tại khu vực nghiên cứu
4.4.2.1. Đề xuất một số biện pháp phòng trừ chung
- Chọn nơi lập vườn ươm thoáng mát vào mùa hè và ấm áp vào mùa đông, chọn đất vườn để gieo ươm tốt nhất là đất hoang không luân canh trên đất nông nghiệp, phải xử lý vệ sinh sạch vườn trước khi gieo ươm và các cây con tồn lại từ năm trước ta nên xếp gọn để riêng vào một góc để dễ theo dõi và xử lý khi bệnh xảy ra.
- Trước khi gieo ươm phải làm đất kỹ và xử lý đất ruột bầu bằng một số loại thuốc hoá học có chất diệt trừ bệnh như Zineb, vôi tôi, bột lưu huỳnh vô cơ. Hoặc ta xử lý hạt bằng KMnO4 trước khi gieo vào bầu.
- Tạo lập mặt bằng đồng đều cho vườn ươm, khơi thông rãnh thoát nước, đảm bảo vườn ươm không bị ứ đọng và ngập úng.
- Làm cỏ phá váng, xới xáo để tăng cường hàm lượng nước thấm trong đất khi tưới cho cây, tạo sự thoáng khí cho rễ cây phát triển, tạo điều kiện cho vi sinh vật có ích hoạt động.
- Bổ sung phân vi sinh và phân NPK cho cây qua hỗn hợp ruột bầu để đủ dinh dưỡng làm tăng sức đề kháng bệnh hại cho cây.
- Điều chỉnh hợp lý thời vụ gieo ươm, tạo điều kiện cho cây con sinh trưởng phát triển tốt, vừa giúp cho cây tránh được giai đoạn dịch bệnh hại phát triển mạnh, lây lan nhanh.
- Thường xuyên theo dõi mức độ phát sinh phát triển và lây lan của bệnh để chủ động và có biện pháp phòng trừ kịp thời, nếu có bệnh hại rễ ta nhổ bỏ cả bầu cây để tiêu huỷ.
- Chăm sóc cây con sau mọc phải tưới tiêu hợp lý, tưới đều đặn và vừa đủ lượng nước mà cây cần thúc đẩy cho cây con sinh trưởng và phát triển tốt, tránh trường hợp tưới nhiều nước quá làm cho cây ngập úng.
- Tiến hành đảo bầu thường xuyên kết hợp với tỉa thưa đối với những luống gieo quá dày, ta loại bỏ những cây bệnh, cây xấu, cây sinh trưởng kém còi cọc để tạo khoảng chống và ánh sáng thích hợp cho cây quang hợp và phát triển đồng đều.
- Vườn ươm phải có hệ thống giàn che hợp lý, điều chỉnh giàn che phải theo độ tuổi và loài cây cho thích hợp.
- Đối với một số loại bệnh hại chủ yếu ở vườn ươm thì ta phải thường xuyên theo dõi để phòng trừ kịp thời tránh trường hợp bệnh phát thành dịch, tăng cường các biện pháp phòng trừ tổng hợp IPM.
- Sử dụng và chọn tạo các giống chống sâu bệnh, từ cây mẹ khoẻ và sạch bệnh để gieo ươm, không sử dụng các giống không rõ nguồn gốc và xuất xứ, sẽ dễ mang mầm bệnh từ nơi khác về.
- Điều chỉnh hợp lý thời vụ gieo trồng, tạo điều kiện cho cây con sinh trưởng tốt, giúp cho cây tránh được giai đoạn mà nấm bệnh phát triển.
4.4.2.2. Đề xuất một số biện pháp phòng trừ bệnh hại chủ yếu ở vườn ươm tại khu vực nghiên cứu
* Bệnh gỉ sắt lá Keo
+ Đặc điểm phát sinh, phát triển
- Nấm gỉ sắt chưa phát hiện được cây chủ trung gian, bệnh lây lan từ cây này sang cây khác rất nhanh. Nấm gỉ sắt lá Keo phát triển trong phạm vi nhiệt độ là 10-280C, nấm thích hợp nhất trong khoảng nhiệt độ 12-250C với ẩm độ không khí từ 80-90%, đốm bệnh hình thành sau 6 - 8 ngày. Bệnh bắt đầu xuất hiện từ tháng 10 cho đến tháng 5 năm sau, bệnh hình thành và gây hại nặng nhất vào khoảng thời gian từ tháng 12 đến tháng 3 năm sau. Nấm gỉ sắt có thời kỳ ủ bệnh là 12 - 28 ngày.
