3. Ý nghĩa khoa họ c, thực tiễn và tính cấp thiết của đề tà
3.3.1. Thông tin chung về các hộ được khảo sát
Đề tài được thực hiện dựa trên số liệu khảo sát 56 nông hộ tại huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang. Trước khi đi vào phân tích thực trạng vay vốn và việc sử dụng vốn vay của các nông hộ huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang, tác giả
xin giới thiệu một số thông tin chung về các nông hộđược khảo sát.
Bảng 2. Thông tin về giới tính của chủ hộ
Giới tính Số quan sát (hộ) Tỷ lệ (%)
Nam 48 85,71
Nữ 8 14,29
Tổng cộng 56 100,00
(Nguồn. Số liệu khảo sát 56 nông hộ tại Huyện Châu Thành A, Tỉnh Hậu Giang tháng 6/2009)
Qua bảng 2 ta thấy, trong tổng số hộ được khảo sát thì có đến 85,71% có chủ hộ là nam giới, còn lại 14,29% nông hộ có chủ hộ là nữ, điều này phù hợp với phong tục của người Việt Nam, trong gia đình thì người nam luôn đóng vai trò trụ cột, người chủ trong gia đình.
Bảng 3. Thông tin về độ tuổi và số năm sống ở địa phương nông hộ Chỉ tiêu Đơn vị tính Thấp nhất Cao nhất Trung bình
Tuổi chủ hộ Tuổi 31 76 49,29
Số năm sống ởđịa phương Năm 4 76 44,68
(Nguồn. Số liệu khảo sát 56 nông hộ tại Huyện Châu Thành A, Tỉnh Hậu Giang tháng 6/2009)
Độ tuổi trung bình của các chủ hộ tại địa bàn khảo sát rất cao, trên 49 tuổi, qua đây cho thấy họ có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất cũng như các quyết
định của gia đình, đồng thời khả năng có được các mối quan hệ trong xã hội cũng cao hơn, điều này đóng vai trò rất quan trọng khi họ cần vay vốn để sản xuất kinh doanh vì có thể khi có được sự quen biết thì thủ tục vay vốn sẽ đơn giản hơn. Thêm vào đó, số năm sống ở địa phương bình quân của các hộ trên địa bàn xấp xỉ
Bảng 4. Thông tin về trình độ học vấn của nông hộ Trình độ Số quan sát (hộ) Tỷ lệ (%) Mù chữ 2 3,57 Tiểu học 15 26,79 Trung học cơ sở 24 42,86 Trung học phổ thông 13 23,21
Trung cấp chuyên nghiệp 2 3,57
Tổng cộng 56 100,00
(Nguồn. Số liệu khảo sát 56 nông hộ tại Huyện Châu Thành A, Tỉnh Hậu Giang tháng 6/2009)
Trình độ học vấn của chủ hộ có ảnh hưởng rất lớn đến khả năng tiếp cận thông tin, việc xây dựng kế hoạch sản xuất hợp lý cũng như kết quả sản xuất của hộ, bởi chủ hộ là người có quyền quyết định trong gia đình. Tuy nhiên, trình độ
học vấn của các nông hộ ở địa bàn được khảo sát còn khá thấp, chỉ có 13/56 hộ
trong tổng số hộđược khảo sát có học vấn đạt trình độ trung học phổ thông (chiếm 23,21%), 2/56 hộđạt trình độ trung học chuyên nghiệp (chiếm 3,57%), trong khi
đó, vẫn có trường hợp chủ hộ bị mù chữ (chiếm 3,57%). Điều này làm cho khả
năng cập nhật thông tin, kỹ thuật của những hộ này gặp rất nhiều khó khăn.
