Các nhân tố bất lợi gây ra bệnh cây

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm phát sinh, gây hại của một số bệnh hại chính tại vườn ươm cây công ty lâm nghiệp Đồng Hỷ, Thái Nguyên. (Trang 33)

4.1.2.1. Bất lợi của đất đai gây ra bệnh cây

- Đất thiếu chất dinh dưỡng

+ Dinh dưỡng trong đất đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong đời sống của thực vật. Chất dinh dưỡng là nguồn thức ăn cần thiết và quan trọng cho cây sinh trưởng và phát triển. Cây hút chất dinh dưỡng trong đất ở dạng đơn giản sau khi các chất khoáng dã dược phân giải, nên trong đất thiếu hay thừa chất dinh dưỡng đều có ảnh hưởng trực tiếp tới các hoạt động sinh lý của cây. Mỗi một nhân tố dinh dưỡng trong đất đều có vai trò vô cùng quan trọng khác nhau, thúc đẩy và hỗ trợ cho cây sinh trưởng và phát triển tốt. Điều kiện dinh dưỡng trong đất là một trong những nhân tố chí phối quá trình sinh trưởng phát triển của cây. Nếu thiếu hoặc thừa một trong các yếu tố thì đều gây ảnh

hưởng và sinh ra các bệnh lý khác nhau.

+ Thừa nitơ: Cây sinh trưởng quá mạnh, thân, lá phát triển không đồng điều làm cho cây dễ đổ, giảm năng suất, một số trường hợp không có thu hoạch.

+ Thiếu nitơ: Thiếu nitơ cây sinh trưởng kém, lá màu vàng, lá mỏng, hay rụng lá.

+ Thừa sắt: Gây độc cho cây trồng

+ Thiếu sắt: Lá có đốm màu nâu, lá non thể hiện rõ rệt hơn lá già. + Thiếu hoặc thừa các nguyên tố đa lượng và vi lượng khác đều làm cho cây có những biểu hiện không bình thường

Bằng phương pháp trồng cây trong dung dịch và phương pháp nghiên cứu dinh dưỡng chính xác khác người ta đã phát hiện ra khoảng 19 nguyên tố dinh dưỡng thiếu yếu đối với cây như: C, H, O, N, P, K, Mg, Fe, Ca, B, Mn, Zn… tuy nhiên tỷ lệ dinh dưỡng của mỗi loại nguyên tố trong đất là khác nhau tùy thuộc vào từng loại đất, chế độ canh tác, dẫn đến thừa hoặc thiếu chất dinh dưỡng.

+ Đất thiếu hay thừa nước

Nước là thành phần bắt buộc của tế bào sống. Có nhiều nước cây mới hoạt động động bình thường được. Nhưng nhu cầu nước của mỗi loài cây không giống nhau, tùy thuộc vào giai đoạn sinh trưởng phát triển và điều kiện ngoại cảnh mà cây sống.

Nước cũng là một nhân tố quan trọng trong đất, nếu trong đất thừa hay thiếu nước đều ảnh hưởng tới sự sinh trưởng của cây.

+ Thừa nước: Gây ngập úng, thiếu ôxi trong đất làm cản trở hoạt động của bộ rễ. Thiếu ôxi trong đất làm tăng hoạt động của vi sinh vật yếm khí gây độc cho cây, làm cho cây mất khả năng hút nước và chất dinh dưỡng.

+ Thiếu nước: đất cằn cỗi làm đảo lộn, làm giảm hoạt động sinh lý sinh hóa trong cây, làm cây héo, cây còi cọc sinh trưởng, phát triển kém

thiếu nước kéo dài dẫn đến cây bị chết héo.

4.1.2.2. Bất lợi của khí tượng gây ra bệnh cây

Các nhân tố khí tượng cũng gây ảnh hưởng rất lớn đến đời sống của cây, nếu thích hợp cây sinh trưởng, phát triển khỏe mạnh và ngược lại. Các nhân tố ngoại cảnh: nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng… gây nên những bệnh không truyền nhiễm.

