Phương pháp theo dõi

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của các chất điều hòa sinh trưởng đến lan trầm tím (dendrobium nestor) trồng trong chậu tại thái nguyên (Trang 44)

3. Đối tượng, phạm vi, địa điểm và thời gian nghiên cứu

3.4.2. Phương pháp theo dõi

* Theo dõi khả năng sinh trưởng và phát triển

- Theo dõi các thời kỳ sinh trưởng, phát triển cứ sau 15 ngày ra đo lại:

+ Động thái tăng trưởng chiều cao thân (cm): Đo từ gốc thân đến đỉnh sinh trưởng của thân cao nhất.

+ Động thái tăng trưởng đường kính thân (cm): đo ở vị trí giữa thân cây + Động thái ra lá (số lá/thân): Đếm toàn bộ số lá trên thân cây.

+ Chiều dài lá (cm): Đo từ cuống đến đầu mút lá.

+ Chiều rộng lá (cm): Đo theo chiều ngang của lá, ở vị trí lớn nhất.

* theo dõi khả năng sinh trưởng, phát triển của giống hoa Lan Trầm thí nghiệm (chu kỳ 15 ngày theo dõi một lần, mỗi công thức theo dõi ngẫu nhiên 5 chậu/công thức, 3 lần nhắc lại, sau 2 lần theo dõi chọn 1 chu kỳ 8 ngày theo dõi để nhận biết sự sai khác của bông hoa so với chu kỳ 15 ngày theo dõi).

+ Theo dõi số nụ của cây hoa: tại thời điểm nghiên cứu dến 20%, 80% số cây ra nụ (nụ/cây).

+ Theo dõi số hoa nở: tại thời điểm nghiên cứu đến 20%, 80% số cây có hoa (bông/chậu)

+ Tỷ lệ cây ra hoa(%): Trong cùng một chậu ta đánh giá theo công thức (số thân ra hoa/tổng số thân)x100 (%).

+ Theo dõi số hoa nở hữu hiệu: hoa không có dấu hiệu bị bệnh và nở tốt từ 80- 100% số bông có hoa (bông/chậu)

+ Theo dõi số hoa tàn sau khi nở: tại thời điểm nghiên cứu đến 20%, 80% số cây có hoa thứ nhất tàn (số bông tàn/chậu).

- Động thái tăng trưởng hoa:

+ Chiều dài cuống hoa: đo từ gốc cuống đến cổ bông hoa sau mỗi lần theo dõi. + Đường kính hoa: Được đo từ 2 mép cánh hoa nở rộng nhất.

* Theo dõi tình hình sâu bệnh hại cây lan Trầm.

Định kỳ 15 ngày theo dõi một lần, mỗi công thức theo dõi 5 cây, 3 lần nhắc lại. Áp dụng phương pháp chẩn đoán bệnh bằng mắt thường (ACIAR-p3)[1].

Trên đa số cây phong lan thường có một loại sâu bệnh hại tấn công cần đánh giá mức độ gây hại để có phương hướng khắc phục (Đặng Thị Nhị, 2015)[21].

* Công thức tính sâu bệnh hại chung.

- Thí nghiệm được bố trí theo phương pháp khối ngẫu nhiên hoàn toàn (RCRB) với mỗi công thức được bố trí 30 chậu giống nhau và theo dõi ngẫu nhiên 5 chậu/công thức.

- Phương pháp theo dõi theo Quy chuẩn của Bộ nông nghiệp & PTNT (QCVN 01-38:2010/BNNPTNT) [vanbanphapluat.com]. Tại mỗi ô thí nghiệm, điều tra thành phần các loại sâu, bệnh hại xuất hiện ở mỗi lần điều tra.

- Chỉ tiêu theo dõi: Mức độ phổ biến của các loài sâu, bệnh hại được đánh giá bằng chỉ tiêu tần suất xuất bắt gặp trong quá trình điều tra.

Tần suất xuất hiện (%) = Số lần bắt gặp cá thể của mỗi loài sâu bệnh x100 ∑ lần điều tra Trong đó: < 5% số lần bắt gặp: rất ít (+) 6-25% số lần bắt gặp: trung bình (++) 26-50% số lần bắt gặp: nhiều (+++) > 50% số lần bắt gặp: rất nhiều (++++) 3.4.3. Xử lý kết quả thí nghiệm

Phân tích ANOVA bằng phần mềm SAS 9.1

PHẦN 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. Đánh giá ảnh hưởng của chất điều hòa sinh trưởng đến khả năng sinh trưởng và phát triển của loài Lan trầm tím. trưởng và phát triển của loài Lan trầm tím.

