3. Ý nghĩa khoa họ c, thực tiễn và tính cấp thiết của đề tà
5.1.1. Thuận lợi và khó khăn từ môi trường vĩ mô
5.1.1.1. Thuận lợi
- Phát triển nông nghiệp nông thôn nhiệm vụ then chốt trong công cuộc xây dựng đất nước. Vì vậy, vấn đề tín dụng nông thôn đang được quan tâm sâu sát của các cấp chính quyền.
- Hiện nay, các tổ chức tín dụng chính thức ngày càng phát triển cả về số
lượng lẫn chất lượng, do đó việc tiếp cận nguồn tín dụng chính thức của các nông hộ ngày càng dễ dàng và nhanh chóng hơn, tránh mất thời gian cũng như hạn chế
tối đa các khoản chi phí khi đi vay.
- Tỉnh Hậu Giang đang chủ trương xây dựng hệ thống cơ sở vật chất, hoàn thiện hệ thống thông tin liên lạc để đưa thông tin đến với người dân một cách nhanh nhất. Điều này giúp cho nông hộ có thể dễ dàng tiếp cận được nguồn thông tin tín dụng.
5.1.1.2. Khó khăn
- Tình hình khủng hoảng kinh tế toàn cầu đã làm cho giá cả đầu vào nguyên vật liệu tăng cao, trong khi đó, giá đầu ra các sản phẩm nông nghiệp lại giảm, làm
ảnh hưởng lớn đến thu nhập của các nông hộ cũng như hiệu quả của nguồn tín dụng.
- Tình hình dịch bệnh vẫn đang diễn biến rất phức tạp, thêm vào đó, các dự
án quy hoạch treo của Nhà nước đã gây tâm lý không ổn định cho các nông hộ, nhiều hộ không dám mạnh dạn đầu tư vào hoạt động nông nghiệp với quy mô lớn mà chỉ nuôi với quy mô nhỏ, lẻ, cầm chừng, điều này làm cho việc sử dụng nguồn vốn vay không mang lại hiệu quả cao, dễ dẫn đến nhiều trường hợp nông hộ vay vốn về nhưng không sử dụng đúng mục đích.
5.1.2. Những tồn tại và nguyên nhân trong việc tiếp cận nguồn tín dụng chính thức của các nông hộ huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang
Kết quả nghiên cứu đã cho thấy, việc tiếp cận nguồn tín dụng chính thức của các nông hộở huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang còn một số tồn tại sau:
- Do trình độ học vấn còn hạn chế nên các nông hộở tại địa bàn nghiên cứu gặp rất nhiều khó khăn trong việc ứng dụng các tiến bộ khoa học vào sản xuất dẫn đến tình trạng sử dụng nguồn vốn vay không đúng mục đích và không làm tăng thu nhập cho nông hộ cũng như khả năng cập nhật thông tin về các nguồn tín dụng rất hạn chế.
- Lượng vốn vay chưa đáp ứng đủ nhu cầu của nông hộ. Theo kết quả khảo sát thì nguyên nhân của vấn đề này là do các nông hộ không có tài sản thế chấp.
Đối với các nông hộ, đất đai là một trong các yếu tố quan trọng nhất để họ có thể
tiếp cận được nguồn tín dụng chính thức nhưng theo kết quả khảo sát, các nông hộ trên địa bàn có diện tích đất sở hữu bình quân rất thấp (chưa đến 5 nghìn m2/hộ), thậm chí có hộ không có đất canh tác cho nên vẫn còn một số hộ phải đi vay từ nguồn tín dụng phi chính thức với lãi suất rất cao.
- Qua khảo sát, trong quá trình vay vốn, khó khăn lớn nhất mà các nông hộ
gặp phải là thủ tục giấy tờ, hồ sơ vay vốn quá rườm rà. Điều này làm cho các nông hộ phải mất nhiều thời gian, chi phí khi đi vay. Vì vậy, trong thực tế, phần vốn vay mà các nông hộ nhận được chỉ khoảng 93 – 94% trong tổng số tiền mà họ vay được.
- Còn tồn tại trường hợp có một số nông hộ trả nợ vay không phải do nguồn tiền từ hiệu quả hoạt động kinh doanh mang lại mà do vay mượn từ các nguồn khác để trả nợ ngân hàng. Nguyên nhân của vấn đề này là do một số nông hộ vay tiền và không sử dụng đúng mục đích đã làm cho nguồn vốn đầu tư vào sản xuất kinh doanh không đủ, dẫn đến mất khả năng trả nợ, một nguyên nhân nữa là do tình hình dịch bệnh, thiên tai làm cho sản xuất kinh doanh không mang lại hiệu quả nên phải đi vay mượn thêm để trả nợ.
