3. Ý nghĩa khoa họ c, thực tiễn và tính cấp thiết của đề tà
3.3.2. Thực trạng sử dụng vốn vay từ nguồn vốn chính thức của nông hộ tại huyện
huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang
3.3.2.1. Tình hình vay vốn của các nông hộ tại huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang
Trong sản xuất, vốn vay là một nguồn quan trọng giúp các nông hộ giải quyết được những khó khăn về vốn, bởi đặc trưng của nông hộ là thường xuyên thiếu vốn sản xuất. Thêm vào đó, hoạt động nông nghiệp thường mang tính thời vụ nên việc thiếu tiền để trang trải những chi phí sinh hoạt hàng ngày là rất thường xảy ra, hoặc khi muốn đầu tư vào hoạt động nào đó như buôn bán chẳng hạn thì họ thường sử dụng vốn vay.
Bảng 8. Thông tin về vay vốn của nông hộ
Chỉ tiêu Số quan sát (hộ) Tỷ lệ (%) Không vay vốn 11 19,64 Có vay vốn 45 80,36 Tổng cộng 56 100,00
(Nguồn. Số liệu khảo sát 56 nông hộ tại Huyện Châu Thành A, Tỉnh Hậu Giang tháng 6/2009)
Theo kết quả khảo sát, trong 56 hộ thì có 45 hộ có sử dụng vốn vay (chiếm 80,36%), chỉ có 11 hộ là không có sử dụng vốn vay (chiếm 19,64%). Có nhiều nguyên nhân các nông hộ không sử dụng vốn vay, trong đó, nguyên nhân chính là do họ chưa vay vốn được từ các tổ chức tín dụng hoặc do không có tài sản thế
chấp, còn nếu đi vay ở các tổ chức phi chính thức thì lãi suất quá cao sợ không có tiền đóng lãi.
Bảng 9. Thông tin về nguồn vốn vay của các nông hộ Chỉ tiêu Số quan sát (hộ) Tỷ lệ (%)
Vay từ nguồn chính thức 41 80,36
Vay vốn từ nguồn phi chính thức 10 17,86
(Nguồn. Số liệu khảo sát 56 nông hộ tại Huyện Châu Thành A, Tỉnh Hậu Giang tháng 6/2009)
Qua bảng 9, ta thấy rằng phần lớn các nông hộở địa bàn khảo sát sử dụng nguồn vốn vay từ tổ chức tín dụng chính thức, chỉ có 10 hộ sử dụng nguồn vốn
vay phi chính thức (17,86% trong tổng số hộđược khảo sát). Nguyên nhân là vì ở đây đa phần các nông hộ sử dụng vốn vay tuy ít đất nhưng họđều có bằng khoán
đỏ, nên họ có cơ hội tiếp cận được nguồn vốn chính thức từ ngân hàng. Hơn nữa, khi vay tiền ở các tổ chức tín dụng phi chính thức thì các nông hộ phải gánh chịu một mức lãi suất rất cao, do đó chỉ khi không còn cách xoay sở cho các khoản chi tiêu thiết yếu cho sinh hoạt hay ốm đau, bệnh tật thì các nông hộ mới sử dụng nguồn vốn vay này.