Dinh dưỡng là một trong các yếu tố quan trọng quyết định đến tốc độ sinh trưởng và phát triển của cây lan. Cây lan rất cần phân bón nhưng không cần nồng độ dinh dưỡng cao. Vì vậy, việc bón phân cho cây lan phải thực hiện thường xuyên và tốt nhất là bằng cách phun qua lá (Trần Văn Huân, 2002)[12]. Ở mỗi cây lan có những nhu cầu khác nhau về dinh dưỡng trồng. Việc tìm hiểu ảnh hưởng của các loại dinh dưỡng qua lá đến khả năng sinh trưởng, phát triển thân lá của cây lan nhằm xác định loại dinh dưỡng tốt nhất cho từng giai đoạn sinh trưởng của cây.

4.1.1. Kết quả đánh giá mức độ ảnh hưởng của các chất điều hòa sinh trưởng khác nhau đến sinh trưởng phát triển của thân cây lan trầm tím. trưởng khác nhau đến sinh trưởng phát triển của thân cây lan trầm tím.

Bảng 4.1. Ảnh hưởng của các chất điều hòa sinh trưởng đến sinh trưởng và phát triển chiều cao cây

Đơn vị tính: cm CT Ngày trồng 15NST 30NST 45NST 60NST CT1(Đ/c) 2,76 3.75 c 4.42 c 4.90 d 5.76 d CT2 3,01 4.61 b 6.17 b 7.75 b 9.06 b CT3 2,89 3.83 c 4.67 c 5.61 c 6.40 c CT4 3,08 4.95a 6.61 a 8.19 a 9.57 a P - <0.05 <0.05 <0.05 <0.05 LSD0.05 - 0.28 0.37 0.19 0.35 CV% - 3.28 3.39 1.49 2.29 CT 75NST 90NST 105NST 120NST 145NST CT1(Đ/c) 6.51 d 8.41 c 9.03 d 8.33 b 9.57 d CT2 9.99 b 10.67 b 11.03 b 10.61 a 11.48 b CT3 7.54 c 8.79 c 10.04 c 8.59 b 10.49 c CT4 10.57 a 11.37 a 11.81 a 11.67 a 12.35 a P <0.05 <0.05 <0.05 <0.05 <0.05 CV% 1.76 3.04 0.82 3.62 1.11 LSD0.05 0.30 0.59 0.17 1.68 0.24

Sau 145 ngày theo dõi, chiều cao lan ở CT4 phun dinh dưỡng Atonik kết hợp B1 đạt cao nhất là 12,35 cm; CT2 sử dụng dinh dưỡng Antonik cũng tăng nhưng thấp hơn CT4 một chút đạt 11,48cm và thể hiện khả năng ảnh hưởng của Atonik là rõ ràng, tiếp đó là CT3 sử dụng B1 chiều cao thân cành tăng 10,49 cm; tăng chậm nhất là các cây lan đối chứng không được phun loại dinh dưỡng qua lá nào chỉ đạt 9.58cm. Vậy sức ảnh hưởng của chất điều hòa sinh trưởng được phun hỗn hợp với nhau mang lại kết quả cao hơn so với đối chứng và phun nhỏ lẻ, và chiều cao tăng liên tục qua các ngày sinh trưởng, tuy nhiên có thể nhận biết Atonik 1.8SL có khả năng phát triển tốt hơn cho thân cây.

* Ảnh hưởng của chất điều hòa sinh trưởng đến động thái tăng trưởng đường kính của thân cây.

Hình 4.1. Biểu đồ thể hiện động thái tăng trưởng đường kính của cây lan Trầm

Xét chỉ tiêu đường kính thân giữa các công thức được sử dụng các loại chế phẩm dinh dưỡng qua lá khác nhau và ta thấy bước đầu sử dụng thuốc thì cây có sự khác biệt về đường kính, và để ý thấy lần sử dụng tiếp theo thì cây phát triển tương đối đồng đều ở CT2, CT3 và CT4 tuy nhiên CT1 có sự tăng trưởng chậm hơn so với các công thức còn lại. 0.00 0.10 0.20 0.30 0.40 0.50 0.60 0.70 0.80 0.90 1.00 Ngày trồng 15NST 30NST 45NST 60NST 75NST 90NST 105NST 120NST 145NST Đ ường k ính thâ n (cm )

