Tại Việt Nam ngành sản xuất kinh doanh hoa lan trong vòng 10 năm trở lại đây rất phát triển, với nhiều chủng loại. Tham gia sản xuất gồm nhiều thành phần kinh tế (cá thể, tập thể, nhà nước, liên doanh hoặc 100% vốn đầu tư nước ngoài). Tuy nhiên sản xuất còn chưa được áp dụng khoa học kỹ thuật nên mặc dù đa dạng nhưng không đạt về tiêu chuẩn, số lượng và chất lượng do đó tính cạnh tranh còn thấp.
Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, kim ngạch nhập khẩu phong lan cắt cành qua đường chính ngạch của nước ta trong tháng 02/2007 là 26,515 nghìn USD, giảm 20,17% so với tháng 01/2007 nhưng vẫn tăng 51,76% so với tháng 12/2006. Thị trường nhập khẩu lan cắt cành chính của Việt Nam trong thời gian qua là Thái Lan với gần 95% lượng lan cắt cành, chủ yếu là Dendrobium và Oncidium.
Trong tháng 9/2008, kim ngạch xuất khẩu hoa phong lan Việt Nam lại tăng rất mạnh, tăng 218% so với tháng 8/2008, đạt 61 nghìn USD. Nhật Bản là thị trường xuất khẩu hoa lan tiềm năng của Việt Nam. Tuy nhiên, diện tích trồng hoa lan ở Việt Nam còn ở mức hết sức khiêm tốn, chỉ chiếm 10% diện tích các loại hoa đang được trồng (Hoàng Xuân Lam - Nguyễn Thị Kim Lý, 2012)[14]. Sản xuất hoa lan ở Việt Nam tập trung theo 2 hướng chính:
– Sản xuất theo quy mô công nghiệp các loài lan mới lai tạo hoặc được nhập nội (lan công nghiệp).
– Khai thác và nuôi trồng các loài hoa lan bản địa (lan rừng).
* Tại miền Bắc.
Một số cơ quan nghiên cứu như Viện Di truyền Nông nghiệp, Viện Sinh học Nông nghiệp, trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội,… trong những năm vừa qua đã tập trung nghiên cứu các phương pháp nhân giống vô tính invitro và đã sản xuất mỗi năm hàng vạn cây con giống hoa lan có giá trị (Nguyễn Thị Hồng Nhật, 2004)[20]. Viện Nghiên cứu Rau quả đang triển khai dự án “Nhân giống và phát triển sản xuất các giống lan hoàng thảo bản địa” và đã có sản phẩm đưa ra thị trường phục vụ người tiêu dùng.
Trung tâm kỹ thuật Rau – Hoa – Quả Hà Nội, 2 năm trở lại đây, phòng nuôi cấy mô hoạt động cho ra đời mỗi năm hàng vạn cây lan Hồ điệp giống và hàng vạn cây giống lan khác như Cattleya, Dendrobium, Oncidium. Đặc biệt đã thành công trong việc nhân giống lan Hồ Điệp và các loại lan Hoàng Thảo rừng.
Hải Phòng xây dựng khu Nông nghiệp công nghệ cao (Mỹ Đức, An Lão) với mục tiêu sản xuất 300.000 cây giống hoa lan bằng công nghệ của Viện Sinh học Nông nghiệp – trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội và của Hiệp hội hoa Thái Lan. Tất cả những chính sách đầu tư trên đã đem lại hiệu quả to lớn thúc đẩy ngành sản xuất lan công nghiệp phát triển và thu được nhiều thành tựu, đáp ứng nhu cầu trong nước và một phần được xuất ra thị trường quốc tế đem lại nguồn thu ngoại tệ cho quốc gia và thu nhập lớn cho người sản xuất, người kinh doanh trong lĩnh vực này.
