Tình hình nghiên cứu trên thế giới và trong nước

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của các chất điều hòa sinh trưởng đến lan trầm tím (dendrobium nestor) trồng trong chậu tại thái nguyên (Trang 28)

2.4.1. Tình hình nghiên cứu hoa phong lan trên thế giới

Trong nhiều năm qua, do giá trị kinh tế và giá trị thẩm mỹ của cây hoa lan cao mà trên thế giới các nước tiên tiến đã sử dụng các kỹ thuật truyền thống và hiện đại vào chọn tạo giống hoa nói chung và hoa lan nói riêng đã đạt được những kết quả rất khả quan, đặc biệt là trên một số giống lan như Trầm rừng (Dendrobium

parashii), Trầm lai (Dendrobium nestor), và một số loài lan khác, mang lại nguồn

lợi kinh tế to lớn cho ngành sản xuất hoa lan ở các nước như Hà Lan, Trung Quốc, Đài Loan, Thái Lan.

Từ các kết quả trên cho thấy trên thế giới đã có rất nhiều công trình nghiên cứu đối với cây hoa lan nói chung và chi lan Denrobium nestor nói riêng. Các nghiên cứu đã tập trung đi sâu vào một số lĩnh vực như chọn tạo giống, nhân giống, các biện pháp kỹ thuật và các biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại,…

2.4.2. Tình hình nghiên cứu cây lan Dendrobium ở Việt Nam

Ở Việt Nam đã có nhiều nghiên cứu về thu thập, lưu giữ nguồn gen hoa lan bản địa và nhập nội cũng như đánh giá, tuyển chon những giống phong lan triển vọng cho sản xuất và đi sâu nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật về giá thể, phân bón, kỹ thuật điều khiển ra hoa, phòng trừ sâu bệnh hại... Các kết quả nghiên cứu được ứng dụng vào sản xuất đã bước đầu đem lại hiệu quả tích cực trong việc phát triển ngành trồng lan ở Việt Nam. Tuy nhiên các nghiên cứu mới chỉ dừng lại ở một số đối tượng và chưa hoàn thiện được quy trình kỹ thuật trồng, chăm sóc đầy đủ, đặc biệt là trên các chi lan Dendrobium.

Từ các kết quả nghiên cứu cho thấy lan Dendrobium hoàn toàn có thể sinh trưởng, phát triển tốt ở Việt Nam, đặc biệt là khu vực phía Nam do khí hậu quanh năm ấm áp. Ở khu vực đồng bằng Bắc Bộ, do có mùa đông lạnh nên cây sinh trưởng, phát triển kém và hầu như không ra hoa vào mùa đông. Để phát triển giống lan thuộc chi

Dendrobium trong điều kiện khu vực đồng bằng Bắc Bộ cần đi sâu nghiên cứu các đặc

điểm sinh trưởng, phát triển và khả năng ra hoa. Đồng thời nghiên cứu các biện phát kỹ thuật nuôi trồng làm tăng tỷ lệ sống, giảm tỷ lệ bệnh thối nhũn của cây con ở mùa hè và tăng tỷ lệ ra hoa, chất lượng hoa của cây trưởng thành ở mùa đông đối với các giống chi lan trên (Nguyễn Vũ Thư Thư & cs, 2006).

2.5. Những công trình nghiên cứu về nhân giống, biện pháp kỹ thuật và sâu bệnh hại trên cây phong lan ở Việt Nam bệnh hại trên cây phong lan ở Việt Nam

2.5.1 Những nghiên cứu về nhân giống cây hoa lan ở Việt Nam * Nhân giống bằng phương pháp gieo hạt * Nhân giống bằng phương pháp gieo hạt

Đối với hoa lan việc tự thụ phấn là rất khó khăn, trong thực tế việc thụ phấn xảy ra nhờ con nguời hoặc nhân tạo bởi con người, nhân giống bằng hạt không phải là mới mẻ song do hạt lan rất khó nảy mầm nên phương pháp này cũng không được áp dụng phổ biến ở Việt Nam. Năm 1990 các cán bộ kỹ thuật của Đà Lạt đã bắt đầu thực hiện các phép lai đầu tiên trên cơ sở chọn lọc những cây bố mẹ mang các đặc tính ưu việt, nhóm phong lan được chọn là các cây trong chi Renanthera Vanda, đã đáp ứng được một phần nào các yêu cầu ngày càng đa dạng về mặt sưu tập và từng bước tạo tiền đề cho việc khai thác kinh tế hoa lan cắt cành.