Có thể tổng hợp số tiền vay, mục đích vay cũng như mức lãi suất phải trả
khi các nông hộ sử dụng nguồn vốn vay phi chính thức như sau:
Bảng 10.Thông tin về số vốn vay, mục đích vay và lãi suất của các nông hộ sử dụng nguồn vốn vay phi chính thức
Nơi vay Số quan sát (hộ) Số tiền vay (đồng) Mục đích Lãi suất (%) Vay từ cửa hiệu cầm đồ 1 2.000.000 Sinh hoạt 4,00
Vay từ bạn bè, người thân 2 3.500.000
Sinh hoạt, buôn bán, chăn nuôi
6,75
Vay từ hàng xóm 7 4.857.143 Sinh hoạt 9,71
Vay từ các tổ chức chuyên cho vay
nặng lãi 0 0 - -
Vay từ nguồn phi chính thức khác 0 0 - -
(Nguồn. Số liệu khảo sát 56 nông hộ tại Huyện Châu Thành A, Tỉnh Hậu Giang tháng 6/2009)
Như vậy, qua bảng 10 ta thấy, hầu hết các nông hộ được khảo sát sử dụng vốn vay từ nguồn phi chính thức cho mục đích sinh hoạt gia đình với mức lãi suất trung bình từ 4 đến 10%. Trong đó, các nông hộ thường vay từ hàng xóm, từ
bạn bè, hoặc có thể họđi vay từ các cửa hiệu cầm đồ, chứ không có trường hợp nào phải đi vay từ các tổ chức chuyên cho vay nặng lãi, điều này có thểđược giải thích dễ dàng vì đa số các nông hộđược khảo sát là người bản xứ, họ sống ở địa phương từ nhỏđến lớn nên khi có việc thì họ thường nhờ bà con hàng xóm giúp
đỡ, hộ nào có sẵn tài sản thì họ đem cầm cố ở các tiệm cầm đồ để vay tiền. Số
tiền vay chỉ dao động trong khoảng từ 2 đến 5 triệu và chủ yếu sử dụng cho sinh hoạt gia đình.
Có 80,63% trong tổng số nông hộđược khảo sát có sử dụng vốn vay từ các nguồn chính thức, tương ứng vơi 41/56 hộ được khảo sát. Trong đó, có 2 hộ vay vốn thông qua hội nông dân địa phương, 8 hộ vay từ ngân hàng chính sách xã hội, và 31 hộ vay vốn từ ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn.
Bảng 11.Thông tin về vốn vay từ nguồn chính thức mà các nông hộ sử dụng
Nơi vay quan Số sát Tổng số tiền xin vay Tổng tiền vay Lãi suất Thời hạn vay Tài sản thế chấp Mục đích vay Hội nông dân 2 160.000.000 55.000.000 1,30 12,00 Giấy chứng nhận sử sụng đất Trồng trọt Ngân hàng chính sách xã hội 8 13.875.000 12.375.000 0,89 16,25 - Trồng trọt, đi học Ngân hàng nông nghiệp 31 60.166.667 46.600.000 1,22 14,00 Nhà và giấy chứng nhận sử dụng đất Trồng trọt, chăn nuôi, buôn bán
(Nguồn. Số liệu khảo sát 56 nông hộ tại Huyện Châu Thành A, Tỉnh Hậu Giang tháng 6/2009)
Qua bảng 11, ta thấy rằng, các nông hộ thường vay vốn tại 2 tổ chức tín dụng chính thức của huyện là ngân hàng nông nghiệp và ngân hàng chính sách xã hội. Khi sử dụng nguồn vốn vay chính thức, mức lãi suất mà các nông hộ phải trả
thường dưới 1,5%, vì vậy các nông hộ thường đi vay vốn từ các nguồn này với mục đích sản xuất. Hơn nữa, ngoài ngân hàng chính sách xã hội, khi các nông hộ đi vay tại ngân hàng nông nghiệp, các nông hộ phải có được tài sản thế chấp, đặc biệt là nhà cửa hay đất đai nên số tiền vay thường rất lớn. Kết quả kiểm định Bivariate Correlation cho thấy tổng diện tích đất của nông hộ có ảnh hưởng đến tổng số tiền mà họ vay được từ tổ chức chính thức đạt 33,4% ở mức ý nghĩa
% 1
=
α 8. Tuy nhiên, có một khó khăn là số tiền được vay thường thấp hơn số tiền cần vay, và như vậy có thể dẫn đến tình trạng số tiền vay không đủ đểđầu tư vào sản xuất, thế là các nông hộ đem số tiền họ vay được dùng cho sinh hoạt. Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến việc các nông hộ thường sử dụng vốn vay không đúng mục đích.
