Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý bồi dưỡng năng lực chủ nhiệm lớpcho giáo

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Quản lý bồi dưỡng năng lực chủ nhiệm lớp cho giáo viên các trường tiểu học huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông (Trang 40 - 44)

cho giáo viên tiểu học

1.5.1. Nhóm các yếu tố thuộc về cán bộ quản lý

1.5.1.1. Nhận thức của cán bộ quản lý về công tác bồi dưỡng năng lực chủ nhiệm cho giáo viên

Trước hết, hiệu trưởng phải có nhận thức đầy đủ, đúng đắn về ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác bồi dưỡng năng lực chủ nhiệm cho giáo viên và có sự quan tâm đặc biệt đối với công tác này. Đồng thời phải làm cho giáo viên thấy rõ việc đào tạo bồi dưỡng năng lực chủ nhiệm lớp vừa là nghĩa vụ vừa là quyền lợi của họ, để việc bồi dưỡng năng lực chủ nhiệm trở thành nhu cầu tự thân của mỗi giáo viên. Sự quan tâm chỉ đạo của hiệu trưởng phải thể hiện bằng chương trình, kế hoạch hành động, nghị quyết chuyên đề về công tác đào tạo, bồi dưỡng; tổ chức triển khai thực hiện, trong đó có sự phân công, phân nhiệm rõ ràng; thường xuyên theo dõi, giám sát, kiểm

33

tra, đồng thời có những sự điều chỉnh khi cần thiết. Vai trò của hiệu trưởng thể hiện từ công tác quy hoạch, xem xét nhu cầu, cử giáo viên đi bồi dưỡng các khóa thích hợp đến việc tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên về kinh phí và thời gian cần thiết cho quá trình học tập.

1.5.1.2. Trình độ, năng lực của đội ngũ quản lý

Hoạt động bồi dưỡng giáo viên tiểu học đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục có kết quả thực hiện như thế nào phụ thuộc rất nhiều vào người hiệu trưởng nhà trường tiểu học. Bởi lẽ, hiệu trưởng nhà trường tiểu học là chủ thể chính quản lý hoạt động này. Do vậy, bản thân người hiệu trưởng cần phải là người có trình độ chuyên môn giỏi, am hiểu sâu sắc hoạt động bồi dưỡng giáo viên tiểu học cũng như những yêu cầu cụ thể đối với đội ngũ giáo viên tiểu học trước đòi hỏi của quá trình đổi mới toàn diện giáo dục ở nước ta hiện nay. Người hiệu trưởng nhà trường tiểu học cũng cần phải có năng lực quản lý tốt. Điều này sẽ giúp cho người hiệu trưởng biết phải làm như thế nào để lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra đánh giá hoạt động bồi dưỡng giáo viên tiểu học đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục một cách hiệu quả nhất. Bên cạnh đó, hiệu trưởng nhà trường tiểu học nếu có năng lực và trình độ chuyên môn giỏi sẽ là một trong những điều kiện quan trọng để tạo lập uy tín với giáo viên nhà trường, tạo lập lòng tin với họ và lôi kéo được cá nhân, bộ phận tận tâm, tận lực thực hiện các nhiệm vụ mà hiệu trưởng giao để thực hiện tốt nhất nhiệm vụ bồi dưỡng giáo viên tiểu học đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục.

1.5.2. Nhóm các yếu tố thuộc về đội ngũ giáo viên

1.5.2.1. Nhận thức, trình độ của giáo viên chủ nhiệm

Giáo viên chủ nhiệm phải có ý thức, phải nhiệt tình, trách nhiệm, thực sự gần gũi, lắng nghe, chia sẻ với học sinh, nắm chắc tâm sinh lý lứa tuổi học sinh, chưa thường xuyên cập nhật thông tin liên quan đến công tác giáo dục, kết hợp chặt chẽ với gia đình học sinh, với giáo viên bộ môn và các lực lượng giáo dục khác để thực hiện tốt nhiệm vụ.

1.5.2.2. Ý thức tự học, tự bồi dưỡng của giáo viên

Việc bồi dưỡng năng lực chủ nhiệm lớp cho giáo viên có đạt hiệu quả hay không phụ thuộc vào chính mỗi người giáo viên trong nhà trường. Trong quá trình bồi dưỡng

34

năng lực chủ nhiệm lớp cho giáo viên, yêu cầu tự học, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, hiểu biết về kiến thức văn hóa xã hội và hoàn thiện kỹ năng trở thành yêu cầu cấp thiết hơn bao giờ hết. GV không ngừng rèn luyện năng lực chủ nhiệm lớp, học cách tự học, tự bồi dưỡng, điều này đòi hỏi khả năng độc lập, ý thức cao của GV.

