- Đánh giá trong dạy học
1.4.1. Khái niệm quản lý/quản trị
Từ xa xưa, quản lý và quản trị đã có vai trò quan trọng với tất cả xã hội trên thế giới. Ở nước ta quản lý và quản trị là 2 từ đã có từ lâu trong lĩnh vức giáo dục. Vậy, quản lý là gì ? Quản trị là gì ?
* Khái niệm quản lý
Quản lý là một hoạt động xuất hiện từ khi xã hội loài người hình thành các tổ chức như một nhu cầu tất yếu khách quan. Đến nay, quản lí đã trở thành một hoạt động phổ biến, diễn ra trên mọi lĩnh vực, mọi cấp độ xã hội.
Theo Harold Koontz và Cyril O’Donnell:“Quản lý là thiết lập và duy trì một môi trường mà các cá nhân làm việc với nhau trong từng nhóm có thể hoạt động hữu hiệu và có kết quả.”
dụng các nguồn, tác động tới hoạt động của con người và tạo điều kiện thay đổi để đạt được mục tiêu của tổ chức.”
Theo James Stoner và Stephen Robbins:“Quản lý là tiến trình hoạch định, tổ chức, lãnh đạo và kiểm soát những hoạt động của các thành viên trong tổ chức và sử dụng tất cả các nguồn lực khác của tổ chức nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra”.
Theo Karold Koontz và đồng nghiệp:“Quản lý là một hoạt động thiết yếu, nó đảm bảo phối hợp những nỗ lực cá nhân nhằm đạt được các mục đích của nhóm. Mục tiêu của mọi nhà quản lý là nhằm hình thành một môi trường mà trong đó con người có thể đạt được các mục đích của nhóm với thời gian, tiền bạc, vật chất, và sự bất mãn cá nhân ít nhất” [18].
Tác giả Trần Kiểm cho rằng “Quản lý là những tác động của chủ thể quản lý trong việc huy động, kết hợp, sử dụng, điều chỉnh, điều phối các nguồn lực (nhân lực, vật lực, tài lực) trong và ngoài tổ chức (chủ yếu là nội lực) một cách tối ưu nhằm đạt mục đích của tổ chức với hiệu quả cao nhất” [24].
Tác giả Nguyễn Quốc Chí và Nguyễn Thị Mỹ Lộc nêu rõ “Quản lý là sự tác động có định hướng, có chủ đích của chủ thể quản lý (người quản lý) đến khách thể quản lý (người bị quản lý) trong một tổ chức nhằm làm cho tổ chức vận hành và đạt mục tiêu của tổ chức” [11].
Theo tác giả Bùi Minh Hiền và các cộng sự thì Quản lý là một quá trình tác động có tổ chức, có hướng đích của chủ thể quản lý đến đối tượng quản lý nhằm đạt được mục tiêu đề ra. Trong đó được hiểu :
- Quản lý là hoạt động có hướng đích, có mục tiêu được xác định để qua đó tổ chức, chỉ đạo thực hiện có hiệu quả ;
- Quản lý tạo ra môi trường thuận lợi để mọi cá nhân và tập thể hợp tác nhau hoàn thành mục tiêu. Đó là mối quan hệ giữa người và người, giữa chủ thể với đối tượng quản lý, giữa hệ thống và khách thể quản lý.
- Quản lý là tận dụng mọi nguồn lực bên trong và bên ngoài, mọi cơ hội để đạt được mục tiêu chất lượng. [19].
Theo định nghĩa của tác giả Nguyễn Công Khanh, khi cho rằng “Quản lý là tác động có mục đích, có kế hoạch của chủ thể quản lý đến tập thể những người lao
động nhằm thực hiện những mục tiêu dự kiến” [23].
Ở Việt Nam, quản lý là “ Tổ chức và điều khiển các hoạt động theo những yêu cầu nhất định” ; “ Quản lý là quá trình tác động có chủ đích của chủ thể quả lý lên đối tượng quản lý trong một tổ chức nhằm làm cho tổ chức vận hành và đạt được mục đích, sứ mạng của tổ chức- mục tiêu của nahf quản lý ; Hay, quản lý là quá trình đạt đến mục tiêu của tổ chứ bằng cách vận dụng quy luật các hoạt động (chức năng) kế hoạch hóa, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra.
* Khái niệm quản trị
Một số tài liệu nước ngoài khi trao đổi về khái niệm quản trị có nhấn mạnh : điểm tựa của khái niệm quản trị gắn với 3 vấn đề, đó là sự phân bổ quyền lực cho cơ sở và trong cơ sở, cách thức đo lường đánh giá hiệu quả công việc và thực hiện nhiệm vụ của đơn vị, tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của cơ sở cũng như của đội ngũ trong cơ sở đó.
Trong cuốn “ Tinh hoa của quản trị” của Peter F. Drucker có viết “Quản trị phải tập trung vào kết quả và thành tích hoạt động của tổ chức” [28].
Theo Thông tư 14/2018/TT-BGDĐT ngày 20/7/2018 của Bộ GD&ĐT thì quản trị nhà trường theo góc nhìn của lí thuyết hoạt động thì “ Quản trị nhà trường là quá trình xây dựng các định hướng, quy định, kế hoạch hoạt động trong nhà trường; tổ chức hoạt động dạy và học, giáo dục học sinh thông qua huy động, sử dụng các nguồn lực, giám sát, đánh giá trên cơ sở tự chủ, có trách nhiệm giải trình để phát triển chương trình theo sứ mệnh, tầm nhìn và các mục tiêu giáo dục của nhà trường” [6].
Hoặc “Quản trị là một quá trình do một hay nhiều người thực hiện nhằm phối hợp các hoạt động của những người khác để đạt được những kết quả mà một người hoạt động riêng rẽ không thể nào đạt được”. Với cách hiểu này, hoạt động quản trị chỉ phát sinh khi con người kết hợp với nhau thành tổ chức. [33], [34].
Quản trị là tiến trình thực hiện các hoạt động nhằm đảm bảo sự hoàn thành công việc qua những nỗ lực của người khác. Quản trị là phối hợp hiệu quả các hoạt động của người cùng chung trong tổ chức. Đây là quá trình nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra bằng việc phối hợp nguồn lực của tổ chức. Quản trị còn là quá trình các nhà
quản trị hoạch định, tổ chức, lãnh đạo và kiểm tra.
Từ các khái niệm nêu trên ta có thể hiểu “ Quản trị là xây dựng và vận hành một hệ thống các quy trình hướng dẫn và kiểm soát các hoạt động nhằm đạt hiệu quả cao nhất.”