* Nhân giống bằng phương pháp tách chiết

Là phương pháp đơn giản, dễ làm, không tốn kém, tuy nhiên hệ số nhân giống là không cao. Việt chương - Nguyễn Việt Thái (2002) [5] cho rằng bất kể tháng nào trong năm cũng có thể tách chiết lan để trồng, tuy nhiên thời điểm tốt nhất cho việc tách là đầu tháng mùa mưa, khí trời mát mẻ, cây đang đà phát triển, đối với lan đơn thân kinh nghiệm cho thấy phần ngọn được tách ra trồng mau ra hoa hơn là các lan đoạn ở phần thân. Theo Nguyễn Công Nghiệp (2000) [18] phương pháp nhân giống bằng tách chiết với 3 giả hành có thể dùng cho tất cả các loài lan đa thân, trừ một số giống như Cymbidium, Phaius… có thể dùng 2 giả hành duy nhất, đối với các loài, Dendrobium khỏe như Dendrobium Caesar

Alba, Dendrobium Caesar Latil… có thể cắt cây con để nhân giống khi giả thành

cây con trưởng thành, nếu cắt quá non sẽ cho kết quả không tốt, còn đối với các loài Dendrobium yếu hơn như Dendrobium Jacqueline Thomas, Dendrobium Theodore Takiguchi… Ta có thể đợi cây con mọc thêm một giả hành mới thì nhân gống đảm bảo hơn.

* Nhân giống bằng phương pháp nuôi cấy tế bào

Công nghệ invitro, trong thời gian ngắn có thể sản xuất một số lượng các giống khỏe, đồng đều và sạch bệnh và trường Đại học Nông Nghiệp I là một trong những cơ sở chính nghiên cứu về nuôi cấy mô nói chung, theo Nguyễn Quang Thạch và cộng sự (2005) [25], Dương Ngọc Bích Quyên, (2002) [23] cây lan dễ nhân trong ống nghiệm và có hệ số nhân giống cao, môi trường chính cho nuôi cấy lan là môi trường Knudson C, cùng với Trường Đại học Nông Nghiệp I, Trung tâm hoa cây cảnh kết hợp với Bộ môn nuôi cấy tế bào của Viện Di truyền Nông Nghiệp đã tiến hành nghiên cứu ảnh hưởng của các chất điều tiết sinh trưởng đến quá trình nhân nhanh và khả năng ra rễ của chồi và từ đây đã đưa ra quy trình nhân giống lan Hồ Điệp bằng nuôi cấy mô tế bào, ngoài ra môi trường nuôi cấy cũng là yếu tố ảnh hưởng đến khả năng hình thành protocorm và phôi soma trên một số lan Onicium (Phan Thị Tuyết Hằng, 2005) [7], (Huan L.V.T., Tanaka. 2004) [31].

Tác giả Hoàng Ngọc Thuận và cộng sự (2007) [27] cho rằng: ngày nay, việc nhân giống lan bằng hạt trong môi trường invitro khá phổ biến ở nhiều phòng thí nghiệm Việt Nam với các ưu điểm sau: thời gian cho cây con nhanh, hệ số nhân giống cao, giá thành hạ...

2.5.2. Những nghiên cứu về các biện pháp kỹ thuật trong sản xuất hoa lan

Nguyễn Xuân Linh (1998) [15] cho rằng nên tưới phân cho lan vào buổi sáng sớm hoặc lúc chiều mát và không nên tưới vào buổi trưa, bình thường tưới một tuần 1 lần, nếu thời tiết mát mẻ thì nên tưới 10 – 15 ngày/lần, ngược lại vườn lan có nhiều ánh sáng có thể tưới 2 lần/tuần. Sau khi tưới phân nên tăng lượng nước tưới của ngày sau đó để rửa bớt muối còn đọng lại trên lan.