- Nếu nông hộ có tỷ lệ lao động cao thì sẽ làm tăng thu nhập của nông hộ do lao động là lực lượng trực tiếp tạo ra thu nhập cho gia đình. Tuy nhiên, theo kết quả khảo sát, tỷ lệ người phụ thuộc trong các nông hộ khá cao, khoảng 27%, kết
quả là làm cho thu nhập của nông hộ giảm đi bởi vì hộ phải gánh chịu thêm một khoản chi phí như thuốc men, bệnh tật, giáo dục,…
5.2. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN VAY VÀ TĂNG KHẢ NĂNG TIẾP CẬN NGUỒN TÍN DỤNG CHÍNH THỨC CỦA CÁC KHẢ NĂNG TIẾP CẬN NGUỒN TÍN DỤNG CHÍNH THỨC CỦA CÁC NÔNG HỘ
5.2.1. Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay cho các nông hộ huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang
- Chuyển đổi phương thức sản xuất: Chuyển đổi sản xuất nhỏ lẻ, phân tán sang sản xuất tập trung, trang trại. Hình thành các hợp tác xã sản xuất cùng ngành nhằm nhằm khắc phục vấn đề hạn chế nguồn lực, nâng cao hiệu quả sản xuất. Mạnh dạn đầu tư vào sản xuất, tránh tình trạng đầu tư không đến nơi đến chốn bởi vì đây là một trong nguyên nhân chủ yếu làm cho hoạt động sản xuất không mang lại hiệu quả.
- Ứng dụng các công nghệ tiên tiến vào sản xuất, làm tốt công tác khuyến nông để các nông hộ có thể tiếp cận và ứng dụng kỹ thuật mới vào hoạt động sản xuất một cách hiệu quả. Tuy nhiên, đa số các nông hộ thường có trình độ học vấn rất thấp nên việc chuyển giao kỹ thuật cần đa dạng và chuyên biệt cho từng đối tượng, nội dung chuyển giao phải phong phú từ kỹ thuật-quản lý-thị trường. Có như vậy, nông dân mới tiếp thu, ứng dụng có hiệu quả vào sản xuất.
- Sử dụng vốn vay vào các mục đích sinh lợi, tránh sử dụng vốn vay cho tiêu dùng bởi vì khi vay vốn sẽ phát sinh thêm chi phí lãi vay, do đó, nếu đồng vốn vay không được sử dụng đúng mục đích chẳng những không làm tăng thu nhập cho nông hộ mà thậm chí có thể dẫn đến giảm thu nhập.
- Thực hiện chuyển đổi ngành nghề, đa dạng ngành nghề, đa dạng thu nhập nhằm hạn chế những rủi ro do thiên tai, dịch bệnh mang lại cho sản xuất nông nghiệp, đồng thời đây cũng là giải pháp thiết thực trong việc phân bổ nguồn lực lao động một cách hợp lý trong điều kiện nông hộ bị hạn chế nguồn lực về đất
đai hoặc trong điều kiện không thểđầu tư vào sản xuất nông nghiệp do các nông hộ nằm trong vùng bị quy hoạch chẳng hạn. Tuy nhiên, trước khi thực hiện chuyển đổi, các nông hộ phải theo dõi, tìm hiểu kỹ thông tin thị trường cũng như
nhập một cách phong trào, tự phát bởi vì điều này là nguyên nhân của tình trạng “được mùa, mất giá”.
5.2.2. Giải pháp nâng cao khả năng tiếp nguồn tín dụng chính thức cho các nông hộ huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang
- Phát triển mạng lưới thông tin địa phương đến tận thôn, ấp nhằm đẩy mạnh công tác tuyền truyền, phổ biến các nghiệp vụ tín dụng có liên quan đến việc vay vốn, tạo điều kiện để các nông hộ nắm bắt các thông tin về tín dụng nông thôn và thực hiện tốt các nguyên tắc, quy trình, thủ tục vay vốn và sử dụng vốn vay có hiệu quả.
- Đa dạng hóa các phương thức cấp tín dụng, kết hợp nhiều phương thức cho vay linh hoạt, đa dạng các các nguồn cho vay như: vay từ tổ tiết kiệm, hội nông dân, hội phụ nữ,… nhằm giúp cho nông hộ chủ động hơn trong việc sử
dụng vốn phù hợp với chu kỳ sản xuất trong nông nghiệp, giảm thiểu các thủ tục vay vốn, tiết kiêm được các chi phí gián tiếp khi tiếp cận nguồn vốn của các tổ
chức tín dụng. Đặc biệt, phát triển loại hình tín dụng cho thuê tài chính trong lĩnh vực nông nghiệp nông thôn nhằm hạn chế về tài sản đảm bảo nợ vay, giúp các nông hộ sản xuất đầu tưđổi mới thiết bị, công nghệ với quy mô lớn, thực hiện cơ
giới hóa nông nghiệp nông thôn.