Ngành nghề chính mà nông hộ tham gia hoạt động có ảnh hưởng trực tiếp
đến thu nhập cũng như tổng nhu cầu vốn mà nông hộ cần. Theo kết quả khảo sát, ngành nghề chính mà các nông hộ tham gia là chăn nuôi (chiếm 69,64% tổng số
hộ được khảo sát) và trồng trọt (chiếm 25% trong tổng số hộ được khảo sát), ngoài ra, một số nông hộ không có hoặc có ít đất thì nghề nghiệp chính của thông thường các hoạt động nông nghiệp khác như làm thuê nông nghiệp, cho thuê công cụ dụng cụ nông nghiệp,…
Bảng 5. Thông tin về nghề nghiệp chính của các nông hộ Chỉ tiêu Số quan sát (hộ) Tỷ lệ (%) Chăn nuôi 14 25,00 Trồng trọt 39 69,64 Thủy sản 0 0,00 Các hoạt động nông nghiệp khác 3 5,36 Tổng cộng 56 100,00
(Nguồn. Số liệu khảo sát 56 nông hộ tại Huyện Châu Thành A, Tỉnh Hậu Giang tháng 6/2009)
Thu nhập bình quân/năm của nông hộ tại địa bàn khảo sát là 57.633.643
đồng, trong đó cao nhất là 324.000.000 đồng, hộ thấp nhất đạt 12.960.000 đồng. Thu nhập bình quân nhân khẩu là 13.610.852 đồng, cao hơn mức thu nhập bình quân của toàn huyện năm 20084.
Bảng 6. Thông tin về nguồn lực và thu nhập của nông hộ
Chỉ tiêu Đơn vị tính Thấp nhất Cao nhất Trung bình
Tổng thu nhập Đồng 12.960.000 324.000.000 60.208.800
Thu nhập bình quân nhân khẩu Đồng 2.640.000 81.000.000 13.610.852
Tổng chi tiêu Đồng 9.500.000 148.350.000 33.646.161
Tổng chi tiêu bình quân nhân khẩu Đồng 1.870.000 37.087.500 7.533.697
Tổng diện tích đất 1000m2 0 16 4,41
Nhân khẩu Người 2 9 4,84
Tỷ lệ lao động % 33 100 71,41
(Nguồn. Số liệu khảo sát 56 nông hộ tại Huyện Châu Thành A, Tỉnh Hậu Giang tháng 6/2009)
Qua bảng 6 ta thấy có sự chênh lệch rất lớn giữa hộ có thu nhập cao nhất và hộ có thu nhập thấp nhất. Thu nhập bình quân/nhân khẩu của hộ cao nhất đạt 81 triệu tương đương 6.750.000 đồng/người/tháng. Trong khi đó, hộ thấp nhất chỉ có 2.640.000 đồng tương đương 220.000 đồng/người/tháng. Thu nhập của nông hộ được hình thành từ các nguồn trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, tiền lương, kinh doanh buôn bán, và các khoản thu nhập khác như tiền trợ cấp, tiền lãi thu được từ tiền gửi tiết kiệm,…).
Thu nhập khác 3% Thu nhập buôn bán 31% Thu nhập từ tiền lương, tiền công 31% Thu nhập thủy sản 3% Thu nhập trồng trọt 19% Thu nhập chăn nuôi 13%
(Nguồn. Số liệu khảo sát 56 nông hộ tại Huyện Châu Thành A, Tỉnh Hậu Giang tháng 6/2009)
Hình 1. Cơ cấu thu nhập của các nông hộ huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang
Từ hình 1, ta có thể thấy rằng, thu nhập từ tiền lương và thu nhập từ hoạt
