Phê duyệt kế hoạch HĐTN của giáo viên. Kết quả khảo sát cũng thể hiện cả cán bộ quản lý và giáo viên đều đồng ý với việc mà hiệu trưởng làm tương đối hiệu quả, đó là có hướng dẫn các tổ chuyên môn, giáo viên lập kế hoạch và phê duyệt kế hoạch. Điều này cho thấy Hiệu trưởng đã quan tâm đến công tác lập kế hoạch và quản lý kế hoạch của đội ngũ cán bộ và giáo viên của mình.

Bên cạnh đó, trong quá trình quản trị việc xây dựng kế hoạch HĐTN cũng gặp phải những khó khăn và hạn chế nhất định. Chẳng hạn như: Huy động các lực lượng

67

tham gia xây dựng kế hoạch; Hướng dẫn giáo viên xây dựng kế hoạch HĐTN theo chương trình giáo dục phổ thông mới; Xác định biện pháp và cách thức thực hiện các hoạt động thiết thực, với ĐTB chỉ từ 3.00 - 3.25. Việc huy động các lực lượng cùng tham gia xây dựng kế hoạch ở trường còn hạn chế. Khi xây dựng kế hoạch tổ chức HĐTN còn thiếu tính sáng tạo, mang tính máy móc chưa có sự linh hoạt. Đặc biệt là sự đổi mới qua từng năm học. Điều này cũng dẫn đến việc các tổ chuyên môn và giáo viên xây dựng kế hoạch chưa hiệu quả.

Ngoài ra, việc phân bổ nguồn lực, sắp xếp tiến độ thực thi, xác định biện pháp, xác định tính khả thi của từng biện pháp... cũng chưa thực sự được đầu tư. Thực tế nhiều nhà trường khi thực hiện chưa thật sự bám sát vào thời gian, nguồn nhân lực, biện pháp đưa ra mới theo chủ quan của cá nhân, chưa bám sát vào thực tế của nhà trường.

2.4.4.Thực trạng tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động trải nghiệm theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở trường Trung học cơ sở Đại Tập, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên

Sau khi tiến hành xây dựng kế hoạch HĐTN cần có sự quản trị việc thực hiện kế hoạch đó như thế nào? Kết quả khảo sát được thể hiện như sau:

Bảng 2.10. Thực trạng tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh theo chương trình giáo dục phổ thông mới

TT Nội dung Mức độ thực hiện ĐTB Không hiệu quả Ít hiệu quả Trung bình Hiệu quả Rất hiệu quả 1

Thành lập ban chỉ đạo triển khai thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới, trong đó có HĐTN

0 0 9 4 7 3.90

2

Tổ chức bồi dưỡng nâng cao năng lực thực hiện HĐTN cho giáo viên và các lực lượng giáo dụckhác

68 3

Phát huy vai trò tổ chuyên môn trong tổ chức thực hiện kế hoạch HĐTN

0 0 11 2 7 3.80

4 Phân công giáo viên phụ trách

các hoạt động một cách hợp lý 0 0 11 3 5 3.50

5

Thống nhất cơ chế phối hợp với các lực lượng giáo dục

khác trong tổ chức HĐTN.

0 4 8 3 5 3.45

6

Phối hợp tốt với tổ chức Đoàn, Đội trong triển khai

HĐTN cho học sinh

0 8 5 2 5 3.20

7

Phát huy vai trò tham gia của ban đại diện cha mẹ học sinh trong tổ chức HĐTN.

0 9 6 2 3 2.95

8

Huy động được các lực lượng khác trong xã hội cùng tham gia

thực hiện HĐTN cho học sinh

0 10 6 1 3 2.85

9

Thảo luận với giáo viên và các lực lượng giáo dục khác về mục tiêu, yêu cầu, nội dung, hình thức, phương pháp tổ chức HĐTN cho học sinh; coi trọng tính chủ động của GV

0 10 6 2 2 2.80

(Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả)

Nhìn chung, đã có sự quản lý kế hoạch tổ chức HĐTN cho học sinh tuy nhiên mức độ hiệu quả chưa cao. Điều này thể hiện ở ĐTB ở 9 nội dung được khảo sát đạt từ 2.80 - 3.90.

