- Các phương pháp quản lý
Các phương pháp quản lý phổ biến là phương pháp kinh tế, phương pháp giáo dục, thuyết phục, phương pháp tổ chức.
- Phương pháp kinh tế: dùng để khuyến khích các chủ thể sử dụng tài chính của cơ quan Tỉnh ủy một cách hiệu quả, tiết kiệm và sáng tạo. Phương pháp này biểu hiện qua phương thức khoán, tạo ra các quy định và định mức sử dụng tài chính để các chủ thể có thể sáng tạo và sử dụng nguồn vốn tài chính Tỉnh ủy một cách linh hoạt, sáng tạo.
- Phương pháp giáo dục, thuyết phục: sử dụng trong các trường hợp cần giáo dục, tuyên truyền để các chủ thể sử dụng tài chính Tỉnh ủy nắm rõ được các yêu cầu, chính sách về chi tiêu tài chính Tỉnh ủy, từ đó sử dụng nguồn ngân sách Tỉnh ủy một cách phù hợp, tiết kiệm.
- Phương pháp tổ chức: Được sử dụng nhằm thể hiện ý đồ của chủ thể quản lý trong hoạt động sắp xếp, bố trí, xây dựng bộ máy quản lý phù hợp với công tác quản lý tài chính của cơ quan Tỉnh ủy.
Quản lý tài chính tại CQTU luôn gắn liền với hoạt động lãnh đạo, chỉ đạo toàn diện của Tỉnh ủy. Vì vậy, quản lý tài chính tại CQTU luôn có những đặc điểm mang tính đặc thù.
- CQTU là một tổ chức chính trị đặc biệt, là cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam tại từng tỉnh ủy, thành ủy. Đây là cơ quan có vai trò quyết định, lãnh đạo toàn diện các chủ trường, đường lối về phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng, đối ngoại, xây dựng hệ thống chính trị, xây dựng Đảng và công tác quần chúng. Từ đó, thực hiện tốt các điều lệ, Cương lĩnh chính trị của Đảng, nghị quyết đại hội Đảng toàn quốc và nghị quyết đại hội Đảng bộ tỉnh.
- Quản lý tài chính tại cơ quan Tỉnh ủy phục vụ cho các hoạt động, vai trò lãnh đạo của Tỉnh ủy
- Đặc điểm đặc thù nhất là Quản lý tài chính tại CQTU không chỉ chịu sự điều chỉnh của Luật NSNN mà còn đi theo các quy định riêng của Đảng. Cụ thể là các cơ chế quản lý tài chính của Đảng, các định mức, chế độ chi đặc thù do Bộ chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng ủy quy định.
- Vai trò của cơ quan quản lý tài chính Tỉnh ủy
Đầu tiên, Quản lý tài chính tại CQTU có vai trò đánh giá hiệu quả hoạt động tài chính của Tỉnh ủy. Thông qua quản lý tài chính, các chủ thể quản lý có thể kiểm soát toàn diện chu trình hoạt động tài chính, đánh giá mức độ hoàn thiện cũng như hiệu quả hoạt động của đơn vị.
Chính vì vai trò tổng hợp, bao quát toàn bộ hoạt động của đơn vị, quản lý tài chính mới trở thành một trong những hoạt động quản lý quan trọng trong bất kỳ đơn vị, tổ chức nào. Nhờ việc quản lý tài chính, chủ thể quản lý tài chính có thể nắm bắt rõ tình hình chung của công tác tài chính, lên định hướng xây dựng và thực hiện công tác tài chính theo một kế hoạch rõ ràng, sử dụng được công cụ kích thích lợi ích một cách hiệu quả nhất.
Thứ hai, quản lý tài chính giúp kiếm soát tính đúng đắn của hoạt động tài chính. Cơ quan quản lý tài chính cho CQTU đảm bảo chính sách, định mức chi tiêu, chế độ tài chính được tuân thủ nghiêm ngặt tại các tổ chức Đảng, cơ quan, đơn vị sự nghiệp trực thuộc Tỉnh ủy. Từ đó, các đơn vị này chắc chắn sẽ sử dụng nguồn tài chính một cách hiệu quả, thống nhất đi theo các nguyên tắc, công bằng trong quản lý tài chính
Thứ ba, hạn chế lãng phí, thất thoát trong chi tiêu tài chính
Quản lý tài chính tại CQTU trên cơ sở các cơ chế, chính sách, hệ thống chế độ định mức chi tiêu, chấp hành kỷ luật, kỷ cương trong sử dụng các nguồn lực tài chính sẽ luôn đem lại hiệu quả cao trong việc sử dụng ngân sách, đồng thời ngăn chặn những sai sót, vi phạm khuyết điểm của các cá nhân, tổ chức Đảng gây thất thoát, sai lệch trong quá trình quản lý