- Tạo môi trường thuận lợi thông qua việc hoàn thiện và đổi mới các cơ chế
chính sách nhằm đơn giản hóa các thủ tục hành chính, đặc biệt là thủ tục đăng ký chứng nhận quyền sử dụng đất để tạo điều kiện cần cho các nông hộ dễ dàng tiếp cận với các nguồn vốn vay. Khuyến khích và hỗ trợ để các tổ chức ở tại địa phương: tổ tiết kiệm và vay vốn, hội phụ nữ, hội nông dân,… phát triển mạnh mẽ
nhằm giúp các nông hộ không có hoặc có ít tài sản thế chấp có thể tiếp cận được nguồn vốn tín dụng chính thức thông qua hình thức vay vốn dưới dạng tín chấp.
CHƯƠNG 6 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
6.1. KẾT LUẬN
Qua phân tích thực trạng vay vốn, sử dụng vốn vay và các yếu tố ảnh hưởng đến lượng vốn vay của nông hộ và khả năng tiếp cận tín dụng của nông hộ
thông qua số liệu khảo sát 56 nông hộ của huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang. Kết quả phân tích có thểđược tóm tắt ở một số nội dung sau:
- Trình độ học vấn của các nông hộ trên địa bàn khảo sát không cao, điều này làm cho việc tiếp cận thông tin về kỹ thuật sản xuất rất thấp, thông thường, các nông hộ tham gia sản xuất chỉ dựa vào kinh nghiệm bản thân và học hỏi bạn bè người thân làm cho hoạt động sản xuất không mang lại hiệu quả, dẫn đến mất khả năng trả nợ ngân hàng.
- Các nông hộ trên địa bàn bị hạn chế về nguồn lực (đất canh tác, vốn, lao
động, kỹ thuật,…), điều này làm cho khả năng tiếp cận nguồn vốn chính thức của họ rất khó khăn. Có trường hợp nông hộ phải đi vay từ nguồn phi chính thức với lãi suất cao.
- Tuy vẫn còn tình trạng các nông hộ chưa sử dụng đúng mục đích, song nhìn chung, các nông hộ cũng đã sử dụng được nguồn vốn vay một cách khá hiệu quả, nguồn vốn vay làm tăng thu nhập, đa số các nông hộ thực hiện trả nợ gốc và lãi đúng hạn bằng nguồn vốn có được từ hiệu quả sản xuất kinh doanh.
- Các yếu tố tác động đến lượng vốn vay của nông hộđược xác định thông qua mô hình hàm hồi quy. Trong mô hình, các yếu tố: nông hộ có đất hay không, khoản vay có thế chấp tài sản không, thu nhập trước khi vay vốn, hộ có thành viên tham gia công tác địa phương có ảnh hưởng đến lượng vốn vay của nông hộ. - Trong quá trình đi vay vốn, khó khăn lớn nhất mà các nông hộ gặp phải là hồ sơ, thủ tục vay rườm rà. Điều này dẫn đến thời gian từ lúc bắt đầu đi vay đến lúc nông hộ nhận được tiền vay khá lâu, đồng thời làm phát sinh thêm các khoản chi phí vay: chi phí đi lại, ăn uống, hồ sơ, giấy tờ,… do đó, số tiền vay các nông hộ nhận được không phải là 100% mà chỉ khoảng 93 – 94%.
- Khả năng tiếp cận nguồn tín dụng của nông hộ được xác định thông qua mô hình hàm Probit. Kết quả mô hình cho thấy, các yếu tố: địa bàn nghiên cứu,
tuổi chủ hộ, trình độ văn hóa và tổng diện tích đất của hộ có ảnh hưởng đến khả
năng tiếp cận nguồn tín dụng chính thức của nông hộ.
6.2. KIẾN NGHỊ
6.2.1. Đối với nông hộ
-Thường xuyên trau dồi, học tập kinh nghiệm, tham gia các lớp tập huấn kỹ
thuật do địa phương tổ chức nhằm tăng hiệu quả hoạt động sản xuất, góp phần làm tăng hiệu quả vốn vay. Trước khi vay vốn nên có kế hoạc kinh doanh cụ thể, nhằm hạn chế việc sử dụng dụng vốn sai mục đích.