Nguyễn Công Nghiệp (2000) [18] đã kết luận: mùa tăng trưởng của lan không nên dùng phân tổng hợp NPK loại: 30:10:10, khi chớm nở hoa phải dùng loại phân có nồng độ lân cao loại 10:10:20 hoặc 6:30:30, trước khi cây bước vào mùa nghỉ phải dùng loại phân có nồng độ Kali cao để tăng sức chịu đựng như: 10:20:30, theo (Trần Văn Huân – Văn Tích Lượm, 2002) [13] không nên dùng nồng độ phân bón quá 1g/lít nước vì sẽ làm cây lan chết hoặc thoái hóa. Theo Việt Chương - Nguyễn Việt Thái (2002) [5], bón phân hỗn hợp.

NPK: 30:10:10 thúc đẩy tăng trưởng và ra lá NPK: 10:20:10 bón thúc cho lan ra hoa hiệu quả NPK: 10:10:20 thúc đẩy ra rễ tốt

NPK: 10:20:30 tăng sức chịu đựng và đề kháng

Ngày nay việc nuôi trồng phong lan đã đi vào sản xuất công nghiệp do đó đã có rất nhiều cơ sở sản xuất đã pha sẵn các dung dịch dinh dưỡng để bón cho cây. Trong đó có 3 nguyên tốt chủ đạo là N, P, K và một số nguyên tố vi lượng bổ sung, phong lan sau khi đưa ra khỏi chai mô sẽ phát triển qua 4 giai đoạn và có 4 chế độ dinh dưỡng khác nhau.

- Dưới 3 tháng tuổi: 3g đạm + 10 lít nước, tưới 1 tuần 1 lần - 3 tháng tuổi: Dùng 5g đạm + 10 lít nước, 10 ngày tưới 1 lần - 4 đến 16 tháng tuổi: NPK, 3:1:1, tưới 15 ngày 1 lần

- 10 – 16 tháng tuổi: NPK, 2:2:2, pha 6g N + 6g P + 6g K trong 10 lít nước, 15 ngày tưới 1 lần.

- 16 tháng tuổi trở lên cho đến khi ra hoa dùng phân NPK: 1:2:3 cụ thể pha 5g N + 10g P + 15g K trong 10 lít nước, 15 ngày phun 1 lần sẽ cho hiệu quả cao.

Bên cạnh những nghiên cứu về phân bón cho lan các nhà khoa học cũng đã nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật canh tác như chọn giá thể, tưới nước, làm giàn che, lắp đặt hệ thống thông gió… Bùi Thị Thu Hiền (1998) [8] cho rằng tưới nước cho lan ở giai đoạn cây con là rất quan trọng, tưới phải nhẹ nhàng bằng vòi phun sương và tưới thường xuyên 3 – 4 lần/ngày nếu quá khô. Hoàng Thị Loan (2006) [16] khi nghiên cứu ảnh hưởng của giá thể đến sinh trưởng của lan Đai Trâu đã đi đến kết luận “Giá thể than hoa kết hợp với rong biển thích hợp nhất cho bộ sinh trưởng của lan Đai Châu nhập nội từ Thái Lan”.

2.5.3. Những nghiên cứu về sâu bệnh hại

Hiện nay sự lo lắng nhất của các nhà vườn trồng lan là sâu và bệnh, trong thực tế cho thấy các loại côn trùng chỉ làm cho cây chậm phát triển chứ ít khi lan thành dịch nhưng ngược lại các loại bệnh có thể gây ra cái chết hàng loạt và dễ thành dịch, vì vậy việc phòng ngừa là việc làm rất quan trọng và cần thiết đối với các nhà vườn trồng lan.

Theo Nguyễn Công Nghiệp (2006) [19] bệnh hại chủ yếu là thối đọt, khô căn hành, bệnh đốm lá, thối nhũng… Để phòng và trị các loại này ta nên dùng các loại thuốc sát khuẩn có gốc đồng: Oxiclorua nồng độ 0,5 – 1%, Booc Đô… cũng theo tác giả trên lan thường có một số côn trùng: kiến, gián, rệp, sâu, bọ trĩ… dùng Bassa, Malathion để phòng trừ.

