Bệnh lở cổ rễ cây Keo

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm phát sinh, gây hại của một số bệnh hại chính tại vườn ươm cây công ty lâm nghiệp Đồng Hỷ, Thái Nguyên. (Trang 52 - 54)

+ Bệnh lở cổ rễ cây Keo tai tượng

- Triệu chứng: Bệnh lở cổ rễ cây Keo có triệu chứng biểu hiện cũng theo từng giai đoạn khác nhau.

+ Thối hạt và thối mầm: Sau khi gieo hạt vào bầu, đợi cho đến khi hạt mọc, khi đó ta xác định được số hạt mọc và số hạt không mọc.Ta kiểm tra thấy một số hạt không mọc, lấy hạt bóc ra xem thấy phôi hạt bị thối có màu trắng đục bóp ra thấy mềm, vậy lúc này vật gây bệnh đã xâm nhập vào mầm cây mới nhô lên khỏi mặt đất làm cho cây mầm bị khô héo hoặc lở loét, cây không có khả năng quang hợp và cây bị chết.

+ Đổ non: Cây con còn non phần thân chưa hoá gỗ, bị vật gây bệnh xâm nhập vào gốc phần sát túi bầu làm cho các tế bào vỏ rễ bị thối có màu nâu đến nâu đen, bộ rễ không hình thành được rễ, cổ rễ bị teo thắt, rễ không còn khả năng hút, dẫn nước và dinh dưỡng để nuôi cây nên cây bị héo đổ gục rồi chết.

+ Chết đứng: Vật gây bệnh xâm nhập vào phần cổ rễ cây, trường hợp này cây không bị đổ gục mà cây héo dần rồi chết khô đứng.

- Tác hại: Bệnh lở cổ rễ cây Keo ở vườn ươm có thể làm cho cây chết và tỉ lệ chết rất cao. Bệnh hại cả hạt giống và mầm hạt làm cho cây con không mọc lên được và làm cho cây chết từng đám, làm ảnh hưởng đến chất lượng và số lượng cây giống.

- Phân biệt cây bị bệnh và cây khoẻ: Những cây khoẻ không bị bệnh phần gốc khoẻ mạnh, không bị héo, không bị đổ, không có biểu hiện những triệu chứng trên.

- Nguyên nhân: Bệnh lở cổ rễ cây Keo do nấm Rhizoctonia và phythium

gây nên.

Hình 4.13. Ảnh bệnh lở cổ rễ cây Keo

Bảng 4.7. Mức độ hại của bệnh lở cổ rễ cây Keo qua các lần điều tra TT Lần

điều tra Ngày điều tra

Nguyên nhân gây bệnh R% Đánh giá mức độ gây hại 1 21/03/2018 Nấm 26,55 Hại vừa 2 12/04/2018 Nấm 24,59 Hại nhẹ 3 03/05/2018 Nấm 14,49 Hại nhẹ

Hình 4.14. Biểu đồ biểu diễn mức độ hại của bệnh lở cổ rễ cây Keo qua các lần điều tra

Căn cứ vào biểu đồ trên ta thấy mức độ hại của bệnh lở cổ rễ cây Keo có chiều hướng giảm qua các lần điều tra. Ở lần điều tra đầu tiên vào ngày 21/05/2018 mức độ hại là 26,55% là mức vừa. Nguyên nhân dẫn đến nấm bệnh gây hại như vậy là do trong thời gian tháng 2 thời tiết mưa nhiều, nhiệt độ trung bình thấp, ẩm độ trung bình cao, trời lạnh, đây là điều kiện thuận lợi nhất cho nấm bệnh thối cổ rễ phát triển mạnh. Hơn nữa đây lại là điều kiện bất lợi cho cây con phát triển, sức đề kháng của cây yếu vì thế nên nấm bệnh dễ xâm nhập và lây lan mạnh. Đến lần điều tra thứ hai vào ngày 12/05/2018, mức độ hại có giảm xuống ở mức hại nhẹ là 24,59%. Lần điều tra thứ ba mức độ hại đã giảm xuống nhiều so với lần điều tra đầu tiên, giảm xuống còn 14,49% ở mức hại nhẹ. Nguyên nhân chính làm cho nấm bệnh giảm là bước sang tháng 4 thời tiết thay đổi, trời không còn rét, nhiệt độ bắt đầu tăng, ẩm độ giảm, điều kiện không còn thuận lợi cho nấm bệnh phát triển, kết hợp với thường xuyên theo dõi, vệ sinh và chăm sóc cây con tạo điều kiện cho cây sinh trưởng và phát triển tốt hơn, hạn chế được nấm bệnh.

Trong thời gian tiến hành điều tra và nghiên cứu tại vườn ươm, chúng tôi còn gặp một số bệnh hại như bệnh thán thư lá Mỡ, bệnh mốc xanh mốc xám lá Keo, bệnh khảm lá Keo, cháy lá Mỡ. Nhưng vì do các bệnh hại này xuất hiện rất ít, mức độ gây hại không đáng kể nên tôi không tiến hành điều tra tỉ mỉ mà chỉ ghi chép lại để thống kê thành phần bệnh hại trong vườn ươm.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm phát sinh, gây hại của một số bệnh hại chính tại vườn ươm cây công ty lâm nghiệp Đồng Hỷ, Thái Nguyên. (Trang 52 - 54)