Một vấn đề nữa là việc các nông hộ thực sự nhận được bao nhiêu trong tổng số tiền vay sau khi đã trừ đi mọi chi phí đi vay (hồ sơ, giấy tờ, xe cộ) và chi phí chi cho cán bộ tín dụng. Theo khảo sát thì các chi phí này thường chiếm khoảng
5% - 6% trong tổng số tiền vay và những hộ vay càng ít thì tỷ trọng của các loại chi phí này trong tổng số tiền vay càng nhiều vì các chi phí đi vay như hồ sơ, giấy tờ, xe cộ thường không có sự khác biệt nhiều giữa hộ vay ít hay vay nhiều. Đây cũng là một vấn đề cần được giải quyết bởi vì đa số các nông hộ có số tiền vay
được không nhiều thì thường là những hộ có ít đất, ít vốn, tài sản có giá trị thấp và như vậy thì khó khăn lại càng khó khăn hơn cho các nông hộ này. Thêm vào đó, hiện nay các thủ tục giấy tờ khi vay thường rất phức tạp, nên đôi khi các nông hộ
phải nhờ đến chính quyền địa phương giúp đỡ và như vậy thì phải mất thêm một khoản chi phí cho cán bộ địa phương, kết quả khảo sát cho thấy rằng chi phí này chiếm khoảng 1 – 2% trong tổng số tiền vay được, hoặc nếu nhờđến chính quyền
địa phương thì sẽ mất rất nhiều thời gian. Như vậy, thực tế, các nông hộ nhận được không phải là 100% mà chỉ là 93% - 94%9. Các khó khăn chủ yếu mà nông hộ
thường gặp khi vay vốn từ nguồn chính thức được tổng hợp ở bảng sau:
Bảng 12.Thông tin về các khó khăn mà nông hộ thường gặp khi vay vốn từ nguồn chính thức
Loại khó khăn Số quan sát (hộ) Xếp hạng
Thủ tục hành chính rườm rà 15 1
Mất nhiều thời gian 9 2
Không có tài sản thế chấp 2 3
Không có thông tin về nguồn tín dụng 1 4
Tốn chi phí 1 4
Không biết thủ tục 0 6
(Nguồn. Số liệu khảo sát 56 nông hộ tại Huyện Châu Thành A, Tỉnh Hậu Giang tháng 6/2009)
Bảng số liệu trên đã cho ta thấy rằng, vấn đề thông tin về nguồn tín dụng cũng là một trong những khó khăn mà nông hộ gặp phải trong việc tiếp cận nguồn tín dụng chính thức. Tuy nhiên, số nông hộ gặp phải khó khăn này là rất ít. Theo kết quả khảo sát, có 71,43% trong tổng số nông hộ được khảo sát trả lời rằng họ có thể dễ dàng biết được thông tin về các nguồn tín dụng, chỉ có 12,5% trả lời là họ rất khó khăn trong vấn đề thông tin về các nguồn tín dụng.
Bảng 13.Khả năng tiếp cận thông tin tín dụng của nông hộ Khả năng tiếp cận thông tin Số quan sát (hộ) Tỷ lệ (%)
Dễ dàng 40 71,43
Khó khăn 9 16,07
Rất khó khăn 7 12,50
Tổng cộng 56 100,00
(Nguồn. Số liệu khảo sát 56 nông hộ tại Huyện Châu Thành A, Tỉnh Hậu Giang tháng 6/2009)
Kết quả tổng hợp trong bảng trên hoàn toàn phù hợp với thực tế bởi vì hiện nay, đa số các nguồn thông tin về các nguồn cho vay theo các chương trình đều có thông tin về địa phương và chính quyền địa phương là những người trực tiếp quản lý các chương trình này, ví dụ như chương trình tín dụng dành cho sinh viên, chương trình cho vay xóa đói, giảm nghèo,… đều do chính quyền địa phương phụ trách việc xem xét các đối tượng cho vay, thông báo trực tiếp các thông tin về khoản vay (thủ tục hồ sơ vay, thời hạn trả nợ gốc, trả lãi,…) đến các nông hộ. Vì vậy, các nông hộ có thể dễ dàng nắm bắt được thông tin về các nguồn tín dụng chính thức thông qua chính quyền địa phương. Có một số nông hộ biết được thông tin về nguồn tín dụng bằng cách tự tìm đến các tổ chức tín dụng chính thức. Song, đa số đây là những hộ vay theo hình thức thế chấp tài sản, họ có tài sản và tự tìm đến ngân hàng để xin vay10.
