Thống kê tiêu thụ và dự báo nhu cầu

Một phần của tài liệu THIẾT kế môn học QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG tìm HIỂU về CHUỖI CUNG ỨNG mặt HÀNG sữa (Trang 43 - 48)

Bảng 2.1: Thống kê các chỉ tiêu liên quan đến tiêu thụ sữa qua các năm giai đoạn 2015- 2020

Năm Mức tiêu thụ sữa bình quân (lít/người/năm)

Dân số (triệu người)

Nhu cầu sữa (triệu lít)

Tăng trưởng so với năm trước

2015 23 92,68 2132 - 2016 24 93,64 2247 5,4% 2017 26 94,6 2460 9,5% 2018 27 95,54 2580 4,9% 2019 27 96,88 2616 1,4% 2020 28 97,73 2736 4,6% (Nguồn: Tác giả tự tổng hợp)

27

Hình 2.6: Thống kê nhu cầu sữa Việt Nam giai đoạn 2015-2020

(Nguồn: Tác giả tính toán dựa trên nhu cầu trung bình và dân số từng năm)

 Tính toán tỉ lệ tăng trưởng kép bình quân theo công thức:

𝐶𝐴𝐺𝑅 = (𝐾ỳ 𝑛𝑔ℎ𝑖ê𝑛 𝑐ứ𝑢

𝐾ỳ 𝑔ố𝑐 )

1

𝑛− 1

Tốc độ tăng trưởng kép của nhu cầu tiêu thụ sữa:

CAGR= 𝟐𝟕𝟐𝟔

𝟐𝟏𝟑𝟐

𝟏 𝟓

− 𝟏 *100%= 5.12%

Cho thấy nhu cầu sữa trong giai đoạn 2015-2020 đạt tốc độ tăng trưởng khả quan ở mức một con số.

Dựa vào phương pháp dự báo hồi quy tuyến tính, nhóm đã tính toán để đưa ra được dự báo nhu cầu tiêu thụ sữa vào năm 2025 với số dân được được dự báo là 101 triệu người.

28

Mối quan hệ giữa dân số Việt Nam và nhu cầu tiêu thụ sữa trong nước được thể hiện qua phương trình hồi quy tuyến tính sau:

y = a + bx

Trong đó:

x là dân số Việt Nam qua các năm (triệu người) y là nhu cầu tiêu thụ sữa (triệu lít)

Dựa vào bảng số liệu trên ta có thể tính toán được:

∑ 𝑥 = 571.070.000 ∑ 𝑦 = 14.770.000.000 ∑ 𝑥𝑦 = 141 x 1016 ∑ 𝑥2 = 5.44 x 1016 b = 𝑛 ∑ 𝑥𝑦−∑ 𝑥 ∑ 𝑦 𝑛 ∑ 𝑥2−(∑ 𝑥)2 = 90.65 a = ∑ 𝑦 𝑛 − 𝑏𝑥∑ 𝑥 𝑛 = - 6,166 x 109

=> Thế a và b đã tìm được và hàm số trên ta có thể tính toán được nhu cầu tiêu thụ sữa khi dân số Việt Nam đạt 101 triệu người là 3 tỷ lít sữa/năm.

Tuy nhiên dự báo bằng phương pháp hồi quy tuyến tính này cũng chưa mang lại tính chính xác cao do luôn có sai số xảy ra và phương pháp này không có sự xem xét đến các yếu tố khác làm ảnh hưởng đến nhu cầu tiêu dùng sữa, chỉ tập trung vào sự phụ thuộc so với một yếu tố.

Theo nhận định và dự báo của các chuyên gia từ Hiệp hội Sữa Việt Nam thì vào năm 2025 mỗi người dân Việt Nam sẽ tiêu thụ 34 lít sữa/năm. Vậy có nghĩa là nhu cầu tiêu thụ của cả nước vào năm 2025 sẽ lên đến hơn 3.4 tỷ lít sữa.