Thời gian sinh trưởng (ngày)

Như vậy, các loại dinh dưỡng có tác động khác nhau đến động thái tăng trưởng chiều cao cành lan Trầm rừng và chế phẩm hỗn hợp giữa 2 dinh dưỡng Atonik và B1 cho mức tăng trưởng về chiều cao cành lan tốt nhất. Tuy nhiên, chất điều hòa sinh trưởng Atonik 1.8SL khi phun đơn lẻ có sức giúp cây phát triển chiều cao khá tốt đứng sau việc phun hỗn hợp Aonik 1.8SL và B1. Một số tác giả lại cho rằng bón phân chậm tan loại N-P-K=20-20-20 và phân bón qua lá cho lan Dendrobium lai ở giai đoạn vườn ươm là phù hợp (Lê Thanh Nhuận & cs., 2009)[22].

4.1.2. Kết quả đánh giá ảnh hưởng của chất điều hòa sinh trưởng đến sự phát triển lá của lan Trầm.

Lá cây là bộ phận quan trọng giúp cây thu nhận nguồn năng lượng mặt trời, từ đó tổng hợp nên các hợp chất cần thiết cho sinh trưởng phát triển của cây.

Mặt khác, đặc điểm của lan trầm là lá chỉ rụng trên các cành mang hoa, các cành không mang hoa bộ lá luôn xanh làm tôn thêm vẻ đẹp cho chậu hoa.

Bảng 4.2. Ảnh hưởng của Atonik và B1 đến số lá của lan Trầm rừng sau 145 ngày sinh trưởng

Đơn vị tính: Số lá/cây CT Ngày trồng 15NST 30NST 45NST 60NST CT1(Đ/c) 4.20 4.78 c 4.85 b 5.63 c 5.74 d CT2 5.27 5.73 b 6.43 a 6.80 b 6.89 c CT3 5.00 5.8 b 6.68 a 7.53 b 8.59 b CT4 5.00 6.86 a 7.56 a 8.56 a 9.56 a P - <0.05 <0.05 <0.05 <0.05 CV% - 3.56 3.73 3.53 3.21 LSD0.05 - 0.87 1.24 0.78 0.49 CT 75NST 90NST 105NST 120NST 145NST CT1(Đ/c) 6.60 d 6.93 d 6.33 b 5.13 b 5.33 b CT2 7.61 c 7.60 c 5.87 b 5.57 ab 5.34 b CT3 9.60 b 9.60 b 6.73 ab 6.13 ab 5.43 b CT4 9.96 a 10.80 a 7.93 a 6.07 ab 6.29 a P <0.05 <0.05 - - <0.05 CV% 1.32 3.30 - - 3.12 LSD0.05 0.22 0.57 - - 0.34

Tại các công thức thí nghiệm đều có biểu hiện sự sai khác về động thái tăng số lá của cây lan Trầm (Bảng 4.2). Tuy nhiên, như đã thấy ở bảng 4.2 công thức hỗn hợp Atonik và B1 có số lá tăng dần từ (4.67lá/cây – 10.8lá/cây) phát triển trội hơn so với các công thức khác từ ngày trồng đến sau 90 ngày sinh trưởng phát triển và sau 105NST đến 160NST số lá bắt đầu giảm từ 10.8lá/cây xuống còn 6.29lá/cây.

Số lá tăng dần từ thời điểm trồng đến đầu tháng tư và bắt đầu giảm dần số lá từ tháng tư trở đi vì cây đang trong giai đoạn rụng lá và xuất hiện một số thân ra chồi nụ hoa.

Sau ngày trồng, với chỉ tiêu số lá TB/cây việc phun Atonik + B1 (CT4), (đạt 10.8lá/cây) tốt hơn các công thức khác; tiếp theo là CT3 sử dụng B1 đạt 9.60lá/cây và CT2 sử dụng dinh dưỡng Atonik đạt 7.60lá/cây và CT1 đối chứng có số lá ít nhất chỉ đạt 6.93lá/cây.

Như vậy tăng số lá cây là tăng khả năng diệp lục cho cây ở CT4 do đó cây phát triển khá xanh mướt và tạo nên màu xanh vẻ đẹp của chậu hoa.

