Điểm khó khăn và nguyên nhân trong việc phân phối sản phẩm sữa bột Việt Nam

Một phần của tài liệu THIẾT kế môn học QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG tìm HIỂU về CHUỖI CUNG ỨNG mặt HÀNG sữa (Trang 66 - 69)

Xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu dinh dưỡng của con người cũng nâng cao, nhất là đối với trẻ em và người cao tuổi. Một trong những sản phẩm dinh dưỡng không thể thiếu cho mỗi gia đình đó chính là sữa bột. Theo các chuyên gia về dinh dưỡng, hàng ngày, nếu được bổ sung 2 - 3 ly sữa sẽ mang lại nguồn dinh dưỡng rất cao và hiệu quả. Bởi thế, không chỉ ở các thành phố, ngay cả các vùng ngoại thành sữa bột được rất nhiều người chú ý, quan tâm mua dùng.

Tuy nhiên, có một nghịch lý đang xảy ra trong thị trường sữa của cả nước nói chung đó là dù chất lượng sữa bột như nhau nhưng giá lại có sự chênh lệch quá lớn. Khi đến Siêu thị để tham khảo về thành phần của một số loại sữa bột của Việt Nam và sữa bột nhập khẩu. Khi đem ra so sánh, từ chất béo, DHA, protein, hàm lượng vitamin A, B1, D, B12… của hầu hết các dòng sữa đều xuất hiện tương đương và khá đầy đủ thành phần nhưng giá của chúng có sự chênh lệch rất cao.

Ví dụ, cùng dòng sữa dành cho trẻ sơ sinh loại hộp 900g nhưng VINAMILK Việt Nam sản xuất theo dây chuyền của Thụy Sỹ - Dielac alpha 0 - 6 tháng tuổi chỉ có hơn 200 nghìn đồng, còn của Abbott Hoa Kỳ - Similac newborn 1 có mức giá lên tới 500 nghìn đồng.

Mỗi năm, kim ngạch nhập khẩu sữa của Việt Nam đạt xấp xỉ 1 tỷ USD, trong đó riêng sản phẩm sữa bột phải nhập tới 70%. Hiện trên thị trường Việt Nam có gần 30 công ty sữa với khoảng 80 thương hiệu sữa khác nhau, trong đó chủ yếu là hãng sữa ngoại.

Theo thống kê của Bộ Công thương, về chủng loại sữa bột, sữa ngoại chiếm khoảng 75% thị phần. Trong đó đứng đầu là Abbott, Mead Johnson, Dutch Lady (Freisland Campina), Dumex, Nestlé…

Với tỷ lệ này, các hãng sữa ngoại hoàn toàn dẫn dắt thị trường và quyết định giá bán.Trong đó, Abbott với hơn 120 nhãn sữa đang bày bán trên thị trường nội địa đã chiếm khoảng 30%, với mức doanh thu trung bình 3.000 - 4.000 tỷ đồng/năm. Thị phần của Mead

50

Johnson tại Việt Nam dao động khoảng 14,4%. Thị phần sữa của Nestlé trên thị trường Việt Nam rất thấp, ở mức một con số.

Ngoài những dòng sữa kể trên, trên thị trường hiện nay còn rất nhiều loại sữa nhập ngoại khác như Gallia, Nutriben của Pháp, Aptamin của Anh, Đức, Meiji của Nhật. Ngoài ra, có một thị phần không nhỏ của sữa bột dành cho các thương hiệu khác không có nhà phối chính thức (sữa xách tay). Các dòng sản phẩm này đang chiếm khoảng 14% thị phần sữa hiện tại.

Hình 3.1: Thị phần sữa bột tại Việt Nam

(Nguồn: EIM 2010)

Nhìn vào thống kê về thị phần, ta thấy các thương hiệu sữa nước ngoài như Abbott, Friesland, Mead Johnson,... chiếm phần lớn thị phần Việt Na. Thương hiệu Việt Nam chỉ có VINAMILK và Nutrition food chiếm khoảng hơn 20% thị phần sữa bột Việt Nam. Vậy đâu là nguyên nhân khiến thị phần sữa bột Việt Nam có sự chênh lệch nhiều như vậy.

