Cấu trúc sở hữu và mối quan hệ BĐDT – CTV

Một phần của tài liệu Tác động của biến động dòng tiền đến cấu trúc vốn của các doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam. (Trang 57 - 60)

Lý thuyết vấn đề người đại diện trình bày những mâu thuẫn có thể phát sinh giữa các bên liên quan trong các hợp đồng. Lý thuyết này lần đầu tiên được biết đến trong những nghiên cứu về vấn đề bất cân xứng thông tin của các hợp đồng ngành bảo hiểm (Ross, 1973, Spence and Zeckhauser, 1978). Sau đó, lý thuyết mở rộng với mối quan hệ giữa người chủ sở hữu và người làm thuê trong các hợp đồng lao động. Jensen and Meckling (1976) đã khái quát lý thuyết vấn đề người diện trong các công ty cổ phần. Vì có sự tách biệt giữa người quản lý và người chủ sở hữu, dẫn đến bất cân xứng thông tin trong việc điều hành DN giữa hai bên. Với giả định hành vi của con người là tư lợi, cơ hội và cá nhân, người sở hữu và người quản lý DN luôn hành động để tối đa hoá lợi ích của mình. Điều này dẫn đến vấn đề làm thế nào để người quản lý có động lực tạo thêm giá trị gia tăng cho các cổ đông thay vì thực hiện đầu tư vào các dự án thấp hơn chi phí vốn hoặc lãng phí tiền của DN một cách không hiệu quả. Khi đó, những người có sở hữu vốn góp cổ phần trong DN sẽ sử dụng nợ như một công cụ kiểm soát các hành động của người quản lý nhằm đem lại giá trị thặng dư cho họ (Jensen, 1986). Vay nợ tạo động cơ để những người quản lý làm việc chăm

chỉ, giảm chi tiêu lãng phí do sự phá sản của DN gây thiệt hại lớn đối với người quản lý (Grossman and Hart, 1982). Do đó, rủi ro dòng tiền sẽ khiến DN có nguy cơ gặp khó khăn trong hoạt động kinh doanh, làm giảm giá trị thặng dư cho chủ sở hữu DN. Do đó, chủ sở hữu DN sẽ có xu hướng làm giảm sự tác động của BĐDT đến CTV. Tuy nhiên, tuỳ thuộc vào đặc tính của loại hình sở hữu, sẽ có sự tác động khác nhau đến mối quan hệ giữa BĐDT và CTV.

Sở hữu nước ngoài và mối quan hệ giữa BĐDT- CTV

Sở hữu nước ngoài được xác định bằng tỷ lệ phần trăm số lượng vốn góp cổ phần do các nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ trong tổng nguồn vốn DN và đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát quản trị công ty (Dahlquist and Robertsson, 2001). Trước hết, vấn đề bất cân xứng thông tin giữa người góp vốn và DN sẽ gặp phải nhiều hơn ở các nhà đầu tư nước ngoài hơn so với các nhà đầu tư trong nước (Zou and Xiao, 2006) do hạn chế hiểu biết về môi trường kinh doanh, văn hoá, thể chế. Đồng thời, các nhà đầu tư nước ngoài gặp nhiều rủi ro hơn so với các nhà đầu tư trong nước chẳng hạn như rủi ro tỷ giá, rủi ro kinh doanh, rủi ro khác biệt quốc gia. đó, các nhà đầu tư nước ngoài thường đa dạng hoá danh mục bằng cách đầu tư với tỷ lệ thấp vào nhiều DN khác nhau để giảm bớt rủi ro, song họ không có quyền kiếm soát hoạt động công ty. Vì vậy, các nhà đầu tư nước ngoài thường có xu hướng tác động vào tỷ lệ nợ của DN để tăng sức mạnh kiểm soát của mình (Le and Tannous, 2016). Bên cạnh đó, sự tồn tại của sở hữu nước ngoài trong DN là một cách để tăng cường giám sát giúp các nhà đầu tư nội địa và tránh được những tác động của người quản lý liên quan đến việc sử dụng cơ cấu vốn không hiệu quả (Dahlquist and Robertsson, 2001). Các nhà đầu tư từ các quốc gia khác nhau với cơ chế quản trị tốt, hiệu quả và hệ thống pháp luật chặt chẽ sẽ có kinh nghiệm tốt về việc giám sát hoạt động quản trị tài chính DN (Benfratello and Sembenelli, 2006). Bên cạnh đó, sở hữu nước ngoài có tác dụng tích cực trong việc kiểm tra và giám sát các hành động của người quản lý có ý định thay đổi số liệu kế toán (Yoo, 2005). Do đó, sở hữu nước ngoài được kỳ vọng sẽ làm giảm vấn đề bất cân xứng thông tin trong DN, từ đó giúp giảm thiểu các vấn đề phát sinh liên quan đến người đại diện (Dahlquist and Robertsson, 2001, Yoo, 2005). Cũng

