Tạo động lực lao động thông qua thù lao tài chính

Một phần của tài liệu Tạo động lực lao động thông qua thù lao tài chính tại công ty luật trách nhiệm hữu hạn nam dương (Trang 27 - 30)

6. Nội dung chi tiết:

1.1.5. Tạo động lực lao động thông qua thù lao tài chính

Tạo động lực lao động tạo ra sự thôi thúc bên trong của con ngƣời đến với lao động, sự thôi thúc đó đƣợc tạo ra dựa trên một tác động khách quan nào đó lên ý thức. Do đó, khi kích thích bất cứ hoạt động lao động nào, ngƣời ta phải chú ý đến các yếu tố tâm lý nhƣ mục đích công việc, nhu cầu, hứng thú, động cơ làm việc của mỗi cá nhân và hàng loạt các đặc điểm tâm lý cá nhân cũng nhƣ tập thể khác, từ đó mới có thể hình thành đƣợc biện pháp kích thích hữu hiệu. Có thể tạo động lực lao động bằng vật chất, bằng giao tiếp hoặc bằng cách thoả mãn các nhu cầu khác của con ngƣời tạo ảnh hƣởng đến hành vi, cụ thể là nó có thể định hƣớng, điều chỉnh hành vi của cá nhân.

 Khai thác có hiệu quả và phát huy tiềm năng nguồn nhân lực. Khi ngƣời lao động cố gắng nỗ lực làm việc là lúc họ đóng góp đƣợc giá trị lớn nhất cho tổ chức. Nhờ vậy, tổ chức sẽ phát huy đƣợc hết khả năng làm việc hiện hữu và tiềm năng trong họ.

 Tạo ra sự gắn bó tự nguyện của ngƣời lao động với tổ chức. Khi đƣợc tạo động lực lao động, ngƣời lao động làm việc vui vẻ, thoải mái, nhiệt tình và sẽ không muốn rời bỏ tổ chức nơi đã giúp họ có đƣợc niềm vui và động lực trong công việc.

 Tăng tính hấp dẫn của tổ chức đối với thị trƣờng lao động. Các chính sách, chƣơng trình tạo động lực của tổ chức đƣợc ngƣời lao động hƣởng ứng đƣợc truyền thông ra bên ngoài sẽ là thông tin thu hút ngƣời lao động ngoài tổ chức.

 Tăng cƣờng tính tự quản, giảm chi phí quản lý. Ngƣời lao động đƣợc tạo động lực lao động sẽ chủ động, hăng say, tích cực làm việc, từ đó sẽ làm giảm chi phí quản lý, giám sát cho tổ chức, là điều kiện để tăng năng suất lao động. Ngƣời lao động khi đƣợc tạo động lực lao động sẽ nỗ lực cố gắng làm việc, từ đó gia tăng hiệu suất làm việc cá nhân và đây là điều kiện để tăng năng suất lao động cho tổ chức.

Tạo động lực lao động thông qua thù lao tài chính sẽ bao gồm và tập trung vào thù lao cơ bản, các khuyến khích tài chính và các khoản phúc lợi. Để đạt đƣợc hiệu quả trong việc tạo động lực lao động thông qua thù lao tài chính thì phải thỏa mãn một số yêu cầu nhƣ sau:

 Đảm bảo tính hợp pháp của thù lao tài chính. Các quy định của thù lao tài chính cần đảm bảo tuân thủ pháp luật lao động của nƣớc sở tại nhƣ không trả lƣơng thấp hơn tiền lƣơng tối thiểu; không trả lƣơng làm thêm giờ, làm đêm thấp hơn so với quy định hiện hành của pháp luật lao động… Khi chế độ của ngƣời lao động đƣợc thực hiện theo quy

định chung của pháp luật sẽ giúp họ đảm bảo đƣợc mức thu nhập, thời gian nghỉ ngơi để tái tạo lại sức lao động. Đồng thời, ngƣời lao động sẽ yên tâm và thoải mái khi làm việc trong môi trƣờng đƣợc đảm bảo đầy đủ quyền lợi cho họ.

 Đảm bảo tính hợp lý của mức thù lao trả cho ngƣời lao động. Điều đó đòi hỏi mức thù lao phải thỏa mãn đầy đủ các nhu cầu về cuộc sống cho lao động để họ có thể tái sản xuất lao động và có thể tích lũy một phần. Hầu hết với tất cả ngƣời lao động, mức thù lao là yếu tố rất quan trọng, có ý nghĩa quyết định tác động tới tâm lý yêu thích công việc và han muốn đƣợc làm việc của họ. Khi mức thù lao quá thấp hoặc không ổn định, ngƣời lao động không đƣợc đảm bảo về điều kiện sống họ sẽ có nguy cơ rời bỏ doanh nghiệp và tổ chức. Đồng thời, các khuyến khích tài chính cũng phải đáp ứng nhu cầu cơ bản của ngƣời lao động để giữ chân nhân viên giỏi. Nhƣ vậy, thù lao tài chính phải thỏa đáng, phải đảm bảo tái sản xuất sức lao động.

 Đảm bảo tính công bằng, minh bạch, dễ tính, dễ hiểu của thù lao tài chính. Mức thù lao không chỉ dừng lại ở sự ổn định và đủ chi trả cho cuộc sống sinh hoạt hằng ngày mà nó còn phải thực sự hợp lý và công bằng. Công bằng không chỉ với ngƣời lao động trong cùng công ty mà còn phải đảm bảo tính công bằng tƣơng đối giữa các mức lƣơng mà ngƣời lao động đƣợc hƣởng từ doanh nghiệp so với mức lƣơng thông thƣờng ở vị trí tƣơng ứng trong các doanh nghiệp hoạt động trên cùng lĩnh vực. Không những vậy, mức thù lao phải tƣơng xứng với công sức ngƣời lao động bỏ ra và cũng thể hiện tính công bằng. Ngƣời lao động đƣợc hƣởng lƣơng cũng phải xứng đáng với công sức và cống hiến mà ngƣời đó bỏ ra cho doanh nghiệp. Một mức lƣơng hợp lý mà doanh nghiệp bỏ ra để giữ chân nguời lao động cũng là điều dễ hiểu và nên

làm nếu thực sự ngƣời lao động đó có những đóng góp đáng kể. Khi mức thù lao công bằng, minh bạch, dễ hiểu, dễ tính thì ngƣời lao động sẽ làm việc với tâm trạng yên tâm, thoải mái và hạn chế đƣợc các tranh chấp có thể phát sinh về vấn đề tiền lƣơng.

 Đảm bảo tính kích thích của thù lao tài chính. Điều này có nghĩa là ngƣời lao động có năng suất, chất lƣợng lao động cao phải đƣợc hƣởng mức thù lao cao hơn ngƣời lao động có năng suất, chất lƣợng lao động thấp hơn; làm nhiều hƣởng nhiều, làm ít hƣởng ít, làm nhƣ nhau hƣơng nhƣ nhau và mức trả công lao động phải thỏa đáng. Các khuyến khích tài chính đƣợc áp dụng phải đảm bảo thu hút đƣợc sự chú ý của ngƣời lao động và thúc đẩy họ phấn đấu vƣơn lên trong công việc, qua đó tạo sự phát triển toàn diện của họ.

Một phần của tài liệu Tạo động lực lao động thông qua thù lao tài chính tại công ty luật trách nhiệm hữu hạn nam dương (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)