Tuy nhiên, khi các nguồn vay chính thức đều được thông qua chính quyền
địa phương thì cũng có nghĩa là chính quyền địa phương là những người nắm rõ nhất về các nguồn thông tin này, do đó, thực tế đã phát sinh thêm một khó khăn cho các nông hộ là chính quyền địa phương không cung cấp đầy đủ thông tin đến toàn bộ nông hộ mà chỉ thông báo cho nội bộ họ hàng hay những người cùng công tác với họ, hoặc không nhiệt tình giúp đỡđể các nông hộđược vay vốn. Vì vậy, việc nông hộ có thành viên tham gia công tác địa phương hay không cũng là một yếu tốảnh hưởng đến khả năng vay vốn của nông hộ.
Bảng 14.Thông tin về việc tham gia công tác địa phương của nông hộ Loại hộ Số quan sát (hộ) T(%) ỷ lệ
Không có thành viên tham gia công tác địa phương 49 87,50
Có thành viên tham gia công tác địa phương 7 12,50
Tổng cộng 56 100,00
(Nguồn. Số liệu khảo sát 56 nông hộ tại Huyện Châu Thành A, Tỉnh Hậu Giang tháng 6/2009)
Thực tế, khi tham gia vào công tác ở địa phương, đòi hỏi người đó phải có
được một trình độ học vấn nhất định, trong khi đó, đa số các thành viên của những nông hộ được khảo sát có trình độ học vấn thấp nên số nông hộ có thành viên tham gia công tác địa phương là rất thấp. Theo số liệu khảo sát, chỉ có 7/56 hộ có thành viên tham gia vào công tại địa phương, chiếm 12,5%. Còn 87,5% trong tổng số nông hộ được khảo sát là không có thành viên tham gia công tác, tương đương 49/56 nông hộđiều tra.
3.2.2.2. Tình hình sử dụng vốn vay từ nguồn chính thức của các nông hộ huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang
Việc vay vốn của các nông hộ sẽ dẫn đến hai vấn đề: hoặc là thu nhập của nông hộ sẽ tăng lên từ hiệu quả do đồng vốn vay được tạo ra, hoặc là thu nhập của nông hộ sẽ giảm đi nếu như nguồn vốn này không được sử dụng đúng mục
đích và hợp lý bởi vì khi đi vay các nông hộ phải tốn thêm khoản chi phí lãi vay. Tuy nhiên, trong thực tế, vẫn còn nhiều trường hợp các nông hộ chưa sử dụng nguồn vốn vay của mình vào đúng mục đích sử dụng.
Bảng 15.Thông tin về mục đích xin vay và thực tế sử dụng vốn vay Mục đích xin vay Thực tế sử dụng Chỉ tiêu Số quan sát (hộ) Tỷ lệ (%) Số quan sát (hộ) Tỷ lệ (%) Chăn nuôi 25 60,98 20 48,78 Trồng trọt 12 29,27 17 41,46 Thủy sản 0 0,00 2 4,88 Sinh hoạt 2 4,88 27 65,85 Khác 9 21,95 13 31,71
Kết quả của bảng 15 đã cho thấy, thực tế sử dụng nguồn vốn vay so với mục đích vay vốn có sự khác biệt rõ rệt, có 60,98% hộ trong tổng số nông hộ có vay vốn đi vay nhằm mục đích chăn nuôi nhưng trong thực tế chỉ có 48,78% nông hộ sử dụng vốn vay cho chăn nuôi, trong khi đó, thực tế số nông hộ có sử
dụng vốn vay cho trồng trọt, thủy sản, sinh hoạt đều cao hơn so với số hộ có mục
đích vay vốn cho các hoạt động này trong hồ sơ vay vốn, đặc biệt là số nông hộ đem vốn vay để sử dụng cho sinh hoạt rất nhiều. Điều này cho thấy rằng, số nông hộ sử dụng vốn chưa đúng mục đích chiếm tỷ lệ khá cao.
