Chi phí hàng năm và hiệu quả sản xuất kinh doanh của trang trại

Một phần của tài liệu Tìm hiểu cơ cấu tổ chức và hoạt động sản xuất kinh doanh tại trang trại Hương Thực, Phường Bắc Sơn, thị xã Phổ Yên, Thái Nguyên. (Trang 56 - 59)

* Chi phí hàng năm của trang trại

Khi tham gia chăn nuôi gia công cho Công ty TNHH Đầu tư phát triển chăn nuôi lợn DABACO, trang trại không phải mất chi phí về con giống, vaccine và thuốc thú y, tất cả đều được Công ty cấp. Trang trại chỉ phải chi trả các chi phí như: chi phí thuê nhân công, quản lý, chi phí tiền điện, chi phí khấu hao tài sản và lãi vay ngân hàng.

Bảng 3.9: Chi phí hàng năm của trang trại Hương Thực

STT Loại chi phí Chi phí trung bình/năm (1000đ) Cơ cấu (%)

1 Chi phí nhân công 336.000 21,2

2 Chi phí quản lý 60.000 3,8

3 Chi phí tiền điện 360.000 22,7

4 Khấu hao tài sản 390.891,4 24,7

5 Lãi vay ngân hàng 416.000 26,3

6 Chi phí khác 20.000 1,3

Tổng 1.582.891,4 100,0

(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra, khảo sát năm 2018)

Qua bảng 3.9 cho thấy trung bình một năm tổng chi phí trang trại phải bỏ ra là 1.582.891,4 nghìn đồng. Trong đó chi phí lãi vay ngân hàng là cao nhất chiếm 26,3%. Chi phí lãi vay ngân hàng với lãi suất vay 10,4%, với tổng

số vốn vay là 4 tỷ đồng như vậy hàng năm số tiền lãi mà trang trại phải trả cho Ngân hàng Thương mại cổ phần là 416 triệu đồng. Chi phí trung bình cho một công nhân một tháng là 4 triệu đồng, trang trại có tất cả là bảy công nhân như vậy chi phí cho công nhân vệ sinh chuồng trại, chăm sóc trong vòng một năm là 336 triệu đồng, chi phí cho bộ phận quản lý một tháng 5 triệu đồng với số lượng là một quản lý nên chi phí phải trả là 60 triệu đồng, chi phí tiền điện trung bình mỗi tháng là 30 triệu đồng, như vậy ước tính chi phí tiền điện là 360 triệu đồng mỗi năm. Chi phí khấu hao được xác định theo chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định, về đầu tư xây dựng chi phí trang trại bỏ ra là 6.900.000 nghìn đồng khấu hao 21 năm như vậy mỗi năm trang trại phải bỏ ra chi phí sửa chữa là 328.571,4 nghìn đồng, về máy móc trang thiết bị chi phí bỏ ra là 623.200 nghìn đồng khấu hao 10 năm như vậy mỗi năm trang trại phải bỏ ra chi phí bảo dưỡng là 62.320 nghìn đồng, như vậy tổng chi phí khấu hao tài sản mà trang trại phải bỏ ra trong một năm là 390.891,4 nghìn đồng.

* Hiệu quả sản xuất kinh doanh trang trại Hương Thực

Hiệu quả kinh tế là rất quan trọng đối với mọi thành phần kinh tế, nó phản ánh được năng lực của chủ trang trại, khả nâng đầu tư cũng như việc áp dụng khoa học vào sản xuất… Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của trang trại được thể hiện qua:

- Hiệu quả về mặt kinh tế

Trang trại có 6 chuồng, mỗi chuồng mỗi lứa nuôi được hơn 500 con, bình quân 2 lứa/năm, mỗi lứa xuất chuồng 3.000 con lợn thịt. Hàng năm trang trại cung cấp được trung bình 6.000 lợn thịt cho thị trường tiêu thụ. Mỗi con lợn khi xuất chuồng đạt trọng lượng trung bình 100kg/con. Mỗi một năm trang trại cung cấp cho thị trường 600.000kg lợn thịt hơi có chất lượng cao. Do nuôi gia công nên doanh thu của trang trại là số tiền/1kg lợn hơi. Tiền

nuôi gia công 3.800 đồng/1kg lợn hơi, trong đó bao gồm tiền nuôi gia công, thưởng % hao hụt, quản lý, hỗ trợ xử lý môi trường.