1.5.3. Môi trường giáo dục của nhà trường và điều kiện cơ sở vật chất dành cho hoạt động bồi dưỡng năng lực chủ nhiệm lớp cho giáo viên tiểu học

1.5.3.1. Các yếu tố phục vụ trực tiếp quá trình bồi dưỡng năng lực chủ nhiệm lớp cho giáo viên

Nếu công tác bồi dưỡng năng lực được tổ chức tập trung, định kỳ cho các cụm trường; cần lưu ý một số vấn đề sau:

Về xây dựng chương trình, nội dung bồi dưỡng: Việc xây dựng chương trình có vai trò quan trọng cho việc đạt chất lượng và hiệu quả bồi dưỡng. Chương trình được xây dựng đảm bảo thiết thực, phù hợp với đối tượng người học góp phần quan trọng cho việc thực hiện tốt nhiệm vụ và mục tiêu bồi dưỡng. Qua đó, sẽ giúp học viên tích cực học tập nâng cao kiến thức, năng lực công tác, phát huy hiệu quả công việc hàng ngày.

Về năng lực đội ngũ báo cáo viên và phương pháp bồi dưỡng: Trong hoạt động bồi dưỡng nhiệm vụ của báo cáo viên không chỉ truyền đạt tri thức mà chủ yếu là tổ chức quá trình trao đổi thông tin một cách hiệu quả nhất còn đối với học viên là trao đổi kinh nghiệm quản lý, kinh nghiệm công tác, cùng nhau thảo luận tìm biện pháp giải quyết vấn đề một cách tối ưu. Do vậy, đạo đức, trình độ, kinh nghiệm công tác, kỹ năng xử lý tình huống và phương pháp giảng dạy của đội ngũ báo cáo viên có vai trò quan trọng, ảnh hưởng quyết định đến chất lượng bồi dưỡng.

Về đội ngũ quản lý: Đối với các lớp bồi dưỡng bên cạnh đội ngũ báo cáo viên, lớp bồi dưỡng cần chọn cử cán bộ quản lý lớp. Đội ngũ này có vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng bồi dưỡng. Họ là những người trực tiếp quản lý học viên; nắm vững những khó khăn, thuận lợi của từng học viên trong quá trình bồi dưỡng; là nơi để học viên trao đổi, phản ánh, đóng góp ý kiến về chương trình, phương pháp giảng dạy của báo cáo viên, điều kiện cơ sở vật chất phục vụ quá trình học tập. Chính vì vậy, cán bộ quản lý trở thành cầu nối giữa học viên với báo cáo viên.

35

1.5.3.2. CSVC nhà trường, tình hình địa phương

CSVC nhà trường bao gồm cảnh quan, phòng học, phòng làm việc, các trang thiết bị...các yếu tố này ảnh hưởng rất lớn đến công tác CNL của giáo viên chủ nhiệm cũng như công tác quản lý hoạt động bồi dưỡng kỹ năng CNL cho giáo viên. Tình hình địa phương bao gồm: tình hình an ninh trật tự, kinh tế của địa phương, gia đình học sinh, sự quan tâm, nhận thức của địa phương, gia đình học sinh với công tác giáo dục...Các yếu tố này ảnh hưởng trực tiếp đến công tác CNL của giáo viên chủ nhiệm cũng như công tác quản lý hoạt động bồi dưỡng kỹ năng CNL cho giáo viên.

Tiểu kết chương 1

Qua nghiên cứu cơ sở lý luận, đề tài đã hệ thống hóa một số khái niệm sau: Quản lý, bồi dưỡng; Bồi dưỡng năng lực CNL; Quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực CNL. Xác định rõ nội dung quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực chủ nhiệm lớp: Lập kế hoạch hoạt động bồi dưỡng năng lực chủ nhiệm lớp cho giáo viên tiểu học; Tổ chức chỉ đạo thực hiện bồi dưỡng năng lực chủ nhiệm lớp cho giáo viên tiểu học; Kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động bồi dưỡng năng lực chủ nhiệm lớp cho giáo viên tiểu học; Quản lý cơ sở vật chất tổ chức hoạt động bồi dưỡng năng lực chủ nhiệm lớp cho giáo viên tiểu học; Quản lý các lực lượng tham gia bồi dưỡng năng lực chủ nhiệm lớp cho giáo viên tiểu học. Xác định 3 nhóm yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực CNL: Nhóm các yếu tố thuộc về cán bộ quản lý; Nhóm yếu tố thuộc về giáo viên và môi trường giáo dục của nhà trường và điều kiện cơ sở vật chất dành cho hoạt động bồi dưỡng năng lực chủ nhiệm lớp cho giáo viên tiểu học

36

Chương 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC CHỦ NHIỆM LỚP CHO GIÁO VIÊN CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC HUYỆN ĐẮK GLONG,

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Quản lý bồi dưỡng năng lực chủ nhiệm lớp cho giáo viên các trường tiểu học huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông (Trang 40 - 44)