Bảng 16.Thông tin về tỷ trọng sử dụng vốn vay
Đơn vị tính: %
Chỉ tiêu Thấp nhất Cao nhất Trung bình
Sử dụng cho chăn nuôi 5,00 100,00 32,03 Sử dụng cho trồng trọt 5,00 100,00 20,43
Sử dụng cho thủy sản - - 4,85
Sử dụng cho sinh hoạt 10,00 100,00 28,68 Sử dụng cho mục đích khác 10,00 100,00 20,86
(Nguồn. Số liệu khảo sát 56 nông hộ tại Huyện Châu Thành A, Tỉnh Hậu Giang tháng 6/2009)
Kết quả ở bảng 16 cũng cho thấy, các nông hộ sử dụng vốn vay của mình cho hoạt động chăn nuôi là cao nhất, trung bình khoảng 32,03% trong tổng lượng vốn vay, thấp nhất là vốn vay sử dụng cho hoạt động thủy sản, chiếm 4,85% trong tổng lượng vốn vay. Lượng vốn vay sử dụng cho sinh hoạt chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng lượng vốn vay, chiếm tỷ trọng khoảng 28,68%. Điều này cho thấy, một số nông hộởđịa bàn khảo sát đã sử dụng vốn vay chưa đúng mục đích, nguyên nhân là do một số nông hộ trong địa bàn nghiên cứu đang thuộc diện quy hoạch nhưng dự án bị treo trong thời gian rất lâu gây ảnh hưởng lớn đến đời sống của người dân cả trong tâm lý lẫn sản xuất, họ sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong việc tạo ra thu nhập bởi vì họ không thểđầu tư vào sản xuất nông nghiệp, trong khi đa số là nông dân, và cuối cùng họ phải đi vay tiền để chi cho các khoản phí sinh hoạt trong gia đình, thêm nữa là sử dụng vốn vay làm phát sinh chi phí lãi vay, vì vậy nếu không sử dụng đúng mục đích thì chẳng những vốn vay không phát huy hiệu quả là làm tăng thu nhập cho nông hộ mà có khi còn dẫn đến giảm thu nhập. Số tiền vay sử dụng cho các việc khác như chi cho làm vốn buôn bán,
đầu tư làm ăn kinh doanh,… chiếm tỷ trọng cũng tương đối cao, khoảng 20,86%. Qua đây cho thấy các nông hộ cũng đã có sự chuyển đổi trong ngành nghề nhằm giảm rủi ro, đa dạng ngành nghề, đa dạng thu nhập.
Bảng 17.Thông tin về việc thanh toán nợ vay của nông hộ Chỉ tiêu Số quan sát (hộ) Tỷ lệ (%)
Không thanh toán đúng hạn 5 12,20
Thanh toán đúng hạn 36 87,80
Tổng cộng 41 100,00
(Nguồn. Số liệu khảo sát 56 nông hộ tại Huyện Châu Thành A, Tỉnh Hậu Giang tháng 6/2009)
Người vay nợ thanh toán tiền vay đúng hạn cũng là một trong các tiêu chí
để xem khoản vay đó có mang lại hiệu quả cho người vay hay không, theo kết quả khảo sát có 12,2% nông hộ trả lời là không thanh toán nợ vay đúng hạn của ngân hàng với các lý do là làm ăn thất bại, hoặc số tiền vay ít quá nên không đủ
làm ăn nên để số tiền này chi vào sinh hoạt gia đình và cuối cùng không có tiền trả cho ngân hàng. Còn lại 87,8% trả lời là thanh toán tiền vay đúng hạn, tuy nhiên, điều này cũng chưa khẳng định được rằng các nông hộđã sử dụng nguồn vốn vay một cách hiệu quả bởi vì nó còn phụ thuộc vào nguồn tiền mà họ dùng
để trả nợ.
Bảng 18.Thông tin về nguồn tiền trả nợ của các nông hộ