- Vào mùa hè khi nhiệt độ không khí trên 280C thì bệnh ngừng phát triển và nhiệt độ từ 300C thì nấm bệnh qua hạ.
- Vào mùa đông trời lạnh, khi nhiệt độ xuống thấp dưới 100C thì nấm bệnh ngừng phát triển.
+ Biện pháp phòng trừ
Trong vườn ươm nếu hàng năm thấy bệnh xuất hiện thì trước khi gieo ươm ta cần xử lý đất bằng vôi bột 70 - 80kg /sào Bắc bộ hoặc Zineb bột 3 - 5kg /sào Bắc bộ rồi cày bừa đất kỹ. Thường xuyên phòng trừ bằng dung dịch lưu huỳnh vôi với nồng độ 0,40 Bommê, hoặc khi phát hiện bệnh ta có thể dùng dung dịch ANVIL® 5SC, Manage 5WP, VIZINES 80BTN ta dùng với liều lượng theo hướng dẫn sử dụng.
* Bệnh đốm nâu lá Keo
+ Đặc điểm phát sinh, phát triển
- Bệnh đốm nâu phát triển ở giai đoạn cây con trong vườn ươm, phá hoại chủ yếu trên lá. Điều kiện thích hợp cho bệnh phát sinh phát triển và gây hại là khoảng nhiệt độ 25-300C và ẩm độ 85-95%.
- Trong điều kiện nhiệt độ thấp và có sương thì bào tử nấm nẩy mầm nhanh, xâm nhập vào cây. Thời gian ủ bệnh của nấm gây bệnh đốm nâu là 5 ngày triệu chứng bệnh xuất hiện.
+ Biện pháp phòng trừ
- Chọn lập vườn ươm hợp lý, ở những nơi đất tốt, không gieo ươm trên những nơi đất đã trồng cây rau màu.
- Thường xuyên vệ sinh vườn ươm, dọn sạch cỏ dại và tàn dư trước khi gieo trồng. Gieo trồng đúng thời vụ giúp cây thích hợp với điều kiện sinh thái khí hậu cây sẽ phát triển tốt tăng khả năng chống bệnh.
- Trong vườn ươm nếu bệnh xuất hiện thì cần dùng thuốc hoá học Daconil biobus đồng và thuốc Bp nhepbun để phun, hoặc cũng có thể dùng dung dịch Boocdo hoà theo tỷ lệ để phun.
- Sau mỗi vụ phải dọn sạch những cây bệnh và cỏ dại và xử lý đất trước khi gieo trồng vụ mới.
* Bệnh phấn trắng lá Keo
+ Đặc điểm phát sinh, phát triển
- Bệnh qua đông trên lá bằng sợi nấm, khi nhiệt độ thích hợp hình thành bào tử phát triển rất nhanh, bệnh lây lan nhờ gió và tiến hành tái xâm nhiễm. Nấm bệnh có thời gian ủ bệnh rất ngắn, thường chỉ trong 4 - 6 ngày.
- Nấm phấn trắng thích hợp trong khoảng nhiệt độ 11-220C. Nấm bệnh phát sinh phát triển tốt trong điều kiện che bóng, đặc biệt là trong điều kiện nhiệt độ không khí thấp và ẩm độ không khí cao sẽ làm cho bệnh càng nặng hơn. Phân bón cũng ảnh hưởng đến nấm phấn trắng, nếu bón phân không cân đối, vườn ươm thừa nitơ và thiếu kali thì bệnh sẽ phát triển mạnh hơn.
+ Biện pháp phong trừ
- Bón phân hợp lý cân đối, bón phân tổng hợp NPK để ngăn chặn cây mọc nhiều lá non, kích thích cây hoá gỗ để tăng sức kháng bệnh cho cây.
- Phun thuốc hoá học đúng định kỳ và đúng quy trình, ta có thể dùng một trong các loại thuốc hoá học để phun như:
- Phun phòng bệnh: Hợp chất lưu huỳnh vôi 0,3- 0,50 Be cứ 10 ngày phun một lần để phòng bệnh.