Bảng 4.3. Ảnh hưởng của chất điều hòa đến sự phát triển chiều dài lá của lan Trầm rừng sau 145 ngày sinh trưởng

Đơn vị tính: cm CT Ngày trồng 15NST 30NST 45NST 60NST CT1(Đ/c) 2,76 3.66 bc 3.85 b 4,24 b 4.58 b CT2 3,01 4,28 b 4.51 ab 5.27 ab 5.27 b CT3 2,89 4.35 a 4.96 a 5.85 a 6.42 a CT4 3,08 3.65 c 4.49 ab 5.28 ab 6.81 a P - - - - <0.05 CV% - - - - 3.32 LSD0.05 - - 1.06 - 0.95 CT 75NST 90NST 105NST 120NST 145NST CT1(Đ/c) 4.90 b 5.18 c 6.04 c 5.53 d 6.13 c CT2 6.32 a 6.38 b 6.63 bc 7.37 c 7.00 c CT3 6.76 a 8,08 a 8.27 ab 8.66 b 8.92 b CT4 7.19 a 8.14 a 9.20 a 9.49 a 10.64 a P <0.05 <0.05 <0.05 <0.05 <0.05 CV% 3.33 2.50 3.48 3.34 3.64 LSD0.05 1.29 1.17 1.87 0.82 1.41

Xét về chiều dài và ta thấy kể từ ngày trồng đến sau 45 NST thì chiều dài lá cây phát triển tương đối dồng tiến và sự sai khác không có ý nghĩa về mặt thống kê, chiều dài biến động lá của CT2, CT3 và CT4 phát triển khá tương đồng với nhau và CT1 đối chứng phát triển khá là chậm, vì giai đoạn mới ươm được hơn 1 tháng cây con cần sự phục hồi đầy đủ các bộ phận rễ trước khi bắt đầu phát triển mạnh về lá.

Tuy nhiên, từ sau 60 NST trở đi các công thức thí nghiệm có sự sai khác ý nghĩa ở mức độ tin cậy 95% và CT4 phát triển tốt nhất từ 3.08cm đến 10.64cm sau 145 ngày sinh trưởng, tiếp theo là CT3 2.89cm đến 8.92cm và CT2 từ 3.01cm đến 7 cm, phát triển chậm nhất vẫn là CT1 đối chứng chỉ đạt từ 2.76cm đến 6.13cm.

Như vậy sinh trưởng phát triển chiều dài của lá biểu hiện rõ nhất vẫn là việc phun hỗn hợp giữa 2 loại chất điều hòa sinh trưởng Atonik và B1. Xét theo khía cạnh B1 vẫn là chất điều hòa ảnh hưởng tốt đến chiều dài lá khi phun riêng lẻ.

Bảng 4.4. Ảnh hưởng của chất điều hòa sinh trưởng đến sự phát triển chiều rộng lá của lan Trầm sau 145 ngày sinh trưởng

Đơn vị tính: cm CT Ngày trồng 15NST 30NST 45NST 60NST CT1 ((Đ/c)) 0.81 1.08 c 1.20 d 1.26 d 1.28 d CT2 0.91 1.29 b 1.52 c 1.74 c 2.01 c CT3 0.83 1.31 b 1.65 b 1.96 b 2.16 b CT4 0.84 1.42 a 1.85 a 2.12 a 2.22 a P - <0.05 <0.05 <0.05 <0.05 CV% - 2.17 1.13 1.12 1.22 LSD0.05 - 0.05 0.03 0.04 0.04 CT 75NST 90NST 105NST 120NST 145NST CT1(Đ/c) 1.46 d 1.53 d 1.65 d 1.97 d 2.08 d CT2 2.15 c 2.34 c 2.43 c 2.75 c 2.86 c CT3 2.31 b 2.66 b 2.90 b 3.22 b 3.33 b CT4 2.48 a 2.90 a 3.02 a 3.34 a 3.45 a P - <0.05 <0.05 <0.05 <0.05 CV% - 1.27 0.34 0.30 0.29 LSD0.05 - 0.06 0.01 0.01 0.01

Cũng như vậy chiều rộng lá phát triển tương đối tăng dần theo thời gian và không có sự sai khác nhiều khi so sánh các CT2, CT3, tuy nhiên so sánh CT4 ta thấy chiều rộng lá phát triển lên rất tốt, còn CT2 và CT3 thì tỉ lệ phát triển chiều rộng vẫn ưu việt hơn so với CT1 (Đ/c) (bảng 4.4).

