Tạo động lực lao động

Một phần của tài liệu Tạo động lực lao động thông qua thù lao tài chính tại công ty luật trách nhiệm hữu hạn nam dương (Trang 26 - 27)

6. Nội dung chi tiết:

1.1.4. Tạo động lực lao động

Vấn đề tạo động lực lao động cho nhân lực nói chung và cho ngƣời lao động trong tổ chức nói riêng đã đƣợc nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu.

Theo Lê Thanh Hà: “Tạo động lực lao động là tổng hợp các biện pháp và cách hành xử của tổ chức, nhà quản lý để tạo ra sự khát khao, tự nguyện của ngƣời lao động buộc họ phải nỗ lực, cố gắng phấn đấu nhằm đạt đƣợc các mục tiêu mà tổ chức đề ra. Các biện pháp đƣợc đặt ra có thể là các đòn bẩy kích thích về tài chính, phi tài chính, cách hành xử của tổ chức đƣợc thể hiện ở điểm tổ chức đó đối xử lại với ngƣời lao động nhƣ thế nào”.[9]

Theo Bùi Anh Tuấn: “Tạo động lực lao động đƣợc hiểu là hệ thống các chính sách, biện pháp, thủ thuật quản lý tác động đến ngƣời lao động nhằm làm cho ngƣời lao động có động lực trong làm việc”. [23]

Tạo động lực lao động là hệ thống các biện pháp, chính sách, thủ thuật, hoạt động, cách ứng xử của tổ chức tác động đến ngƣời lao động nhằm làm cho ngƣời lao động nỗ lực làm việc hiệu quả nhất trong công việc. Nhƣ vậy, có thể hiểu tạo động lực lao động chính là quá trình làm nảy sinh, duy trì và tăng cƣờng động lực lao động trong mỗi cá nhân ngƣời lao động. Tạo động lực lao động cũng có thể bao gồm tự tạo động lực lao động và các chủ thể bên ngoài tác động để tạo động lực lao động cho ngƣời lao động.

Tuy nhiên, trong phạm vi ngành quản trị nhân lực, kể từ sau đây, chúng ta sẽ tập trung nghiên cứu sâu về tác động của tổ chức, doanh nghiệp để tạo động lực lao động. Theo đó, chủ thể của tạo động lực lao động là tổ chức. Đối tƣợng tác động tạo động lực là ngƣời lao động. Kết quả của các hoạt động tạo động lực lao động là mức độ nỗ lực làm việc của ngƣời lao động. Để tạo động lực cho ngƣời lao động cần xác định đúng nhiệm vụ cho ngƣời lao động bởi khi ngƣời lao động đƣợc giao nhiệm vụ rõ ràng họ sẽ biết mình cần phải làm

gì và phải làm tốt những nhiệm vụ đƣợc giao do đó là nhiệm vụ của họ, không phải của ngƣời khác. Thứ hai, có thể sử dụng các đòn bẩy kích thích vật chất và tinh thần hữu hiệu. Khi ngƣời lao động đƣợc kích thích về vật chất, tinh thần của ngƣời lao động sẽ đƣợc thúc đẩy nếu họ đạt đƣợc thành tích cao và ngƣợc lại, khi đƣợc kích thích về tinh thần ngƣời lao động sẽ làm việc với tinh thần thoải mái hơn. Khi đó, họ sẽ đạt đƣợc thành tích cao trong công việc và đƣợc hƣởng thù lao. Thứ ba, tạo điều kiện thuận lợi cho ngƣời lao động hoàn thành nhiệm vụ. Việc luôn gặp cản trở trong công việc cũng có thể làm một số ngƣời lao động cảm thấy chán nản. Vì vậy, một trong những biện pháp tạo động lực là loại bỏ các cản trở trong công việc, tạo ra các điều kiện thuận lợi để vi lao động hoàn thành tốt nhiệm vụ đƣợc giao. Thứ tƣ, khai thác các khả năng, tiềm năng, tạo cơ hội phát triển cho ngƣời lao đông. Việc khai thác có hiệu quả các khả năng, tiềm năng của ngƣời lao động và tạo cơ hội phát triển cho họ chính là để đáp ứng đƣợc nhu cầu bậc cao của ngƣời lao động, qua đó sẽ thúc đẩy động lực lao động của họ.

Một phần của tài liệu Tạo động lực lao động thông qua thù lao tài chính tại công ty luật trách nhiệm hữu hạn nam dương (Trang 26 - 27)