 Ánh sáng là nhân tố ảnh hưởng mạnh đến cây giống. Nếu thiếu ánh sang cây không quang hợp được hoặc khả năng quang hợp sẽ bị giảm, mầm lá có màu vàng nhạt, lá bị uốn cong. Nếu ánh sáng quá mạnh sẽ làm cho lá cây con trong vườn ươm bị héo hoặc cháy mép lá.

 Nhiệt độ cao trong mùa hè thường làm cho nhiệt độ mặt đất tăng cao và có thể hun nóng chết cây con. Nhiệt độ không khí quá thấp và thấp đột ngột sẽ làm cho cây chết hàng loạt. Trong những ngày nắng nóng và ban đêm trời lạnh thì cây thường bị loét vỏ, chảy nhựa… Mỗi loại cây trồng có khoảng nhiệt độ thích hợp khác nhau, khi ở khoảng nhiệt độ tối thích thì cây sinh trưởng và phát triển tốt nhất, quá trình quang hợp diễn ra mạnh nhất.

+Nhiệt độ không khí thấp: Làm giảm quá trình quang hợp, sinh trưởng của cây. Nhiệt độ quá thấp làm cho cây chết hàng loạt.

+Nhiệt độ không khí cao: Phá hoại cấu trúc bộ máy quang hợp của cây, lá héo, cháy lá.

 Ẩm độ không khí là một trong những nhân tố khí tượng ảnh hưởng tới phát triển của cây. Khi ẩm độ không khí thấp, không khí khô hanh, làm cho cây tăng cường thoát hơi nước, cây mất nước nhiều và héo. Nếu ẩm độ không khí quá cao cũng là điều kiện thuận lợi cho vi sinh vật gây bệnh cây phát sinh phát triển, lây lan.

4.1.2.3. Các nhân tố vi sinh vật và các vật gây nên bệnh cây

Các loài sinh vật như nấm, vi khuẩn, vi rút, tuyến trùng… khi gặp cây chủ và các điều kiện ngoại cảnh thích hợp cho chúng thì chúng sẽ xâm nhập vào cây chủ phát sinh phát triển và gây bệnh cho cây.

Ví dụ bệnh lở cổ rễ cây con, bệnh thán thư lá cây Mỡ, bệnh cháy lá Mỡ,… do các loài nấm khác nhau gây bệnh. Bệnh khảm lá Keo do một số loài vi rút gây nên. Bệnh sùi gốc rễ cây con, bệnh thối đen hệ rễ do một số loài vi khuẩn gây nên.

4.1.3. Tình hình vệ sinh và sinh trưởng cuả cây con trước khi tiến hành điều tra

4.1.3.1. Tình hình vệ sinh vườn ươm

Vườn ươm cây tại Công ty Lâm Nghiệp Đồng Hỷ Thái Nguyên, là khu vực có diện tích vừa phải, có điều kiện tưới tiêu rất thuận lợi. Vì vậy tạo điều kiện cho phát triển cây con trong quá trình ươm giống

Tình hình vệ sinh vườn ươm trước khi tiến hành điều tra: Vệ sinh vườn ươm đã được đảm bảo, vỏ bầu sau sử dụng được thu gom, cây con được trồng trong bầu theo luống, diệt cỏ định kì, vệ sinh vườn ươm sạch sẽ, khu vực đất để đóng bầu được tách riêng biệt với khu tạo bầu và gieo ươm cây con, không để đất rơi vãi, mất vệ sinh khu vực vườn ươm. Đây cũng là những biện pháp lâm sinh phù hợp, được kết hợp với chăm sóc cây con, vệ sinh vườn ươm, tránh sâu bệnh phát sinh phát triển do vệ sinh.

Qua điều tra sơ bộ, đi khắp vườn ươm, theo các rãnh luống và quan sát trực tiếp toàn vườn ươm. Kết quả cho thấy cây con phát triển ở mức trung bình. Trong vườn ươm phát hiện một số bệnh chủ yếu như: Phấn trắng, đốm lá keo, thối cổ rễ cây con...