4.1.3. Kết quả đánh giá ảnh hưởng của chất điều hòa sinh trưởng đến sự phát triển của hoa. sự phát triển của hoa.

Hoa hay bông là một chồi rút ngắn mang những lá biến thái làm chức năng sinh sản của cây. Là bộ phận chứa cơ quan sinh sản, đặc trưng của thực vật có hoa. Về mặt cấu trúc thực vật học, hoa là một dạng cành đặc biệt. Hoa có thể tạo điều kiện thụ phấn chéo (kết hợp của phấn hoa và nhụy từ các cây hoa khác nhau) hoặc cho phép tự lai ghép (kết hợp của phấn hoa và nhụy từ cùng một hoa). Nhiều hoa đã tiến hóa để hấp dẫn đối với động vật, nhằm mục đích nhờ động vật giúp đỡ việc chuyển giao phấn. Cấu tạo hoa bao gồm: cuống hoa, lá bắc, đài hoa (lá đài), tràng hoa (cánh hoa), bộ nhị, bộ nhụy. Ngoài ra, hoa còn được con người trồng và khai thác nhằm mục đích trang trí, làm đẹp và thậm chí là nguồn cung cấp thức ăn, dược liệu.

Bảng 4.5. Ảnh hưởng của chất điều hòa sinh trưởng đến số nụ và số bông nở của lan trầm sau 50 ngày theo dõi.

Đơn vị tính: (số nụ/chậu), (số bông/chậu)

CT

15 ngày 30 ngày 38 ngày 50 ngày

Số nụ Số bông Số nụ Số bông Số nụ Số bông Số nụ Số bông CT1 (Đ/c) 3.40 c 0 4.13 c 3.86 d 4.93 b 5.2 c 4.93 c 5.33 c CT2 4.46 b 0 5.33 bc 5.33 c 6.26 b 6.26 b 6.26 b 6.27 b CT3 5.26 a 0 6.46 ab 6.47 b 6.66 b 6.66 b 6.20 b 6.20 b CT4 5.60 a 0 7.80 a 7.53 a 8.13 a 8.46 a 9.00 a 9.00 a P <0.05 - <0.05 <0.05 <0.05 <0.05 <0.05 <0.05 LSD0.05 0.53 - 1.52 0.83 1.10 0.75 0.48 0.49 CV% 3.63 - 2.82 3.29 4.54 4.69 3.62 3.62

Qua bảng 4.5 cho thấy sau 15 ngày xuất hiện nụ đầu tiên hầu hết các chậu lan đều xuất hiện nụ và cho số nụ tương ứng, đối với CT4 thì số nụ xuất hiện nhiều nhất với 5.60 (nụ/chậu), tiếp đó là CT3 cũng xuất hiện số nụ gần bằng CT4 với số nụ 5.26 (nụ/chậu), còn CT2 đạt 4.46 (nụ/chậu) và ít nụ hơn là CT1 đối chứng chỉ đạt tới 3.60 (nụ/chậu).

Sau 30 ngày kể từ khi xuất hiện nụ đầu tiên, hầu hết trên các thân rụng lá của cây lan Trầm trong chậu đều xuất hiện các bông hoa, số lượng nụ cũng tăng lên đáng kể, số nụ đạt tỉ lệ cao nhất vẫn là CT4 hỗn hợp giữa Atonik 1.8SL và B1 phun qua lá đạt 7.80 (nụ/chậu) và 7.53 (bông/chậu), tiếp đó là CT3 đạt 6.46 (nụ/chậu) và 6.47 (bông/chậu) và CT2 đạt 5.33 (nụ/chậu) và 5.33 (bông/chậu), duy nhất CT1 tăng ít về số nụ nhưng số bông nở không nhiều.

Sau 38 ngày theo dõi CT4 phát triển trội hơn về số nụ hoa và đạt 8.13 (nụ/chậu), 9 (bông/chậu), tuy nhiên, CT2 và CT3 số lượng nụ xuất hiện với số lượng bô hoa nở cũng tăng đồng tiến chững lại gần ngang bằng nhau, CT1 (Đ/C) tăng chậm hơn và xuất hiện bông nhiều hơn nụ so với giai đọan đầu.

Sau 50 ngày theo dõi ở tất cả các CT đều dừng lại việc tăng số nụ và số bông, theo lý giải số bông trước nở tàn đi và số nụ ra sau nở theo sau.

Như vậy mỗi bông hoa nở kéo dài đến 14 -15 ngày và mất hơn 50 ngày để cả

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của các chất điều hòa sinh trưởng đến lan trầm tím (dendrobium nestor) trồng trong chậu tại thái nguyên (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)