- Đối với cơ quan quản lý về đào tạo nghề: Khi xác định nhu cầu đào
tạo trƣớc hết phải dựa trên cơ sở phân tích mục tiêu, chiến lƣợc kế hoạch sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trên, gắn liền với mục tiêu phát triển của địa phƣơng. Từ đó xác định nhu cầu đào tạo nghề là những đối tƣợng nào, bộ phận nào, số lƣợng bao nhiêu, đào tạo nội dung gì nhằm hoàn thành kế hoạch đề ra.
- Các doanh nghiệp, cơ sở đào tạo nghề: Phải xác định nhu cầu đào tạo
dựa trên cơ sở phân tích công việc để xác định đƣợc các yêu cầu về kiến thức, kỹ năng… cần thiết để thực hiện công việc đánh giá kết quả thực hiện công việc để xác định đƣợc trình độ hiện có của ngƣời lao động. Từ đó so sánh giữa trình độ hiện có của ngƣời lao động với yêu cầu công việc để xác định khoảng cách còn tồn tại. Đối với ngƣời lao động thực hiện chƣa tốt công việc do thiếu hụt kiến thức kỹ năng thì phải tiến hành đào tạo để giúp họ hoàn thành tốt công việc. Còn đối với những ngƣời lao động có kết quả thực hiện
công việc tốt, thì cần xem xét khả năng phát triển của họ để có thể tiến hành đào tạo chuẩn bị cho họ những kiến thức, kỹ năng, năng lực để họ có thể đảm nhiệm những công việc cao hơn, quan trọng hơn. Đặc biệt phải xây dựng một bảng khảo sát cho ngƣời lao động để biết đƣợc nhu cầu thật sự của họ cũng nhƣ các kỹ năng kiến thức thật sự cần cho công việc.
- Đối với người lao động: Cần hiểu rõ nhu cầu, nguyện vọng của bản
thân, xác định rõ ngành nghề cần đƣợc đào tạo, từ đó cơ sở đào tạo nghề sẽ biết đƣợc ngƣời lao động đang còn thiếu, yếu và muốn đƣợc đào tạo về vấn đề gì, từ đó góp phần nâng cao chất lƣợng đào tạo sát với nhu cầu thực tế hơn.