4.1.3.2. Tình hình sinh trưởng cuả cây con trước khi tiến hành điều tra

Sau quá trình quan sát từng loài, ta thấy một số bệnh của cây con trong vườn ươm như: Bệnh phấn trắng lá Keo, bệnh khảm lá Lát, bệnh thối cổ rễ cây Xoan, bệnh cháy lá Keo, đốm lá Keo... Tuy nhiên những bệnh này đều chỉ xuất hiện với mức độ khá nhẹ và nhanh chóng bị loại trừ nhờ công tác vệ sinh vườn ươm và phòng bệnh tốt.

Các cây con trong vườn ươm đều có độ tuổi từ 2 tháng - dưới 12 tháng, vì phần lớn đều xuất vườn khi cây được từ 6 - 8 tháng tuổi.

Qua kết quả điều tra sơ bộ như vậy chúng tôi đã phần nào khái quát được tình hình bệnh hại ở vườn ươm, sau đó tôi tiếp tục tiến hành điều tra tỉ mỉ.

4.2. Kết quả điều tra đặc điểm phát sinh, đánh giá mức độ nhiễm bệnh của các loài cây trồng trong vườn của các loài cây trồng trong vườn

4.2.1. Bệnh gỉ sắt lá Keo tai tượng

+ Đặc điểm chung của keo tai tượng (Acacia mangium Willd)

Keo tai tượng là cây gỗ trung bình, cao khoảng 20m, đường kính thân từ 25 - 35cm. Vỏ cây màu nâu nứt dọc, cây mầm dưới 1 tháng tuổi có lá kép lông chim 2 lần, cây khi trưởng thành có dạng lá đơn, mọc cách. Lá cây phát triển rộng nhiều nốt sần cố định đạm. Cây ưa sáng, mọc nhanh, khả năng tái sinh bằng hạt và chồi tốt, đặc biệt là ở những nơi đất ẩm nhiều ánh sáng cây mọc rất tốt.

Cây có tác dụng che phủ và cải tạo đất, có khả năng cố định đạm, là cây được sử dụng làm nguyên liệu giấy, đồ gia dụng…

Ở giai đoạn vườn ươm keo tai tượng thường hay mắc các bệnh như gỉ sắt, phấn trắng, cháy lá, vàng lá. Khi giai đoạn cây ra lá giả vào mùa đông lạnh cây thường bị bệnh phấn trắng rất nặng. Ở rừng trồng cây đã lớn thường hay mắc các bệnh khảm lá, hoa lá, gỉ sắt và bồ hóng.

+ Bệnh gỉ sắt lá Keo

- Triệu chứng: Điển hình là lúc đầu trên mặt lá hình thành các đốm bột màu vàng nâu phân bố rải rác rồi sau lan dần cả mặt lá. Lúc đầu xuất hiện ở những lá phía dưới rồi dần dần lan lên cả những lá phía trên. Ở những cây bị nặng trên mặt lá không chỉ có những lớp bột màu vàng mà còn xuất hiện các đốm màu nâu như gỉ sắt. Cây ở giai đoạn nhỏ thì tỷ lệ bị bệnh càng cao hơn ở những cây lớn.

- Tác hại của bệnh: Cây bị bệnh gỉ sắt thường không chết ngay mà bệnh làm cho cây sinh trưởng phát triển kém, cây còi cọc, bệnh nặng làm cho lá cây rụng sớm, cây có thể khô dần và chết.

- Phân biệt cây khoẻ và cây bệnh: Những cây khoẻ sinh trưởng và phát triển bình thường lá xanh không thấy xuất hiện những triệu chứng trên.

- Nguyên nhân gây bệnh: Do nấm gỉ sắt đơn bào Olivea acaciae, là loại nấm chuyên ký sinh thuộc ngành phụ nấm đảm gây ra.