Tóm lại, đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về lĩnh vực trồng và chăm sóc hoa lan, nhiều công trình đã được đưa vào thực tiễn và đang áp dụng rộng rãi cho hiệu quả cao. Tuy nhiên để cây hoa lan phát triển mạnh mẽ và cạnh tranh được các giống lan của các nước Thái Lan, Đài Loan. Cần phải có những nghiên cứu sâu hơn nữa về kỹ thuật nhân giống, các biện pháp chăm sóc… Từ đó đưa ra quy trình cụ thể cho từng loài lan ở từng điều kiện tương.

* Các loại sâu hại trên cây lan. a, Nhện đỏ

Loài nhện đỏ (Tetranychus sp) có cơ thể rất nhỏ, nếu không thật chú ý thì mắt thường rất khó phát hiện. Nhện đỏ có hình bầu dục, có 8 chân, màu sắc cơ thể thay đổi tùy theo độ tuổi của chúng. Khi mới nở có màu xanh vàng lợt, lớn lên chúng chuyển sang màu hồng và lúc trưởng thành có màu đỏ đậm.

Cả nhện trưởng thành và nhện non đều tập trung ở mặt dưới của những lá đã chuyển sang giai đoạn bánh tẻ trở đi để cạp và hút dịch của lá, tạo ra những vết chấm có màu trắng nhỏ li ti giống như bụi cám. Số vết cạp càng tăng lên thì lá càng bị hại nặng hơn và chuyển dần sang màu nâu đen rồi khô héo dần, rồi rụng lá, làm cho cây lan còi cọc, mất sức rất nhiều.

b, Ốc sên.

Ốc sên (Achatina sp) ăn thực vật mà món khoái khẩu của chúng là các đọt lá non. Đối với các chậu phong lan Dendrobium chúng thường chui trốn trong rễ chậu phong lan đợi chiều tối bò ra ăn lá và các giả hành làm cho cây bị hư lá và tạo vết thương nên bệnh dễ xâm nhập gây bệnh cho cây trồng.

c, Muỗi hại bông.

Muỗi (Contarinia maculipennis) hại những nụ lớn có đốm nâu, nụ hoa biến dạng, mất màu, những nụ nở ra được có những hư hại trên cánh hoa, biểu hiện rất giống với bệnh mốc xám trên hoa.

Muỗi hại bông gây hại nặng trên hoa ở mọi lứa tuổi, từ nụ non mới nhú trên phát hoa cho đến hoa trưởng thành. Khi tách nụ hoa tìm thấy bên trong một số con giòi nhỏ màu trắng hoặc vàng, khi đụng vào các con giòi nhỏ này có thể búng xa vài cm, mỗi nụ hoa bị nhiễm có thể chứa từ 5 – 30 con giòi.

d, Bọ trĩ

Đây là một loại sinh vật ăn tạp thường ký sinh trên nhiều loài vật chủ khác nhau và số lượng vật chủ này có thể lên tới 350 loài. Trong những năm vừa qua căn bệnh này phát triển khá rầm rộ và dẫn đến thiệt hại cho nông dân vô cùng lớn.

Bọ trĩ có kích thước nhỏ, nếu đã trưởng thành chúng dài khoảng 1.2mm đến 1.4 mm, thân màu vàng nhạt đến nâu sậm, chúng ẩn nấp khá kỹ vì vậy thời kỳ đầu người nông dân không dễ phát hiện ra chúng, nơi mà bọ trĩ tập trung gây hại nhiều nhất trên cây chính cụm hoa, bông hoa và phiến lá.

Sử dụng chiếc vòi hút nhựa trên phiến lá dẫn đến các mặt lá xuất hiện nhiều chấm trắng nhỏ hoặc vết trắng xám gây hại đến sự sinh trưởng của hoa, làm chúng không còn đẹp như thường. Một số biểu hiện hoa mắc bệnh này là màu hoa nhạt, bị biến dạng hoặc có thể cây không ra hoa được.