51

Qua khảo sát thực tế và phỏng vấn người tiêu dùng, nhóm rút ra các nguyên nhân sau:

1. Thói quen mua sữa bột của người tiêu dùng Việt Nam là giá càng đắt càng tốt. Khi được hỏi lý do tại sao tin dùng sữa bột nhập khẩu, câu trả lời thường nhận được là vì sữa bột nhập khẩu giá đắt hơn, nên tốt hơn và có sự tin tưởng hơn. Theo khảo sát của nhóm thì có đến …% tin rằng sữa bột Việt Nam không tốt bằng sữa bột nước ngoài.

2. Do phương thức marketing chưa hiệu quả: Cụ thể có rất nhiều người dùng không hề biết Việt Nam có sữa bột. Ngoài các kênh quảng cáo thì các doanh nghiệp Việt Nam chưa chú ý đầu tư vào đội ngũ tư vấn tại các cửa hàng để giới thiệu về sản phẩm của mình. Theo đánh giá của các công ty sữa, các chuyên gia marketing và chuyên gia thị trường thì hiện tại trên 85% giá trị của thị trường sữa bột, đặc biệt là sữa bột dành cho trẻ em thuộc về các hãng sữa ngoại.

Trong đó dẫn đầu là các hãng Abbott, Mead Johnson, và FrieslandCampina chiếm thị phần lần lượt vào khoảng 26,8%, 13,9%, và 26,7%. Tiếp sau đó là các hãng sữa ngoại khác như Dumex, Nestlé…

3. Sữa bột Việt Nam nhưng lại bị đánh giá không phù hợp với khẩu vị người Việt. Một số lượng lớn người tiêu dùng nhận thấy mùi vị của sữa nhập khẩu ngon hơn, từ đây ta rút ra lý do là đội ngũ phát triển sản phẩm có thể chưa thực sự nắm và hiểu rõ khẩu vị của người Việt Nam, nhất là trẻ nhỏ, độ tuổi được biết đến là đối tượng sử dụng sữa bột nhiều nhất.

4. Thực chất việc sản xuất sữa bột tại Việt Nam chưa được chú trọng: Hiện nay nguồn sữa nguyên liệu trong nước chỉ đáp ứng được một phần nhỏ nhu cầu để sản xuất các loại sữa đặc, sữa tươi và sữa chua, còn nguyên liệu để sản xuất sữa bột phải nhập khẩu 100%. Ngoài nhà máy Mega của VINAMILK tại Bình Dương thì hầu như các công ty khác chưa có cơ sở sản xuất sữa bột thật sự hiện đại. Hầu như các doanh nghiệp này chỉ thực hiện khâu cuối cùng của quá trình sản xuất là bổ sung các vi chất, sấy, phun, phối trộn, đóng gói bao bì… chứ không hề thực sự sản xuất từ khâu đầu tiên.

Xét dưới góc độ chất lượng thì hiện nay các công ty, hãng sữa khi sản xuất các sản phẩm của mình đều thực hiện việc ghi chi tiết thành phần, hàm lượng các chất dinh dưỡng có

52

trong sản phẩm như hàm lượng đạm, hàm lượng chất béo, hàm lượng các chất vitamin… trên các bao bì đóng gói.

Tuy nhiên, trên thực tế theo như lời một đại điện của Cục Vệ sinh an toàn thực phẩm – bộ Y tế thì việc kiểm tra chất lượng thực sự, nhất là thành phần và hàm lượng các chất dinh dưỡng trong sữa có đúng như đã ghi ngoài bao bì hay không là rất khó khăn. Việc này cần phải có những phòng phân tích, hóa nghiệm lớn với đầu tư trang thiết bị khoa học kỹ thuật hiện đại mà hiện nay ở Việt Nam chúng ta chưa có điều kiện đáp ứng.

Theo đánh giá của một số chuyên gia ngành sữa và các chuyên gia dinh dưỡng, chất lượng của các sản phẩm sữa bột nguyên hộp nhập khẩu và chất lượng sản phẩm sữa bột thành phẩm do một số doanh nghiệp lớn trong nước sản xuất về cơ bản là tương đương. Các sản phẩm này đều đáp ứng được yêu cầu về các chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển bình thường của trẻ.

Một phần của tài liệu THIẾT kế môn học QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG tìm HIỂU về CHUỖI CUNG ỨNG mặt HÀNG sữa (Trang 66 - 69)