Hình 4.1. Ảnh bệnh gỉ sắt lá Keo tai tượng

Bảng 4.1. Mức độ hại của bệnh gỉ sắt Keo tai tượng qua các lần điều tra TT lần điều tra Ngày điều tra Nguyên nhân gây bệnh R% Đánh giá mức độ gây hại 1 11/03/2018 Nấm 34,55 Hại vừa 2 01/04/2018 Nấm 17,00 Hại nhẹ 3 01/05/2018 Nấm 6,73 Hại nhẹ

Hình 4.2. Biểu đồ biểu diễn mức độ hại của bệnh gỉ sắt lá Keo tai tượng qua các lần điều tra

Qua biểu đồ cho thấy mức độ gây hại của bệnh gỉ sắt lá Keo tai tượng có xu hướng giảm xuống qua các lần điều tra. Lần điều tra đầu tiên vào ngày 11/05/2018 thấy mức độ bệnh hại cao nhất là 34,55% là mức hại vừa. Thời tiết trong những ngày này âm u, mưa phùn kéo dài và trời lạnh, nhiệt độ trung bình thấp và độ ẩm trung bình cao nên đây là điều kiện thuận lợi để nấm gỉ sắt phát triển, xâm nhiễm và lây lan.

Những lần điều tra sau bệnh giảm xuống dần. Bệnh giảm vì thời gian bước vào tháng 3 và tháng 4 nhiệt độ tăng cao dần và độ ẩm giảm, trời bớt lạnh, cường độ chiếu sáng mạnh hơn, số ngày nắng nhiều hơn.Cùng với việc theo dõi thường xuyên kết hợp với vệ sinh loại bỏ những cây sinh trưởng kém, đảo bầu, bón phân làm cho cây sinh trưởng tốt hơn và hạn chế được sự phát triển của mầm bệnh, nguồn lây nhiễm nên mức độ hại của bệnh đã giảm xuống rất nhiều chỉ còn 6,73% là mức hại nhẹ ở lần điều tra cuối cùng.

Qua đó ta thấy được mức độ hại của bệnh gỉ do nhiều yếu tố gây nên, trong đó yếu tố thời tiết là ảnh hưởng nhiều và kèm theo đó là công tác vệ sinh vườn ươm không đảm bảo cũng làm cho mầm bệnh tăng lên.

4.2.2. Bệnh đốm nâu lá Keo tai tượng

+ Bệnh đốm nâu lá Keo

- Triệu chứng: Bệnh gây hại chủ yếu ở trên lá. Trên mặt lá xuất hiện những đốm màu nâu, những đốm bệnh có thể liên kết tạo nên những vết bệnh lớn, đốm bệnh biến dần sang màu vàng rồi màu nâu nhạt và thường bị giới hạn giữa các gân phụ của lá.

- Tác hại: Cây bị bệnh đốm nâu cây không chết ngay mà bệnh làm cho cây sinh trưởng và phát triển kém. Bệnh nặng có thể làm cho lá cây rụng sớm và dần dần cây bị chết.

- Phân biệt cây khoẻ và cây bị bệnh: Những cây khoẻ sinh trưởng, phát triển bình thường, mặt lá xanh tốt không xuất hiện những đốm màu nâu. Cây bị bệnh sinh trưởng, phát triển kém và biểu hiện những triệu chứng như trên.

- Nguyên nhân gây bệnh: Bệnh đốm nâu lá Keo do nấm Gloeo psorium gây nên, loài nấm này thuộc lớp nấm túi Ascomycetes. Bệnh phát triển vào

những tháng mùa đông nhiệt độ càng thấp, ẩm độ càng cao thì loài nấm này phát triển và gây hại càng mạnh.

Bảng 4.2. Mức độ hại của bệnh đốm nâu lá Keo qua các lần điều tra TT

Lần điều tra

Ngày điều tra Nguyên nhân gây bệnh R% Đánh giá mức độ gây hại 1 19/03/2018 Nấm 37,5 Hại vừa 2 09/04/2018 Nấm 21,6 Hại nhẹ 3 02/05/2018 Nấm 11,2 Hại nhẹ

Hình 4.4. Biểu đồ biểu diễn mức độ hại của bệnh đốm nâu lá Keo tai tượng qua các lần điều tra

Qua biểu đồ hình 4.4, ta thấy mức độ hại của bệnh đốm nâu lá Keo có chiều hướng giảm xuống qua các lần điều tra. Lần điều tra đầu tiên vào ngày 19/03/2018 mức độ hại là 37,5% là mức hại vừa. Vì trong khoảng thời gian này nhiệt độ trung bình thấp, ẩm độ cao, trời mưa kéo dài vì thế đây là điều kiện thuận lợi cho nấm bệnh đốm nâu phát triển mạnh. Hơn nữa đây thời gian điều kiện thời tiết không thuận lợi cho cây con phát triển, cây chưa ra chồi non nên nấm bệnh dễ tấn công và gây hại.