Lan bản địa (lan rừng) chủ yếu phát triển nhỏ lẻ và được nuôi trồng ở quy mô hộ gia đình, tập trung chủ yếu ở Hà Nội và một số vùng phụ cận. Xã Đông La, La Phù, La Khê – Hoài Đức – Hà Nội những năm gần đây trở nên nổi tiếng với nghề trồng lan, đây được coi là trung tâm nuôi trồng phong lan rừng lớn nhất miền Bắc. Đến nay cả xã đã có 52 hộ trồng lan, trong đó có hơn 30 hộ có diện tích vườn lan từ 500 đến 1000 m2, tập trung nhiều nhất ở thôn Đông Lao và Đồng Nhân với những vườn lan như Huyền Chân, Trường Uyên, Thực Hà, Tiền Hảo, chủ yếu là chi lan Hoàng Thảo (Tam Bảo Sắc, Phi Điệp, Nhất Điểm Hồng…). Theo lãnh đạo xã Đông La, nghề trồng lan đã đóng góp đáng kể cho phát triển kinh tế của địa phương, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động. Trung bình mỗi năm, trừ chi phí, một hộ trồng lan cũng có lãi hàng trăm triệu đồng, gấp nhiều lần nghề nông nghiệp khác. Bên cạnh Đông La, một số địa phương như Gia Lâm, Đông Anh (Hà Nội), Văn Giang (Hưng Yên), Mộc Châu (Sơn La), Phổ Yên (Thái Nguyên) cũng đang có nhiều hộ gia đình tập trung đầu tư vào sản xuất và nuôi trồng phong lan bản địa, với quy mô từ 300- 500m2, phổ biến là các loài Đai Châu, Đuôi Cáo, Hoàng Thảo, Quế Lan Hương và một số loài lan Hài.
Ở một số vùng núi cao như Sapa (Lào Cai), Tam Đảo (Vĩnh Phúc) có điều kiện rất thích hợp cho việc trồng hoa lan, nhờ đó diện tích trồng lan đã tăng từ 20 ha lên 50 ha trong các năm từ 2003 – 2005. Công ty TNHH Cửu Long (Bắc Ninh), Công ty
TNHH Hoàng Lan (Hà Nội) có diện tích trồng lan tới 3 ha/một doanh nghiệp, ngoài các loại lan công nghiệp như Hồ Điệp, Cát lan, Vũ Nữ, Hoàng Thảo cũng đã phát triển thêm các giống lan rừng, làm phong phú thêm các sản phẩm hàng hoá.
*Tại Thành phố Hồ Chí Minh
Trong các chủng loại sản phẩm hoa lan xem là nhóm hoa có giá trị kinh tế cao, trong đó lan cắt cành đem lại lợi nhuận khá cao (có thể đạt 500 triệu - 1 tỉ đồng / ha / năm) nhưng vốn đầu tư ban đầu vẫn còn cao (600 - 800 triệu đồng / ha), chủ yếu là phần vốn đầu tư cho cây giống. Trong đó nhóm Dendrobium được trồng nhiều nhất. Để đưa hoa lan trở thành một trong những cây chủ lực trong cơ cấu kinh tế nông nghiệp trong những năm tới, Thành phố Hồ Chí Minh đề ra mục tiêu phát triển diện tích trồng hoa lan lên 200 ha vào năm 2010 và một số giải pháp chính về giống, khoa học kỹ thuật, thị trường tiêu thụ, đào tạo nguồn nhân lực, chính sách hỗ trợ (ĐCSVN, 27/6/2005).
* Tại Đà Lạt:
- Cây lan Cymbidium đã được nuôi trồng tại Đà Lạt từ rất lâu, chủ yếu để tiêu khiển. Tại đây, ngoài những loài tự nhiên, các biến chủng, còn có nhiều giống nhập nội nuôi trồng.
- Từ năm 1977, sau khi thành lập tổ Hoa Lan Xuất Khẩu, phong trào hồng lan đã được phát triển mạnh, đến năm 1985, đã xuất khẩu được trên 15.000 cành hoa
Cymbidium và Dendrobium.
- Hiện nay nhu cầu hoa lan đang tăng nhanh, trong khi đó mức độ phát triển còn hạn chế. Đó là do chưa có những đầu tư nghiên cứu về đối tượng này như: vấn đề khoa học, chọn tạo giống và kỹ thuật nuôi trồng.. .do đó không thể hiểu rõ và đánh giá đúng đắn tiềm năng và triển vọng nguồn lợi này.
Như vậy phát triển nghề trồng lan xuất khẩu vẫn phải chú trọng vào cây lan nội địa, nhất là chọn tạo giống mới từ cây lan nội (Trích Dương Ngọc Bích Quyên, 2002) [23].
PHẦN 3
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CÚU