PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG TIẾP CẬN TÍN

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh kế sách sóc trăng (2) (Trang 47 - 50)

3. Ý nghĩa khoa họ c, thực tiễn và tính cấp thiết của đề tà

4.2. PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG TIẾP CẬN TÍN

CẬN NGUỒN TÍN DỤNG CHÍNH THỨC CỦA CÁC NÔNG HỘ HUYỆN CHÂU THÀNH A, TỈNH HẬU GIANG

Mô hình ước lượng các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tín dụng chính thức của nông hộđược xác định thông qua mô hình hàm Probit. Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của các nông hộ gồm có:

-Địa bàn nghiên cứu: biến này bao gồm hai giá trị 1 và 2 đại diện cho 2 xã khảo sát: 1- Tân Hòa, 2- Tân Phú Thạnh. Vì mỗi xã có những điều kiện thuận lợi, khó khăn khác nhau, nên khả năng tiếp cận tín dụng của các nông hộ ở mỗi xã cũng khác nhau. Xét về vị trí địa lý và các điều kiện kinh tế xã hội thì xã Tân Phú Thạnh có nhiều thuận lợi hơn trong việc tiếp cận nguồn thông tin cũng như tiếp cận nguồn tín dụng chính thức do xã này có phần lớn diện tích nằm trên quốc lộ

61 và gần với Thành Phố Cần Thơ. Biến này được kỳ vọng là các nông hộở xã tân Phú Thạnh sẽ có khả năng tiếp cận nguồn tín dụng chính thức cao hơn các hộ ở xã Tân Hòa.

-Số thành viên trong hộ: biến này thể hiện số nhân khẩu của hộ. Biến này

được kỳ vọng sẽ có tương quan thuận với khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của nông hộ.

-Các biến: tuổi của chủ hộ, trình độ văn hóa, tổng diện tích, nghề nghiệp chính có giá trị tương tự như mô hình phân tích các nhân tốảnh hưởng đến lượng vốn vay của nông hộ.

Bảng 22.Kết quả hàm Probit phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của nông hộ

Biến giải thích Hệ sốước lượng Sai số chuẩn P – value Dy/Dx

Địa bàn nghiên cứu 1,361 0,128 0,018 0,323 Số thành viên trong hộ 0,017 0,044 0,928 0,004 Tuổi của chủ hộ 0,073 0,089 0,069 0,017 Trình độ văn hóa 0,176 0,020 0,049 0,042 Tổng diện tích đất 1,021 0,079 0,002 0,242 Nghề nghiệp chính -0,049 0,079 0,880 -0,012 Constant -7,267 2,493 0,004 Prob > chi2 0,005 Correctly classified (%) 78,65 Log likelihood -20,97

(Nguồn. Số liệu khảo sát 56 nông hộ tại Huyện Châu Thành A, Tỉnh Hậu Giang tháng 6/2009)

Qua kết quả phân tích cho thấy tất cả các biến trong mô hình có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 1%. Kết quả phân tích cũng cho thấy mức độ dự báo về

khả năng tiếp cận tín dụng của nông hộ cầm khá cao, trên 82% tại điểm cắt 0,5 (cut-value 0,5). Đại lượng Log Likelihood = - 20,97, đây là đại lượng đặc trưng của hàm Probit, đại lượng này càng nhỏ cho thấy mô hình được xây dựng có độ

chính xác càng cao. Kết quả của mô hình cho thấy đại lượng này nhỏ hơn 0, chứng tỏ mô hình được xây dựng khá chính xác.

Hai biến số thành viên trong hộ và nghề nghiệp chính của hộ không có ý nghĩa trong mô hình về mặt thống kê. Còn các biến khác: địa bàn nghiên cứu, tuổi chủ hộ, trình độ văn hóa và tổng diện tích đất của hộ có ảnh hưởng đến khả

năng tiếp cận nguồn tín dụng chính thức của hộ với mức ý nghĩa 5%, 10%, 5% và 1%. Cụ thể như sau:

- Hệ số ước lượng của biến địa bàn nghiên cứu cho thấy khả năng tiếp cận nguồn tín dụng chính thức của các nông hộở xã Tân Phú Thạnh cao hơn xã Tân Hòa ở mức ý nghĩa 5%. Cụ thể, chỉ số dY/dX = 0,323, điều này có nghĩa là khả

năng tiếp cận tín dụng chính thức các nông hộ ở xã Tân Phú Thạnh cao hơn xã Tân Hòa 0,323 lần khi các yếu tố khác không thay đổi. Kết quả này đúng với tình hình thực tếởđịa phương và đúng với kỳ vọng.

- Tuổi của chủ hộ có tương quan thuận với khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của nông hộở mức ý nghĩa 10%. Chỉ số dY/dX = 0,017, có nghĩa là khi tuổi của chủ hộ tăng lên 1 tuổi thì khả năng tiếp cận tín dụng của nông hộ tăng lên 0,017 lần, trong điều kiện các yếu tố khác không thay đổi. Kết quả này đúng với giả thuyết kỳ vọng.

- Kết quả phân tích hồi quy cũng cho thấy trình độ văn hóa của chủ hộ có tương quan thuận với khả năng tiếp cận tín dụng của nông hộở mức ý nghĩa 5%. Kết quả này hoàn toàn phù hợp với giả thuyết mong đợi. Cụ thể, khi các yếu tố

khác không thay đổi, nếu số năm đến lớp của chủ hộ tăng lên 1 năm thì khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của nông hộ tăng lên 0,042 lần.

- Hệ số ước lượng của biến tổng diện tích đất của nông hộ có tương quan thuận với khả năng tiếp cận tín dụng của nông hộở mức ý nghĩa 1%. Kết quả này cũng hoàn toàn đúng với kết quả đã phân tích ở chương 3 và đúng với kỳ vọng. Khi các yếu tố không thay đổi, nếu diện tích đất của nông hộ tăng lên 1000 m2 thì khả năng tiếp cận tín dụng của nông hộ tăng lên 0,242 lần.

Tóm lại, chương này đã phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lượng vốn vay và khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của nông hộ. Các yếu tốảnh hưởng

đến lượng vốn vay của nông hộ được xác định thông qua mô hình hàm hồi quy tuyến tính, kết quả phân tích cho thấy lượng vốn vay của nông hộ chịu tác động của các yếu tố: hộ có đất hay không có đất, khoản vay có thế chấp tài sản không, thu nhập trước khi vay vốn và nông hộ có thành viên tham gia công tác tại địa phương. Khả năng tiếp cận nguồn tín dụng chính thức của nông hộđược xác định thông qua mô hình hàm Probit. Kết quả phân tích cho thấy các nhân tố: địa bàn nghiên cứu, tuổi của chủ hộ, trình độ văn hóa và tổng diện tích đất của chủ hộ có

CHƯƠNG 5

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN VAY VÀ TĂNG KHẢ NĂNG TIẾP CẬN NGUỒN TÍN DỤNG

CHÍNH THỨC CỦA NÔNG HỘ

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh kế sách sóc trăng (2) (Trang 47 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(63 trang)