Xử trí sau phơi nhiễm với HIV

Một phần của tài liệu XÉT NGHIỆM ĐẾM TẾ BÀO TCD4 TRONG ĐIỀU TRỊ HIVAIDS (Trang 83 - 88)

- /AIDS

10. Xử trí sau phơi nhiễm với HIV

10.1 Các dạng phơi nhiễm

Nhân viên y tế đang thi hành nhiệm vụ bị phơi nhiễm HIV khi: Tiếp xúc trực tiếp với máu, sản phẩm máu và các dịch tiết của mẫu bệnh phẩm có HIV, có nguy cơ bị phơi nhiễm HIV.

Các dạng phơi nhiễm với HIV khi đang thi hành nhiệm vụ:

- Máu, bệnh phẩm/mẫu máu nhiễm HIV bắn vào các vùng da bị tổn thương (bỏng, vết loét, xây xước từ trước) hoặc bắn vào niêm mạc (mắt, mũi, họng …).

- Tổn thương qua da do các ống đựng máu hoặc chất dịch của người nhiễm HIV bị vỡ đâm vào.

- Vết thương do bị bơm kim tiêm hoặc các dụng cụ sắc nhọn đã hoặc đang dùng cho người nhiễm HIV đâm vào.

10.2 Quy trình xử trí sau phơi nhiễm:

Bao gồm các bước sau:

- Bước 1: Xử lý vết thương tại chỗ.

- Bước 2: Báo cáo người phụ trách và làm biên bản (chú ý ghi đầy đủ các thông tin yêu cầu trong Hồ sơ phơi nhiễm).

- Bước 3: Đánh giá nguy cơ phơi nhiễm theo mức độ tổn thương và diện tích tiếp xúc.

- Bước 4: Xác định tình trạng HIV của nguồn gây phơi nhiễm. - Bước 5: Xác định tình trạng HIV của người bị phơi nhiễm. - Bước 6: Tư vấn cho người bị phơi nhiễm.

- Bước 7: Điều trị dự phòng bằng thuốc ARV. 10.2.1. Xử lý vết thương tại chỗ

- Tổn thương da chảy máu:

82

+ Để vết thương tự máu trong một thời gian ngắn, không nặn bóp vết thương. + Rửa kỹ bằng xà phòng và nước sạch,

- Phơi nhiễm qua niêm mạc mắt: Rửa mắt bằng nước cất hoặc nước muối NaCl 0,9% liên tục trong 5 phút.

- Phơi nhiễm qua miệng, mũi:

+ Rửa, nhỏ mũi bằng nước cất hoặc dung dịch NaCl 0,9 %. + Xúc miệng bằng dung dịch NaCl 0,9 % nhiều lần.

10.2.2. Báo cáo người phụ trách và làm biên bản:

Nêu rõ ngày giờ, hoàn cảnh xảy ra, đánh giá vết thương, mức độ nguy cơ của phơi nhiễm. Lấy chữ ký của những người chứng kiến và chữ ký của người phụ trách.

10.2.3. Đánh giá nguy cơ phơi nhiễm: - nguy cơ:

+ Tổ chứa máu đâm xuyên qua da gây chảy máu: kim nòng rỗng cỡ to, chứa nhiều máu, đâm sâu thì òng nhỏ, chứa ít máu và đâm xuyên nông.

+ Tổn thương da sâu do dao mổ hoặc các ống nghiệm chứa máu và chất dịch cơ thể của người bệnh bị vỡ đâm phải.

+ Máu và chất dịch cơ thể của người bệnh bắn vào các vùng da, niêm mạc bị tổn thương viêm loét hoặc xây sát từ trước

.

Không có nguy cơ: Máu và dịch cơ thể của người bệnh bắn vào vùng da lành. 10.2.4. Xác định tình trạng HIV của nguồn gây phơi nhiễm

- Bệnh nhân đã được (+): Tìm hiểu các thông

tin về tiền sử và đáp ứng đối với thuốc ARV

- Nếu chưa biết về tình trạng HIV của nguồn gây phơi nhiễm: Tư vấn và lấy máu xét nghiệm HIV.

- Trường hợp không thể xác định được (bị phơi nhiễm trong trường hợp đang làm nhiệm vụ, đối tượng trốn thoát).

10.2.5. Xác định tình trạng HIV của người bị phơi nhiễm

- Tư vấn trước và sau khi xét nghiệm HIV theo quy định.

- Nếu ngay sau khi bị phơi nhiễm, người bị phơi nhiễm có HIV(+): đã bị nhiễm HIV từ trước, không phải do phơi nhiễm.

83

- Nếu HIV (-): kiểm tra lại sau 3 và 6 tháng. 10.2.6. Tư vấn cho người bị phơi nhiễm:

- Nguy cơ nhiễm HIV, viêm gan B, C.

- Người bị phơi nhiễm cần được cung cấp các thông tin và được tư vấn thích hợp về dự phòng phơi nhiễm, lợi ích và nguy cơ.

- Giới thiệu các tác dụng phụ của thuốc và triệu chứng của nhiễm trùng tiên phát: sốt, phát ban, buồn nôn hoặc nôn, thiếu máu, nổi hạch v.v...