theo Yoo (2005), các cổ đông là người nước ngoài thường có nhiều công cụ, và biện pháp hiệu quả để đảm bảo về chất lượng báo cáo tài chính nhằm bảo vệ lợi ích của các cổ đông nói chung và gia tăng lợi ích họ nhận từ DN. Vì vậy, những công ty càng có sở hữu nước ngoài nhiều, sẽ ít khi có BĐDT cao bởi các nhà đầu tư nước ngoài kiểm soát các quyết định tài chính của người quản lý và hành động để đảm bảo DTHĐ của DN được sử dụng có kế hoạch và hiệu quả (Takiah và cộng sự, 2012). Do đó, sở hữu nước ngoài có thể làm giảm bớt những tác động từ BĐDT đến việc sử dụng nợ của các DN.

Sở hữu của nhà nước và mối quan hệ giữa BĐDT và CTV

Sở hữu của nhà nước được hiểu là tỷ lệ phần trăm vốn góp cổ phần của các đơn vị thuộc nhà nước tại các DN. Theo lý thuyết chi phí chính trị Aichian and Kessel (1962) cho rằng các DN quy mô lớn hơn và sinh lời tốt hơn chịu ảnh hưởng bởi các chính sách hoặc/và các quyết định của nhà nước, đồng thời chịu áp lực xã hội (Jensen and Meckling, 1976) và thường bị giám sát chặt chẽ hơn từ các thị trường tài chính (Boynton và cộng sự, 1992). Đồng thời, các công ty có thể giảm chi phí nợ nhờ vào những ưu đãi của chính cho sở hữu của nhà nước và thông qua sự hỗ trợ của nhà nước, công ty có thể giảm bớt rủi ro cho mình (Boubakri và cộng sự, 2013). Những ưu đãi có thể kể đến như ưu đãi thương mại và lợi thế của Nhà nước (Blanchard and Shleifer, 2000), chuyển giao công nghệ và nguồn vốn (Sacristan, 1980, Labra, 1980), ưu đãi về luật pháp (Wang và cộng sự, 2008); (Berkman và cộng sự, 2010); (Wang and Shailer, 2011, Shailer and Wang, 2015) và sự cứu trợ của chính chủ khi DN gặp khó khăn (Borisova and Megginson, 2011). Do đó, sở hữu của nhà nước có thể xoa dịu tác động BĐDT đến CTV.

Memon và cộng sự (2018) nghiên cứu BĐDT và ĐBTC của các DN có sở hữu của nhà nước tại Trung Quốc. Nghiên cứu cho thấy BĐDT không ảnh hưởng đến việc sử dụng nợ của các DN có sở hữu của nhà nước ở Trung Quốc do các DN này luôn duy trì sự BĐDT ở mức độ thấp. Tuy nhiên, BĐDT tác động ngược chiều đến các kỳ hạn nợ khác, song mức độ tác động ở các DN có sở hữu của nhà nước ít hơn so với

các DN không có sở hữu của nhà nước. Ngoài nghiên cứu của Memon và cộng sự (2018) đưa biến sở hữu của nhà nước là điều kiện thì chưa có nghiên cứu nào khác xem xét mối quan hệ BĐDT -CTV đề cập.

Một phần của tài liệu Tác động của biến động dòng tiền đến cấu trúc vốn của các doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam. (Trang 57 - 60)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(153 trang)
w