3.4.2.1. Phương pháp thu thập số liệu
Tiến hành điều tra qua 2 bước:
a)Phương pháp điều tra sơ bộ ở vườn ươm
Chuẩn bị các tài liệu liên quan đến bệnh cây, các dụng cụ điều tra (thước dây, thước kẻ, cọc tre, máy ảnh, giấy bút và bảng biểu cần thiết…)
Trong vườn ươm, đối với những loài cây cần điều tra thì tiến hành đi theo các luống. Khi điều tra, cần quan sát kỹ tình hình bệnh hại và sơ bộ đánh giá: loại bệnh hại, tuổi cây bị hại, bộ phận bị hại, mức độ hại, nguyên nhân gây bệnh, vị trí bệnh xuất hiện trong vườn ươm. Sau đó ghi chép thông tin và là cơ sở để xác định hướng điều tra tỉ mỉ.
b) Điều tra tỉ mỉ: (cứ 15 - 20 ngày điều tra 1 lần, điều tra cho đến khi hết bệnh hoặc hết thời gian nghiên cứu.)
Điều tra, đánh giá mức độ bệnh hại lá:
Trên các luống gieo tiến hành chọn ngẫu nhiên: Cách 1 luống, 2 luống hoặc 3 luống tiến hành điều tra 1 luống. Trong luống điều tra, lập 3 ô dạng bản: 1 ô ở đầu luống, 1 ô ở giữa luống, 1 ô ở cuối luống, mỗi ô có diện tích 1m2.
Trong ô dạng bản tiến hành điều tra tối thiểu ½ số cây trong ô, cứ cách 1 hàng điều tra 1 hàng, trong hàng điều tra tất cả các cây, trong cây điều tra tất cả các lá. Các lá được chia thành 5 cấp:
+ Cấp 0: Lá không bị hại
+ Cấp 1: < ¼ diện tích lá bị hại
+ Cấp 2: Từ ¼ đến ½ diện tích lá bị hại + Cấp 3: Từ ½ đến ¾ diện tích lá bị hại
+ Cấp 4: > ¾ diện tích lá bị hại
Kết quả điều tra được ghi vào mẫu bảng sau:
Mẫu bảng 3.1: Bảng điều tra đánh giá mức độ bệnh hại lá ở vườn ươm
Số liệu ô dạng bản: Ngày điều tra:
Loài cây bị hại: Người điều tra:
Loài bệnh hại: Nguyên nhân gây bệnh:
STT cây điều tra Lá ở các cấp bị hại R% Ghi chú 0 I II III IV 1 2 … 3.4.2.2. Phương pháp xử lý số liệu
Sau khi có số liệu cần xử lý và tổng hợp như sau:
+ Đối với bệnh hại lá.
Áp dụng công thức: R% = (n.v) x100
NV
Trong đó:
n : Số lá bị hại ở mỗi cấp
v : Trị số của cấp bệnh hại tương ứng N : Tổng số lá theo dõi
V : Trị số cấp cao nhất (V luôn = 4)
Sau khi tính được R% ta đánh giá mức độ bị hại theo 4 cấp như sau:
R < 25% : Hại nhẹ
R từ 25% - 50% : Hại vừa R từ 50% - 75% : Hại nặng