- Tư vấn Phòng lây nhiễm cho người khác: người bị phơi nhiễm có thể làm lây truyền HIV cho người khác dù xét nghiệm HIV âm tính (thời kỳ cửa sổ), vì vậy cần phải thực hiện các biện pháp dự phòng lây nhiễm.

- Tư vấn tuân thủ điều trị và hỗ trợ tâm lý.

Tóm tắt các yếu tố dẫn đến dễ xảy ra tai nạn nghề nghiệp: - Không tuân thủ nguyên tắc an toàn sinh học chung - Kỹ thuật, biện pháp xử trí cơ bản còn hạn chế.

- Tâm lý cá nhân bị ức chế, căng thẳng, mệt mỏi, chủ quan. - Hệ thống quy trình, điều kiện nhân sự vật chất chưa phù hợp.

Biện pháp khắc phục:

- Thực hiện các nguyên tắc về an toàn sinh học chung.

- Thường xuyên nâng cao huấn luyện kiểm tra bổ sung các kỹ thuật và biện pháp xử trí cơ bản.

- Có nhiều kỹ năng hình thức hỗ trợ giải quyết tâm lý cá nhân.

- Xây dựng, xác lập, thực hiện giám sát và điều chỉnh thích ứng hệ thống quy trình chăm sóc điều trị bệnh, xử lý vệ sinh y tế, chất thải độc hại.

- Tổ chức tạo điều kiện nhân sự ,vật chất phù hợp nhu cầu công việc.

CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ

1/ Để đảm bảo an toàn sức khỏe cho nhân viên

a. Nhân viên phải được đào tạo để tuân thủ thực hành an toàn sinh học b. Có chương trình chủng ngừa thích hợp với công việc cho nhân viên phòng

thí nghiệm

c. Có hộp y tế sơ cứu ở những vị trí quan trọng

d. Nhân viên PXN được khuyến khích báo cáo các trường hợp phơi nhiễm tiềm tang

84

e. Tất cả đều đúng.

2/ Để xử lý vật liệu nhiễm trùng, câu nào chưa đúng a. Có chất khử trùng thích hợp

b.Bất cứ nhân viên nào cũng có thể thực hiện việc vận chuyển chất nhiễm trùng.

c. Vật liệu nhiễm trùng thải bỏ được mang đi hàng ngày hoặc thường xuyên hơn một cách an toàn

d.Tất cả nhân viên phải có kiến thức về qui trình xử lý các vật liệu nhiễm trùng đổ vỡ, tràn.

e. Có đầy đủ phương tiện để xử lý khi sự cố xảy ra.

3/ Để phòng và chữa cháy trong phòng xét nghiệm, câu nào chưa đúng

a. Các dung dịch hóa chất dễ cháy phải được dán nhãn và cất giữ trong các bình chứa và các nơi thích hợp

b.Khu vực dễ cháy phải được cảnh báo rõ ràng

c. Chỉ những người chịu trách nhiệm về phòng /chữa cháy của đơn vị mới có trách nhiệm và được tập huấn, diễn tập về công tác này.

d.Hệ thống phát hiện cháy phải đang hoạt động tốt và thường xuyên được kiểm tra.

e. Các bình chữa cháy di động luôn được nạp đầy, luôn hoạt động tốt và để đúng chổ theo quy định

4/ Hãy nêu những lợi ích khi hàng năm phải tiến hành đánh giá về an toàn sinh học trong phòng thí nghiệm?

5/ Khoanh tròn số tương ứng với mức độ an toàn sinh học:

6/ Các nguy cơ lây nhiễm nào dưới đây thường xảy ra trong phòng xét nghiệm a. Qua đường hô hấp

b. Qua đường miệng c. Qua vết trầy xước

d. Qua chất nhiễm trùng văng vào mắt e. Tất cả các đường lây trên.

5.1 Kỹ thuật vi sinh chuẩn và quần áo bảo hộ, biển báo nguy hiểm sinh học

5.2 Tương tự như trên, thêm các quần áo bảo hộ đặc biệt, biện pháp tiếp cận có quản lý, luồng không khí trực tiếp có định hướng

5.3 Tương tự như trên, nút không khí lối vào, phun hơi lối ra, thiết bị huỷ rác đặc biệt

5.4 Kỹ thuật vi sinh chuẩn

1 1 1 1 2 2 2 2 3 3 3 3 4 4 4 4

85

7/ Để giảm thiểu tạo khí dung, câu nào dưới đây chưa đúng? a. Dùng pi-pét cẩn thận

b. Rót chất lỏng cẩn thận

c. Lau chùi nơi đổ tràn ngay bằng chất khử trùng phù hợp d. Tránh bọt khí

e. Dùng ống tube khi pha trộn lắc mẫu

8/ Khi thực hành sử dụng pi-pét, điều nào dưới đây sai? a. Không thổi giọt cuối cùng trong pi-pét

b. Nhỏ chất lỏng càng sát vật chứa càng tốt

c. Trộn các chất lây nhiễm bằng cách hút thổi lên xuống với pi-pét d. Dùng khay nằm ngang để ngâm pi-pét

86 PHỤ LỤC: QUY TRÌNH KỸ THUẬT ĐỐI VỚI CÁC HỆ THỐNG MÁY

Một phần của tài liệu XÉT NGHIỆM ĐẾM TẾ BÀO TCD4 TRONG ĐIỀU TRỊ HIVAIDS (Trang 83 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(151 trang)