29

Từ những con số dự báo sự tăng trưởng nhu cầu của ngành sữa Việt Nam, nhóm cũng đã tự đặt ra những câu hỏi và tìm hiểu về những nguyên nhân vì sao lại có sự tăng trưởng nhu cầu này trong tương lai. Cụ thể những nguyên nhân đó là:

Tỷ lệ gia tăng dân số của nước ta là 1,14%/năm (2009-2019), do đó nhu cầu tiêu dùng sữa cũng nhờ đó mà tăng theo.

Mức tăng trưởng GDP trong những năm gần đây luôn đạt trên 6%, điều này phản ánh thu nhập bình quân của người dân Việt Nam ngày càng tăng cao, vì vậy mức chi tiêu bình quân mỗi người cũng có xu hướng gia tăng. Cùng với mức sống cao là sự thay đổi về ý thức của người tiêu dùng về việc chăm sóc sức khỏe, cải thiện chiều cao, trí tuệ... Nhờ những yếu tố nêu trên, cơ hội phát triển của ngành sữa trong những năm tới được đánh giá hoàn toàn khả quan.

Lộ trình giảm thuế nhập khẩu từ WTO, ASEAN, CPTPP, Nghị định thư xuất khẩu sữa giữa Việt Nam - Trung Quốc, Hiệp định thương mại tự do (EVFTA) và Hiệp định Bảo hộ đầu tư (IPA) giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu… giúp doanh nghiệp sữa nội hưởng thụ công nghệ tiên tiến của thế giới, nhập khẩu nguyên phụ liệu ngành sữa với chi phí thấp hơn, tăng lợi thế cạnh tranh về giá bán, cơ hội mở rộng thị trường xuất khẩu.

Hệ thống cửa hàng tiện lợi, kênh phân phối hiện đại phát triển mạnh đã tạo điều kiện để người tiêu dùng tiếp cận sử dụng sữa và các sản phẩm sữa được thuận lợi, đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm.

Những xu hướng tác động đến VINAMILK và cả ngành sữa:

Thị trường sẽ tăng tiêu thụ sữa thực vật. Được biết, sữa đậu nành và sữa lúa mạch được coi là lựa chọn thay thế tốt nhất cho sữa bò, nhờ hàm lượng protein cao. Theo Nielsen, tổng giá trị tiêu thụ sữa đậu nành có thương hiệu tăng 13% trong 10 tháng đầu và tăng trưởng doanh thu của Vinasoy đạt 15% sau 9 tháng đầu năm 2019. Đến tháng 10/2020, những hộp sữa đậu nành của NutiFood lần đầu lộ diện trên các kệ hàng của Walmart tại Trung Quốc – trở thành thương hiệu sữa Việt đầu tiên được hệ thống đại siêu thị Mỹ này phân phối.

Doanh thu qua các kênh thương mại hiện đại đã tăng trưởng hai chữ số trong nhiều quý, tuy nhiên trong đó các mặt hàng sữa chỉ chiếm 11% trong tổng doanh thu hàng FMCG. Bán

30

hàng thông qua kênh thương mại hiện đại là một mảng đầy thách thức cho các công ty sữa, do cạnh tranh gay gắt và rào cản gia nhập thấp.

Các công ty trong nước đã chuyển sang đáp ứng nhu cầu sản phẩm cao cấp ngày càng tăng. Đơn cử, VINAMILK đã đưa ra một số sản phẩm cao cấp, chẳng hạn như sữa tươi organic, sữa công thức organic, sữa A2 và thuê sản xuất gia công sữa bột tại Nhật Bản (sau đó nhập khẩu trở lại Việt Nam). Nutifoods hợp tác với cùng ‘ông lớn’ trong ngành sữa Nhật Bản – Asahi sản xuất sữa bột dinh dưỡng cao cấp cho trẻ em tại Việt Nam. Ikigai Việt Nam cũng ra mắt sản phẩm Meiji tại Việt Nam.

