Kết quả đánh giá ảnh hưởng của chất điều hòa sinh trưởng đến sự

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của các chất điều hòa sinh trưởng đến lan trầm tím (dendrobium nestor) trồng trong chậu tại thái nguyên (Trang 52 - 56)

3. Đối tượng, phạm vi, địa điểm và thời gian nghiên cứu

4.1.3. Kết quả đánh giá ảnh hưởng của chất điều hòa sinh trưởng đến sự

sự phát triển của hoa.

Hoa hay bông là một chồi rút ngắn mang những lá biến thái làm chức năng sinh sản của cây. Là bộ phận chứa cơ quan sinh sản, đặc trưng của thực vật có hoa. Về mặt cấu trúc thực vật học, hoa là một dạng cành đặc biệt. Hoa có thể tạo điều kiện thụ phấn chéo (kết hợp của phấn hoa và nhụy từ các cây hoa khác nhau) hoặc cho phép tự lai ghép (kết hợp của phấn hoa và nhụy từ cùng một hoa). Nhiều hoa đã tiến hóa để hấp dẫn đối với động vật, nhằm mục đích nhờ động vật giúp đỡ việc chuyển giao phấn. Cấu tạo hoa bao gồm: cuống hoa, lá bắc, đài hoa (lá đài), tràng hoa (cánh hoa), bộ nhị, bộ nhụy. Ngoài ra, hoa còn được con người trồng và khai thác nhằm mục đích trang trí, làm đẹp và thậm chí là nguồn cung cấp thức ăn, dược liệu.

Bảng 4.5. Ảnh hưởng của chất điều hòa sinh trưởng đến số nụ và số bông nở của lan trầm sau 50 ngày theo dõi.

Đơn vị tính: (số nụ/chậu), (số bông/chậu)

CT

15 ngày 30 ngày 38 ngày 50 ngày

Số nụ Số bông Số nụ Số bông Số nụ Số bông Số nụ Số bông CT1 (Đ/c) 3.40 c 0 4.13 c 3.86 d 4.93 b 5.2 c 4.93 c 5.33 c CT2 4.46 b 0 5.33 bc 5.33 c 6.26 b 6.26 b 6.26 b 6.27 b CT3 5.26 a 0 6.46 ab 6.47 b 6.66 b 6.66 b 6.20 b 6.20 b CT4 5.60 a 0 7.80 a 7.53 a 8.13 a 8.46 a 9.00 a 9.00 a P <0.05 - <0.05 <0.05 <0.05 <0.05 <0.05 <0.05 LSD0.05 0.53 - 1.52 0.83 1.10 0.75 0.48 0.49 CV% 3.63 - 2.82 3.29 4.54 4.69 3.62 3.62

Qua bảng 4.5 cho thấy sau 15 ngày xuất hiện nụ đầu tiên hầu hết các chậu lan đều xuất hiện nụ và cho số nụ tương ứng, đối với CT4 thì số nụ xuất hiện nhiều nhất với 5.60 (nụ/chậu), tiếp đó là CT3 cũng xuất hiện số nụ gần bằng CT4 với số nụ 5.26 (nụ/chậu), còn CT2 đạt 4.46 (nụ/chậu) và ít nụ hơn là CT1 đối chứng chỉ đạt tới 3.60 (nụ/chậu).

Sau 30 ngày kể từ khi xuất hiện nụ đầu tiên, hầu hết trên các thân rụng lá của cây lan Trầm trong chậu đều xuất hiện các bông hoa, số lượng nụ cũng tăng lên đáng kể, số nụ đạt tỉ lệ cao nhất vẫn là CT4 hỗn hợp giữa Atonik 1.8SL và B1 phun qua lá đạt 7.80 (nụ/chậu) và 7.53 (bông/chậu), tiếp đó là CT3 đạt 6.46 (nụ/chậu) và 6.47 (bông/chậu) và CT2 đạt 5.33 (nụ/chậu) và 5.33 (bông/chậu), duy nhất CT1 tăng ít về số nụ nhưng số bông nở không nhiều.

Sau 38 ngày theo dõi CT4 phát triển trội hơn về số nụ hoa và đạt 8.13 (nụ/chậu), 9 (bông/chậu), tuy nhiên, CT2 và CT3 số lượng nụ xuất hiện với số lượng bô hoa nở cũng tăng đồng tiến chững lại gần ngang bằng nhau, CT1 (Đ/C) tăng chậm hơn và xuất hiện bông nhiều hơn nụ so với giai đọan đầu.

Sau 50 ngày theo dõi ở tất cả các CT đều dừng lại việc tăng số nụ và số bông, theo lý giải số bông trước nở tàn đi và số nụ ra sau nở theo sau.

Như vậy mỗi bông hoa nở kéo dài đến 14 -15 ngày và mất hơn 50 ngày để cả bụi hoa tàn hết. Xét về sự ảnh hưởng của chất điều hòa sinh trưởng thì pha hỗn hợp phun qua lá của CT4 vẫn phát triển tốt hơn so với các CT khác.