Những lần điều tra sau bệnh đã giảm xuống, cụ thể lần điều tra thứ hai vào ngày 09/04/2018 thấy mức độ hại là 21,6% là mức hại vừa, vậy ta thấy so với lần điều tra thứ nhất thì ở lần điều tra thứ hai bệnh hại đã giảm hơn rất nhiều. Lần điều tra cuối cùng vào ngày 02/05/2018 thấy mức độ hại là 11,2% là mức hại nhẹ. Ta thấy ở các lần điều tra càng về sau bệnh hại càng giảm, sở dĩ là bắt đầu vào những ngày tháng 3 và tháng 4 nhiệt độ càng ngày càng tăng cao, ẩm độ giảm, lúc này thời tiết đã ấm dần nên thuận lợi cho cây con phát triển, tăng sức đề kháng cho cây đồng thời hạn chế được nấm bệnh đốm nâu phát triển và lây lan, cây con sẽ sinh trưởng và phát triển tốt hơn.

4.2.3. Bệnh phấn trắng lá Keo tai tượng

+ Bệnh phấn trắng lá Keo

- Triệu chứng: Lúc đầu trên mặt lá và phần ngọn non xuất hiện các đốm bột màu trắng, rồi các đốm trắng lan dần không rõ hình dạng, bệnh nặng thì cả hai mặt lá được phủ kín một lớp bột màu trắng như phấn, bệnh kéo dài sau một thời gian mép lá khô và xoăn lại, ngọn khô dần và cây chết.

- Tác hại: Bệnh nặng có thể làm cho cây con chết hàng loạt, hoặc cây sinh trưởng phát triển kém không đủ tiêu chuẩn xuất vườn, làm giảm tỷ lệ sống của cây.

- Phân biệt cây khoẻ và cây bị bệnh: Những cây khoẻ lá xanh phẳng, mặt lá nhẵn bóng, không xuất hiện triệu chứng như trên. Còn cây bị bệnh có các triệu chứng như trên.

- Nguyên nhân gây bệnh: Bệnh phấn trắng chủ yếu do nấm Oidium acacia gây ra, loài nấm này thuộc bộ nấm phấn trắng ngành phụ nấm bất toàn.

Bệnh nặng trong điều kiện độ ẩm cao, nhiệt độ thích hợp là 20- 220C, trong những ngày thời tiết âm u, sương mù và mưa phùn kéo dài, ít có nắng thì bệnh sẽ càng nặng.

Hình 4.5. Ảnh bệnh phấn trắng lá Keo tai tượng

Bảng 4.3. Mức độ hại của bệnh phấn trắng lá Keo qua các lần điều tra TT Lần điều tra Ngày điều tra Nguyên nhân gây bệnh R% Đánh giá mức độ gây hại 1 19/03/2018 Nấm 12,20 Hại nhẹ 2 06/04/2018 Nấm 12,45 Hại nhẹ 3 23/05/2018 Nấm 8,50 Hại nhẹ 4 05/06/2018 Nấm 3,67 Hại nhẹ

Hình 4.6. Biểu đồ biểu diễn mức độ hại của bệnh phấn trắng lá Keo tai tượng qua các lần điều tra

Qua biểu đồ hình 4.6 cho thấy mức độ gây hại của bệnh phấn trắng lá keo

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm phát sinh, gây hại của một số bệnh hại chính tại vườn ươm cây công ty lâm nghiệp Đồng Hỷ, Thái Nguyên. (Trang 33)