- Đánh giá trong dạy học
3.2.6. Tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động KT, ĐG thành tích học tập của học
học sinh theo định hướng phát triển năng lực
Ngăn chặn những tiêu cực xảy ra trong hoạt động KT, ĐG thành tích học tập của người học. Đồng thời, nếu phát hiện ra sai sót, lệch lạc trong các khâu của quá trình kiểm tra đánh giá sẽ có biện pháp ngăn chặn hoặc khắc phục kịp thời.
3.2.6.2. Nội dung biện pháp
Kiểm tra tất cả các vấn đề liên quan đến hoạt động này, nhưng tập trung kiểm tra, giám sát việc thực hiện kế hoạch kiểm tra đánh giá; công tác chuẩn bị kiểm tra; ra đề, in, sao đề kiểm tra; tổ chức coi, chấm kiểm tra; xử lý kết quả và ghi điểm; thực hiện quy chế đánh giá xếp loại học sinh.
3.2.6.3. Cách thức thực hiện
- Với quá trình xây dựng tiêu chí và quy trình kiểm tra, đánh giá:
Chi ủy, BGH, trưởng các tổ chức đoàn thể trong nhà trường cần kết hợp chặt chẽ với nhau, tạo lập một ban soạn thảo các tiêu chuẩn, xây dựng quy trình đánh giá hoạt động KT, ĐG thành tích học tập của người học theo định hướng phát triển năng lực một cách công khai. Sau khi dự thảo các tiêu chuẩn và quy trình đánh giá, tổ chức cho cán bộ, giáo viên, nhân viên trong nhà trường thảo luận và góp ý bổ sung. Ban thi đua điều chỉnh, hoàn thiện nội dung trình hiệu trưởng duyệt và thực hiện tổ chức kiểm tra, đánh giá theo đúng quy trình và tiêu chuẩn đó.
Xây dựng các tiêu chí đánh giá cụ thể, rõ ràng làm cơ sở cho giáo viên phấn đấu rèn luyện và dần hoàn thiện bản thân. Cơ sở để xây dựng các tiêu chuẩn đánh giá hoạt động KT, ĐG thành tích học tập của người học các Thông tư, văn bản của Bộ Giáo dục về KT, ĐG học sinh. Cần xây dựng tiêu chuẩn đánh giá một cách khoa học bằng cách cụ thể hóa các mặt rèn luyện. Tiêu chuẩn đánh giá cần phải được lượng hóa thành định mức điểm phù hợp để xếp loại xuất sắc, tốt, khá, trung bình, yếu.
Trong quá trình thanh kiểm tra hoạt động KT, ĐG thành tích học tập của HS cần tập trung vào ba khâu chính đó là: chuẩn bị kỳ kiểm tra; tổ chức coi, chấm kiểm tra; xử lý kết quả và ghi điểm vào kết quả kiểm tra.
+ Kiểm tra công tác chuẩn bị: Kế hoạch công tác chỉ đạo KT, ĐG của các trường (của Hiệu trưởng và tổ chuyên môn); Việc bố trí cán bộ, giáo viên tham gia công tác kiểm tra theo tiêu chuẩn và điều kiện quy định của quy chế; kiểm tra
phương án bố trí lực lượng làm nhiệm vụ coi kiểm tra, giám sát phòng kiểm tra, nhân viên y tế, phục vụ; kiểm tra việc bảo đảm an toàn cho kỳ kiểm tra; kiểm tra việc chuẩn bị cơ sở vật chất và kinh phí tổ chức kiểm tra. Kiểm tra việc xây dựng đề theo đúng yêu cầu kiểm tra, đánh giá thành tích học tập của HS theo định hướng phát triển năng lực.
+ Kiểm tra công tác tổ chức coi, chấm: Kiểm tra phương án phân giáo viên coi, chấm kiểm tra và đánh số báo danh theo yêu cầu đảm bảo tính khách quan; giám sát việc thực hiện lịch kiểm tra, giờ kiểm tra, mở bì đựng đề kiểm tra, giám sát việc gọi học sinh vào phòng cho ngồi đúng vị trí quy định số báo danh theo hướng dẫn của Hội đồng kiểm tra, giám sát việc cán bộ coi kiểm tra thực hiện các quy định về sử dụng giấy kiểm tra, giấy nháp; giám sát việc tuân thủ quy chế kiểm tra của cán bộ giáo viên và học sinh; Giám sát việc thảo luận đáp án và chấm chung. Thực hiện đúng thời gian công bố điểm kiểm tra theo quy chế, đảm bảo tính hợp lý, công khai, dân chủ. Kiểm tra việc chấm bài của giáo viên có theo biểu điểm hay không, có chính xác hay không?
+ Kiểm tra công tác xử lý kết quả: Kiểm tra việc ghi điểm nhằm ngăn chặn và tránh hiện tượng tiêu cực; Tổ chức kiểm dò điểm bài kiểm tra bảng điểm gốc và sổ điểm để tránh hiện tượng sai sót khi nhập điểm; Kiểm tra việc lưu trữ thành tích học tập của học sinh đảm bảo tính liên tục, an toàn và hiệu quả. Kiểm tra việc thực hiện quy chế đánh giá, xếp loại học sinh: Hình thức kiểm tra, hình thức đánh giá, các loại bài kiểm tra, số lần kiểm tra...Ngoài ra cần nắm bắt những thông tin từ phía CBQL, giáo viên và học sinh về vấn đề KT, ĐG thành tích học tập học sinh, từ đó phân tích rõ những ưu điểm và những tồn tại, hạn chế, sai sót trong quá trình thực hiện để từ đó rút kinh nghiệm, phát huy ưu điểm, khắc phục những hạn chế thiếu sót.
Phản hồi thông tin để cải tiến nội dung KT, ĐG thành tích học tập cho HS: - Chỉ đạo đánh giá, phân tích kết quả KT, ĐG thành tích học tập của HS làm căn cứ cho điều chỉnh hoạt động dạy học của GV nhà trường trong kỳ học, năm học tiếp theo.
- Thu thập ý kiến của GV, HS về quy trình tổ chức KT, ĐG thành tích học tập của HS để có sự điều chỉnh hợp lý.
- Phản hồi, giải đáp ý kiến thắc mắc của GV, CMHS, HS liên quan đến công tác tổ chức quy trình KT, DDG kết qua học tập của HS tại ở nhà trường.
3.2.6.4. Điều kiện thực hiện biện pháp
- Có đội ngũ CBQL, GV, thanh tra viên làm việc công bằng, nghiêm túc và
công khai.
- BGH nhà trường quan tâm chỉ đạo thường xuyên công tác kiểm tra, đánh giá thành tích học tập của người học theo định hướng phát triển năng lực.
- Đội ngũ GV nhận thức rõ ý nghĩa của công tác kiểm tra, đánh giá, thống nhất cao về các nội dung đánh giá để thực hiện nghiêm túc. Các khâu cần được thực hiện có kế hoạch, chi tiết và cụ thể.