Bảng 4.6. Ảnh hưởng của chất điều hòa sinh trưởng đến số lượng hoa nở hữu hiệu và tỷ lệ bông tàn

Đơn vị: (Số bông/chậu)

CT

15 ngày 30 ngày 38 ngày 50 ngày

Hoa hữu hiệu bông tàn Hoa hữu hiệu bông tàn Hoa hữu hiệu bông tàn Hoa hữu hiệu bông tàn CT1 (Đ/c) 0 0 2.87 c 1.60 a 3.86 c 1.73 a 3.07 b 3.07 a CT2 0 0 4.33 b 0.60 bc 5.40 b 0.87 a 3.20 b 3.07 a CT3 0 0 4.80 b 1.33 ab 6.00 b 0.67 a 3.40 b 2.80 a CT4 0 0 7.00 a 0.20 c 7.26 a 0.87 a 5.60 a 3.40 a P - - <0.05 <0.05 <0.05 - <0.05 - LSD0.05 - - 0.6 0.91 1.13 - 0.8 - CV% - - 1.39 4.49 0.05 - 0.58 -

Sau 30 ngày xuất hiện bông hoa thì CT4 thể hiện tỷ lệ số bông hữu hiệu trội nhất so với các công thức còn lại đạt 7 (bông/chậu) và mức độ tàn rất thấp ở 0.20

(bông/chậu), so sánh CT2 và CT3 thì tỷ lệ bông hữu hiệu CT3 cao hơn nhưng số bông tàn cũng cao hơn so với CT2, số bông nở hữu hiệu trên CT1 đối chứng khá thấp đạt 2.78 (Bông/chậu) và tỉ lệ bông tàn lại cao tới 1.60 (bông/chậu).

Sau 38 ngày theo dõi, số bông hoa hữu hiệu tăng thì số bông tàn cũng tăng kèm theo, tuy nhiên, số bông tàn không có sự sai khác ý nghĩa về mặt thống kê do đó ở (bảng 4.6) CT4 vẫn đạt tỷ lệ hữu hiệu cao hơn so với CT1 đối chứng về số bông hoa nở hữu hiệu, tiếp đó là CT3 6 (bông/chậu) và CT2 5.40 (bông/chậu) còn CT1 đạt tỉ lệ hữu hiệu khá thấp ở mức 3.86 (bông/chậu).

Sau 50 ngày theo dõi ta thấy số bông tàn giữa các công thức không có sự sai khác, tuy nhiên số bông hoa nở hữu hiệu lại giảm xuống rõ rệt ở CT1, CT2 và CT3 khá tương đồng nhau về tỉ lệ tăng số hoa hữu hiệu nhưng số hoa nở chưa hiệu quả so với CT4 mặc dù giảm xuống còn 5.6 (bông/chậu).

Bảng 4.7. Ảnh hưởng của các loại dinh dưỡng qua lá khác nhau đến tỷ lệ ra hoa và kích thước hoa của cây lan Trầm tím

Chỉ tiêu CT Tỷ lệ cây ra hoa % Số hoa TB/chậu Chiều dài cuống hoa (cm) Đường kính hoa (cm) CT1(Đ/c) 86,2 4.68 3.26 c 3,15 c CT2 89,9 5.95 3.9 b 3,4 b CT3 90,1 6.44 4.03 ab 3,63 b CT4 95,7 8.33 4,2 a 4,1 a P - - <0.05 <0.05 LSD0.05 - - 0,21 0.25 CV% - - 2,77 3.62

Hình 4.2. Đường kính của lan được phun các loại chế phẩm dinh dưỡng

Ngoài các chỉ tiêu tỷ lệ cây ra hoa, số hoa trung bình/cây, chất lượng hoa lan còn được đánh giá bởi các chỉ tiêu khác như: đường kính hoa, dài cuống hoa, dài cánh môi, rộng cánh môi. Tại các công thức sử dụng loại chế phẩm dinh dưỡng khác nhau đều có sự sai khác đáng kể về các chỉ tiêu theo dõi (Bảng 4.7). Trong 2 chế phẩm dinh dưỡng được sử dụng trong thí nghiệm thì sử dụng hỗn hợp dinh dưỡng Atonik và B1 (CT4) có hiệu quả cao nhất về tỷ lệ cây ra hoa, số hoa trung bình/cành, đường kính hoa so với các công thức sử dụng các loại chế phẩm dinh dưỡng khác, ở độ sai khác tin cậy 95%.

Bảng 4.8. Ảnh hưởng của chất điều hòa sinh trưởng đến độ bền của hoa lan trầm

(Đơn vị: ngày)

Chỉ tiêu

CT

Độ bền hoa tự nhiên

Bông đầu tiên nở Bông đầu tiên tàn Bông cuối cùng tàn

CT1 (Đ/c) 14 12 31

CT2 10 14 36

CT3 12 14 39

Ta thấy ở (Bảng 4.8) CT4 bông đầu tiên nở sớm hơn 8 ngày cho hoa hoàn toàn và mất 19 ngày sau tàn cũng như số bông cuối cùng hết 42 ngày để tàn hết số hoa, CT1 mất nhiều thời gian nở hơn nhưng cũng tàn nhanh hơn so với các công thức còn lại, như vậy các bông hoa nở theo tự nhiên không có sự tác động của chất kích thích dẫn đến sự nở hoa muộn và tàn sớm.

Như vậy sự ảnh hưởng của chất dinh dưỡng qua lá góp phần giúp hoa nở sớm và tàn muộn hơn nhằm nâng cao chất lượng bền lâu của hoa phục nét đẹp trang trí của người dân yêu thích các loài hoa.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của các chất điều hòa sinh trưởng đến lan trầm tím (dendrobium nestor) trồng trong chậu tại thái nguyên (Trang 52 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)