-Tham gia các hợp tác xã cùng ngành để giảm khó khăn về nguồn lực, thường xuyên theo dõi, cập nhật thông tin về các nguồn vốn vay. Tham gia các tổ
chức, hiệp hội của địa phương để có thể trao đổi và giúp đỡ hỗ trợ lẫn nhau đồng thời có thể dễ dàng tiếp cận với nguồn vốn chính thức.
6.2.2. Đối với tổ chức tín dụng
- Nâng cao mức vốn cho vay. Mức vốn cho vay đối với một nông hộ
thường được xác định căn cứ vào tài sản thế chấp của nông hộđó. Vì vậy để tạo
điều kiện cho nông hộ có đủ vốn phục vụ nhu cầu hoạt động sản xuất kinh doanh, các đơn vị cho vay nên căn cứ vào tính khả thi của dự án đầu tư hay phương án kinh doanh của họ.
- Cần nâng cao trình độ thẩm định của cán bộ tín dụng đối với các phương án sản xuất kinh doanh của nông hộ, từđó làm cơ sở để tổ chức cho vay cho vay vốn có hieu quả. Thay vì đòi hỏi thế chấp, một giải pháp khác hiệu quả hơn đang
được tổ chức cho vay nhiều nước sử dụng là chỉ phục vụ những khách hàng có khả năng trả nợ thông qua việc lựa chọn và theo dõi thường xuyên. Tuy nhiên, việc này đòi hỏi tổ chức cho vay nắm được thông tin về quá trình sản xuất kinh doanh của nông hộ. Họ sẽ thường xuyên giám sát quá trình sản xuất kinh doanh và hỗ trợ kỹ thuật, hỗ trợ kỹ thuật hay cách sử dụng vốn cho nông hộ một cách kịp thời. Qua đó, giúp các tổ chức này tăng lượng cho vay và gián tiếp giúp bên
đi vay tiếp cân tín dụng dễ dàng hơn.
6.2.3. Đối với chính quyền các cấp
¾ Địa phương:
- Cung cấp thông tin để giúp các nông hộ nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến thông tin về tín dụng nông thôn
để nông hộ của huyện có thể vay vốn và sử dụng vốn vay có hiệu quả, khuyến khích nông hộ mua bảo hiểm đối với cây trồng, vật nuôi, tài sản phục vụ sản xuất, nhằm phân tán rủi ro khi sử dụng vốn tín dụng. Như vậy sẽ góp phần giải quyết những khó khăn khách quan mà nông hộ gặp phải.
- Cần phải phát huy tốt vai trò hỗ trợ cho Ngân hàng trong việc cung cấp thông tin về khách hàng, ký duyệt hồ sơ vay vốn cho khách hàng giúp cho hoạt
động tín dụng của ngân hàng được thuận lợi hơn.
- Nên có những hình thức quản lý nghiêm đối với việc ký xác nhận vay vốn của nông hộ của cán bộ địa phương, tránh tình trạng quan liêu, cửa quyền dẫn
đến việc cho vay không đúng đối tượng gây ảnh hưởng đến tâm lý của nông hộ
cũng như hoạt động của ngân hàng. ¾ Trung ương:
-Tạo điều kiện chính sách thông thoáng để các nông hộ tiếp cận được với nguồn vốn chính thức nhằm giúp họ giải quyết khó khăn về vốn. Quản lý chặt chẽ thị trường đầu vào, đầu ra cho hoạt động nông nghiệp, nhằm hạn chế tối đa việc sản phẩm nông nghiệp bị ép giá, đảm bảo thu nhập của nông hộ.
- Hoàn thiện chính sách đất đai, đơn giản hóa thủ tục, rút ngắn thời gian cấp chứng nhận quyền sử dụng đất giúp nông hộ có đầy đủ thủ tục vay vốn theo quy định của các tổ chức cho vay.
-Thực hiện đồng bộ, minh bạch, rõ ràng, đúng với chính sách của Đảng và Nhà nước trong vấn đề tăng cường đầu tư tín dụng cho khu vực nông nghiệp, nông thôn, tạo sân chơi cạnh tranh, lành mạnh giữa các chủ thể tham gia trên thị
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Cục thống kê tỉnh Hậu Giang. Niên giám thống kê tỉnh Hậu Giang 2007. 2. Đinh Phi Hổ (2003). Kinh tế nông nghiệp, Lý thuyết và thực tiễn, Nhà xuất bản Thống Kê.
3. Đỗ Tất Ngọc (2006). Tín dụng ngân hàng đối với kinh tế hộở Việt Nam,
Nhà xuất bản Lao Động – Hà Nội.