Bọ trĩ có khả năng sinh trưởng trong một năm khá cao, có thể lên 8 đến 10 thế hệ. Con trưởng thành hoặc ấu trùng thường trốn ở phần nách lá hoặc kẽ đất để trú đông. Thời điểm tháng 3 bọ trĩ bắt đầu hoạt động và sang tháng 5 là lúc chúng hoạt động mạnh nhất kéo dài cho đến cuối mùa thu. Có một đặc điểm quan trọng là bọ trĩ trưởng thành rất sợ ánh sáng, ban ngày khi có ánh nắng mặt trời thì bọ trĩ sẽ ẩn nấp và đến bạn đêm chúng mới bắt đầu hoạt động. Vào mùa hè bọ trĩ cái sẽ sinh sản một mình, còn mùa đông mới bắt đầu sinh sản lưỡng tính.

* Các loại bệnh gây hại trên cây lan. a, Bệnh khô đầu lá.

Bệnh thường gặp trên các giống lan: Dendrobium, Mokara, Cattleya, Oncidium. Nấm tấn công ở chóp lá và làm cho lá bị khô từ trên xuống, có khi xuống tới 2/3 chiều dài lá . Khi bệnh nặng làm lá khô, dễ bị rách.

b, Bệnh thối nhũn.

Bệnh này thường gây hại trên nhiều loại lan nhất là các dòng lan: Dendrobium, Mokara. Oncidium...

Vi khuẩn xâm nhập vào cây qua những vết thương tạo nên vết thối ướt với mùi hôi khó chịu. Ban đầu vết thối nhỏ có màu vàng nâu, bệnh nặng vết thối lan nhanh trong lá và gây rụng lá. Thời tiết khí hậu nóng và ẩm giúp bệnh phát triển mạnh. Vi khuẩn dựa vào nước mưa và nước tưới văng ra để di chuyển từ cây này sang cây khác.

c, Bệnh đốm lá

Bệnh thường phát sinh mạnh trên cây lan Dendrobium, Mokara...

Triệu chứng ban đầu của bệnh đốm lá là những đốm màu xanh nhạt xuất hiện trên lá lan, sau đó những đốm này mới ngả sang màu vàng, đồng thời mặt dưới lá xuất hiện những mảng đen có nhiều chấm nhỏ li ti. Bệnh phát triển nặng, lá lan sẽ có 3-4 đốm vàng lớn, đường kính 1-3 cm, khoảng 10-15 ngày sau thì xuất hiện nhiều đốm nâu đen đầy lá.

Lúc bắt đầu phát sinh ta thấy xuất hiện các chấm màu vàng ở trên và mặt dưới của lá. Chấm này sẽ lan rộng ra: Nếu gặp độ ẩm cao, mưa nhiều các bào tử sẽ bám dưới lá làm cho chúng có màu nâu hay đen.

2.6. Vai trò các chất điều hoà sinh trưởng

Những hoá chất có khả năng điều khiển được sinh trưởng và phát dục của cây trồng được gọi là chất kích thích sinh trưởng hay chất điều hòa sinh trưởng.

Với lượng cực kỳ nhỏ nhưng hiệu quả vô cùng to lớn trong các giai đoạn khác nhau như: sự phát sinh cơ thể, sự kích dục....Các chất điều hòa sinh trưởng là một trong những hoá chất không thể thiếu được trong đời sống thực vật mặc dù cho đến nay cơ chế tác dụng của nó vẫn chưa được lý giải rõ ràng.

2.6.1. Auxin

2.6.1.1. Lịch sử phát hiện ra auxin

Năm 1880, Darwin phát hiện ra rằng bao lá mầm (coleoptyl) của cây họ lúa rất nhậy cảm với ánh sáng và ông cho rằng đỉnh ngọn bao lá mầm là nơi tiếp nhận kích

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của các chất điều hòa sinh trưởng đến lan trầm tím (dendrobium nestor) trồng trong chậu tại thái nguyên (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)