Có 3/9 nội dung khảo sát được đánh giá mức độ hiệu quả cao hơn với ĐTB đạt trên 3.80. Đó là: Thành lập ban chỉ đạo triển khai thực hiện chương trình giáo dục

69

cho giáo viên và các lực lượng giáo dục khác; Phát huy vai trò tổ chuyên môn trong tổ chức thực hiện kế hoạch HĐTN. Khi tiếp cận chương trình giáo dục phổ thông mới,

trường đều nghiêm túc tiếp nhận chỉ đạo và khẩn trương thành lập Ban chỉ đạo triển khai tới toàn thể đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên trong trường. Tổ chức bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên, nhất là những giáo viên đã được giao nhiệm vụ thực hiện trực tiếp các hoạt động. Trực tiếp chỉ đạo, giám sát giáo viên là các tổ chuyên môn trong thực hiện HĐTN.

Có 2/9 nội dung khảo sát còn thực hiện chưa hiệu quả là Phát huy vai trò tham

gia của ban đại diện cha mẹ học sinh trong tổ chức HĐTN và Huy động được các lực lượng khác trong xã hội cùng tham gia thực hiện HĐTN cho học sinh. Tìm hiểu thêm về

nội dung này, cô giáo H của trường THCS Đại Tập chia sẻ: “Ở các lớp giáo viên đều tổ chức các buổi họp có sự tham gia của cha mẹ học sinh nhưng vì điều kiện và hoàn cảnh mỗi gia đình học sinh khác nhau nên khó phát huy được sự tham gia của họ khi tổ chức các HĐTN cho học sinh, nếu có thì chỉ có một số lượng rất ít”. Ngoài ra, việc huy động các lực lượng giáo dục khác như: cơ quan, tổ chức, đoàn thể, các nhà máy, công ty, doanh nghiệp... trên địa bàn nhà trường đóng còn gặp những khó khăn nhất định, cũng đã có sự tham gia nhưng chưa nhiều hoặc chưa hiệu quả.

2.4.5.Thực trạng chỉ đạo thực hiện hoạt động trải nghiệm theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở trường Trung học cơ sở Đại Tập, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên

Để HĐTN diễn ra có kết quả cần có sự chỉ đạo, giám sát việc thực hiện hoạt động giáo dục đó cho học sinh. Đánh giá hiệu quả của việc chỉ đạo thực hiện HĐTN ở trường THCS trên địa bàn huyện Khoái Châu được thể hiện trong bảng dưới đây:

70

Bảng 2.11. Thực trạng chỉ đạo thực hiện hoạt động trải nghiệm cho học sinh

TT Nội dung khảo sát

Mức độ thực hiện ĐTB Không hiệu quả Ít hiệu quả Trung bình Hiệu quả Rất hiệu quả 1

Chỉ đạo giáo viên xây dựng kế hoạch hoạt động thường xuyên: kế hoạch cá nhân, nội dung và hình thức HĐTN theo từng chủ đề, chủ điểm

0 4 10 3 3 3.25

2

Chỉ đạo giáo viên phối kết hợp với tổ chức Đoàn, Đội các lực lượng giáo dục khác trong tổ chức HĐTN

0 6 8 3 3 3.15

3

Chỉ đạo giáo viên thực hiện đổi mới phương pháp và đa dạng hóa các hình thức tổ chức HĐTN

0 8 8 3 1 2.85

4

Chỉ đạo giáo viên thực hiện có hiệu quả nội dung, chương trình HĐTN

0 0 10 7 3 3.65

5

Chỉ đạo tăng cường cơ sở vật chất, tài chính phục vụ tổ chức

Một phần của tài liệu Quản trị hoạt động trải nghiệm tại trường trung học cơ sở đại tập, huyện khoái châu, tỉnh hưng yên trong bối cảnh thực hiện chương trình giáo dục phổ thông 2018 (Trang 72)