- Phun trừ bệnh: Ta cũng dùng hợp chất lưu huỳnh vôi 0,3 - 0,50 Be cứ 5 ngày phun một lần. Ngoài ra ta còn dùng Topsin 0,1%, Daconil, Cabenzin phun 5 ngày một lần.
* Bệnh lở cổ rễ cây con (Mỡ, Keo)
+ Đặc điểm phát sinh, phát triển
- Bệnh lở cổ rễ sau khi cây con nẩy mầm một tháng bệnh hại nặng nhất. Gieo hạt vào mùa mưa ẩm ướt, đất kết von, đất dính hạt khó nẩy mầm khi hạt nhú lên khỏi mặt đất bệnh phát triển mạnh.Vườn ươm không bằng phẳng, luống gieo thấp, chứa nhiều nước, không thông thoáng, xung quanh vườn có nhiều rác rưởi, vệ sinh vườn ươm không tốt, sẽ là nơi trú ngụ của nấm bệnh dẫn đến nguy cơ mắc bệnh sẽ càng cao, có lợi cho nấm bệnh xâm nhập tới cây con.
- Bón phân không đúng quy trình kỹ thuật, nhất là phân chuồng chưa hoai mục sẽ chứa nhiều bào tử nấm tạo điều kiện cho nấm bệnh phát triển. Hạt giống gieo không đúng thời vụ, gieo sớm quá hoặc gieo muộn quá gặp phải thời tiết mưa phùn lâu ngày, ẩm độ cao, cây con còn non nên khả năng nhiễm bệnh càng cao.
+ Biện pháp phòng trừ
- Chọn lập vườn ươm hợp lý, vườn ươm phải được vệ sinh sạch sẽ, có hệ thống tưới tiêu tốt. Chọn giống cây có khả năng kháng bệnh, trước khi gieo ươm cần xử lý đất và xử lý hạt giống, gieo ươm trong bầu tăng hàm lượng P,K. Không bón phân chuồng chưa hoai mục.
- Đất ruột bầu để gieo ươm phải là đất sạch, không lấy đất từ những nơi đã canh tác cây rau màu, hoặc đất ruộng.
- Xử lý đất trước khi gieo hạt, tiêu huỷ hết tàn dư của cây bệnh, cành lá rơi rụng và cỏ dại trước khi gieo ươm.
- Chọn thời điểm trồng thích hợp để hạn chế sự phát triển của bệnh. - Gieo ươm trong bầu túi ni lông phải đảm bảo sạch sẽ.
- Thường xuyên phun dung dịch Boocdô nồng độ 1% theo định kỳ. - Ta có thể dùng các loại thuốc sau để trộn với đất rồi phủ lên mặt bầu sau khi gieo hạt. PCNB + Zineb, Bavistin 25% + Phosethl AL, FeSO4, Boocdo.
- Khi cây con đã bị bệnh ta có thể dùng thuốc bột rắc trực tiếp lên cổ rễ hoặc hoà với nước theo tỷ lệ để phun.
* Bệnh cháy lá Keo
+ Đặc điểm phát sinh phát triển
- Bệnh cháy lá khi gặp điều kiện thời tiết vào mùa hè nhiệt độ không khí cao, ẩm độ không khí thấp, cây không được bổ sung nước kịp thời, nước ở trong cây sẽ được thoát ra ngoài qua các lỗ khí khổng, lá dần dần chuyển từ màu xanh sang màu nâu đến màu nâu xám. Nếu điều kiện thời tiết trên càng kéo dài, cây lại không có nước bổ sung kịp thời thì quá trình thoát hơi nước càng nhanh và nhiều, bệnh sẽ càng nặng, dẫn đến tình trạng cây bị chết.
- Bệnh cháy lá thường phát sinh phát triển mạnh vào mùa khô và nắng.
+ Biện pháp phòng trừ
- Để phòng bệnh cháy lá cho cây tốt nhất là khi cây còn nhỏ ta phải làm giàn che cho thích hợp đặc biệt vào mùa hè. Bón phân cân đối, bổ sung nhiều phân kali, cung cấp thêm phân hữu cơ hoai mục cho cây. Phải tưới nước và luôn giữ ẩm cho cây trong điều kiện mùa khô và nắng hạn kéo dài, hơn nữa có thể kết hợp phun các loại thuốc có gốc đồng để ngừa bệnh như dung dịch Boocdo1%, thuốc Oxy clorua đồng 50WP…
PHẦN 5
KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