động kinh doanh buôn bán chiếm tỷ trọng đáng kể trong tổng cơ cấu thu nhập của nông hộ, nguyên nhân là do trong hai xã thuộc địa bàn nghiên cứu có xã Tân Phú Thạnh đang nằm trong vùng quy hoạch khu công nghiệp của tỉnh Hậu Giang, do đó, hiện nay, các nông hộ không dám mạnh dạn đầu tư vào hoạt động nông nghiệp như chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, trồng trọt,… trong thời gian chờ quy hoạch. Hơn nữa, với tình hình khó khăn chung như hiện nay, khi mà giá cả các yếu tố đầu vào ngành nông nghiệp tăng vọt còn đầu ra nông sản lại bấp bênh, dịch bệnh đe dọa thường xuyên, thì các nông hộ có xu hướng giảm rủi ro bằng cách đa dạng ngành nghề, đa dạng thu nhập, tức là ngoài nông nghiệp, họ thường làm thêm một ngành nghề nữa để tạo thu nhập cho gia đình, mà chủ yếu là họ thường chuyển sang đi làm thuê nông nghiệp hoặc làm công nhân để hưởng tiền lương hoặc cũng có thể làm thêm kinh doanh buôn bán. Còn các hoạt động trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản chỉ còn mang tính chất có sẵn
đất nhà thì trồng chứ các nông hộ không còn đầu tưđến nơi đến chốn như trước
đây nữa mặc dù nghề nghiệp chính của họ vẫn là các ngành thuộc nông nghiệp. Mức tổng chi tiêu cho các khoản chi phí thiết yếu trong gia đình: chi phí sinh hoạt, giáo dục, đám tiệc, tiền thuốc, điện, nước,… chiếm tỷ trong đáng kể
nông hộ ở đây còn rất thấp. Bình quân mỗi năm các nông hộ chi trên 7,5 triệu
đồng/người, cao hơn rất nhiều so với mức chi tiêu bình quân của toàn Đồng Bằng Sông Cửu Long là 4.500.000 đồng thì mức chi của các nông hộở địa bàn khảo sát cao hơn rất nhiều5. Trong đó, chủ yếu là chi cho sinh hoạt gia đình (62% trong tổng chi tiêu), giáo dục và đám tiệc6.
Đất đai thường được xem là tài sản lớn nhất của nông dân. Song, các nông hộ tại địa bàn khảo sát có diện tích đất bình quân rất thấp, đây là khó khăn rất lớn trong việc tiếp cận tín dụng của nông hộ, trung bình mỗi hộ chỉ có khoảng 4,41 nghìn m2, qua đây cho thấy các nông hộ tại địa bàn khảo sát bị hạn chế rất lớn về
nguồn lực. Số nhân khẩu bình quân của các nông hộ được khảo sát là 4,84 người/hộ, trong đó, hộ cao nhất có 9 người và thấp nhất có 2 người tương ứng với tỷ lệ lao động bình quân là 71,41%, tỷ lệ này xấp xỉ tỷ lệ lao động bình quân của toàn Tỉnh Hậu Giang7.
Bảng 7. Thông tin về tỷ lệ người phụ thuộc của các nông hộ
Chỉ tiêu Đơn vị tính Thấp nhất Cao nhất Trung bình
Nhân khẩu Người 2 9 4,84
Lao động Người 1 7 3,48
Số người phụ thuộc Người 0 6 1,32
Tỷ lệ người phụ thuộc % 0 67 27,69
(Nguồn. Số liệu khảo sát 56 nông hộ tại Huyện Châu Thành A, Tỉnh Hậu Giang tháng 6/2009)
Số người phụ thuộc trong gia đình có ảnh hưởng rất lớn đến thu nhập của nông hộ. Người phụ thuộc trong gia đình là những thành viên ngoài tuổi lao động (nam từ 60 tuổi trở lên, nữ trên 55 tuổi) và thanh niên dưới 15 tuổi. Qua điều tra, các nông hộ trên địa bàn có tỷ lệ người phụ thuộc khá cao, trung bình 27,69%. Trong đó, hộ cao nhất có số người phụ thuộc trong gia đình lên đến 66,67%, điều này gây nhiều khó khăn cho nông hộ, bởi tỷ lệ người phụ thuộc trong gia đình cao sẽ làm cho nông hộ phải chịu thêm gánh nặng cho những khoản chi phí: thuốc men, bệnh tật, giáo dục,…
5 Theo kết quảđiều tra mức sống hộ gia đình năm 2006 (Nguồn. Tổng cục Thống kê)
6 Xem phụ lục 1