Ngoài ra, giá sữa nguyên liệu và giá bán trung bình đều tăng cũng là một xu hướng tác động đến ngành sữa trong tương lai. Theo Global Dairy Trade, giá sữa bột gầy tăng 30% so với cùng kỳ và giá sữa bột nguyên kem tăng 4%. Để đảm bảo biên lợi nhuận, những công ty lớn như VINAMILK, TH True Milk và Dutch Lady đều đã tăng giá bán thêm 1-5% vào năm 2019.

Nhu cầu về sữa, đặc biệt là các sản phẩm từ sữa như bơ, sữa chua, phô mai,… đang có xu hướng “hồi sinh” tại các nước phát triển do nhiều người đã thay đổi thói quen ăn uống và có “thiện cảm” hơn với các sản phẩm sữa béo trong vài năm gần đây.

Sau tận 6 năm chờ đợi để hoàn thiện hồ sơ đánh giá rủi ro, với nhiều nỗ lực, cuối cùng vào năm 2019, ngành sữa Việt Nam đã được phép xuất khẩu sản phẩm sang Trung Quốc. Đây là một thị trường cạnh tranh cao nhưng rất hấp dẫn, chỉ cần chiếm một phần nhỏ trong thị trường trị giá 60 tỷ USD này cũng có thể rất có ý nghĩa cho tăng trưởng trong tương lai của các công ty sữa Việt Nam. Tính đến tháng 7/2020 đã có 5 công ty Việt Nam được phép xuất khẩu sữa sang thị trường này gồm TH True Milk (sản phẩm sữa tiệt trùng và sữa biến đổi); Hanoimilk (sữa lên men); Công ty Bel Việt Nam (các loại phô mai khác); Nhà máy Sữa Thống Nhất (sữa đặc), và Nhà máy Sữa Sài Gòn (sữa lên men bổ sung hương vị) của VINAMILK.

Cuối năm 2020 dự án Tổ hợp "Resort" bò sữa Organic giai đoạn 1 tại Lào sẽ được hoàn thành. Giai đoạn 1 của dự án có tổng diện tích quy hoạch là 5.000 ha, quy mô tổng đàn bò 24.000 con, vốn đầu tư ban đầu là 120 triệu USD. Dưới hình thức liên doanh đa quốc gia với Lào, Nhật Bản, VINAMILK đã tận dụng được thế mạnh của từng quốc gia để đạt được hiệu

31

quả đầu tư cao nhất. Nhật Bản đóng vai trò cung cấp nguồn Gen quý hiếm, cung cấp thiết bị, công nghệ, các bí quyết trong ngành chăn nuôi gia súc và quản trị chất lượng theo các tiêu chuẩn cao nhất của Nhật Bản. Sau khi hoàn thành, tổ hợp trang trại bò sữa tại Lào này sẽ là nguồn cung cấp sữa tươi nguyên liệu organic theo chuẩn châu Âu, Mỹ và Nhật Bản cho Lào, Việt Nam và xuất khẩu đi các nước trên thế giới. Với quy mô đầu tư và quỹ đất rộng lớn, dự án kỳ vọng sẽ đưa Xiêng Khoảng trở thành thủ phủ về bò sữa của khu vực Đông Nam Á. giúp Việt Nam đáp ứng được nhu cầu trong nước và ngày càng tự chủ được lượng sữa cung cấp cho thị trường. Nhờ đó, doanh nghiệp trong ngành có thể kiểm soát tốt chất lượng nguyên liệu sữa đầu vào, giảm ảnh hưởng từ sự biến động giá nguyên liệu trên thế giới.

Một phần của tài liệu THIẾT kế môn học QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG tìm HIỂU về CHUỖI CUNG ỨNG mặt HÀNG sữa (Trang 43 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)