Như vậy doanh thu hàng năm của trang trại là:

3.000 con/lứa x 2 lứa/năm x 100kg/con x 3.800đồng/kg = 2.280.000.000 đồng.

Bảng 3.10: Hiệu quả kinh tế của trang trại

STT Chỉ tiêu Giá trị (1000đ) Cơ cấu (%)

Giá trị sản xuất (GO) 2.280.000 100,0

I Chi phí trung gian (IC) 776.000 34,0

Tiền lương công nhân 336.000 43,3

Tiền lương quản lý 60.000 7,7

Điện 360.000 46,4

Chi phí khác 20.000 2,6

II Giá trị gia tăng (VA) 1.504.000 66,0

Trả lãi vay ngân hàng 416.000 27,7

Lãi gộp 1.088.000 72,3

Khấu hao tài sản 390.891,4 26,0

Lãi ròng 697.108,6 46,4

III Chỉ tiêu HQKT

GO/IC 2,9 -

VA/IC 1,9 -

(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra, khảo sát năm 2018)

Về tổng giá trị sản xuất (GO): Trang trại có tổng giá trị sản xuất trong một năm là 2,28 tỷ đồng. Như vậy, qua số liệu tính toán được có thể thấy được mức độ cũng như tầm quan trọng của tổ chức sản xuất trang trại chăn nuôi Hương Thực trên địa bàn.

Về tổng chi phí trung gian (IC): Theo số liệu điều tra thì chi phí trung gian trang trại phải chi trả là (chi phí công nhân, điện, chi phí quản lý, chi phí khác…) vào khoảng 776 triệu đồng/năm. Nhìn chung, chi phí mà trang trại bỏ ra trong quá trình sản xuất kinh doanh là khá cao.

Về giá trị gia tăng (VA): Đây là chỉ tiêu phản ánh rõ nhất hiệu quả kinh tế về hoạt động kinh doanh của trang trại, nó phản ánh lượng giá trị gia tăng mà trang trại sản xuất được trong một năm. Theo như tính toán thì mỗi năm trang trại sản xuất được 1.504 triệu đồng/năm. Sau khi trừ đi tất cả các chi phí thì mỗi năm trang trại đạt lợi nhuận là 697.108,6 nghìn đồng. Đây là con số kha lớn nếu đem so sánh với kinh tế hộ gia đình thì tổ chức sản xuất kinh tế trang trại vượt xa. Đây thực sự là hình thức tổ chức sản xuất hàng hóa lớn trong nông nghiệp, nông thôn, thúc đẩy nền nông nghiệp tự túc sang sản xuất hàng hóa với quy mô lớn, đóng vai trò to lớn trong cuộc CNH - HĐH nông nghiệp nông thôn trong giai đoạn hiện nay.

- Hiệu quả về mặt xã hội

Sự phát triển kinh tế trang trại không chỉ đem lại hiệu quả về mặt kinh tế mà còn đem lại hiệu quả tích cực về mặt xã hội. Kết quả được thể hiện rõ nhất là sự đóng góp vào sự tăng trưởng kinh tế của thị xã Phổ Yên nhất là trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn.

Trang trại đã giải quyết việc làm cho người lao động ở nông thôn, vì phần lớn ở nông thôn đều có lao động nhàn rỗi ngoài mùa vụ chính. Tuy nhiên, phần lớn lao động đều chưa qua đào tạo, nhưng lại có kinh nghiệm trong sản xuất nên vẫn có cơ hội làm việc, góp phần thay đôi bộ mặt xã hội nông thôn trong địa bàn thị xã Phổ Yên. Thúc đẩy phát triển sản xuất hàng hóa, thị trường phát triển mạnh, có tác động mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn góp phần giữ vững an ninh thực phẩm cho địa bàn thị xã Phổ Yên cũng như tỉnh Thái Nguyên và cả nước.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu cơ cấu tổ chức và hoạt động sản xuất kinh doanh tại trang trại Hương Thực, Phường Bắc Sơn, thị xã Phổ Yên, Thái Nguyên. (Trang 56 - 59)