Các chỉ tiêu đánh giá công tác quản lý tài chính tại CQTU

Một phần của tài liệu Quản lý tài chính tại cơ quan Tỉnh ủy Bắc Ninh. (Trang 41 - 42)

Tính hiệu quả của hoạt động tài chính được tính trên kết quả thực hiện các nhiệm vụ chính trị, kinh tế xã hội của Tỉnh ủy và các cơ quan tham mưu, giúp việc Tỉnh ủy và các chỉ tiêu thực hành tiết kiệm.

Với các hoạt động tài chính thông thường, tính hiệu quả chi tiêu sẽ được tính theo chi phí bỏ ra và kết quả thu về. Chi phí càng thấp, kết quả càng cao thì hiệu quả chi tiêu sẽ càng cao.

Tuy nhiên, với tài chính tại Tỉnh ủy, chi phí bỏ ra để phục vụ các chỉ đạo, yêu cầu của cấp ủy và để vận hành bộ máy tổ chức Đảng cũng như cơ quan và các đơn vị trực thuộc. Các hoạt động này có tính ảnh hưởng rộng và toàn diện ở cả chính trị và kinh tế xã hội trên toàn địa phương. Chính vì vậy, để đánh giá hiệu quả chi tiêu tài chính tại Tỉnh ủy, ta phải đánh giá kinh phí hoạt động tài chính Tỉnh ủy và kết quả thực hiện các mục tiêu chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Tuy nhiên, kết quả thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác ngoài quản lý tài chính nên khó phân tích để đưa ra đánh giá cụ thể về tình hình quản lý tài chính.

Chính vì vậy, để đánh giá công tác quản lý tài chính, ta còn có thể dựa trên các tiêu chí và chỉ số đánh giá như:

- Khả năng đảm bảo thực hiện các nhiệm vụ chính trị được giao - Khả năng đáp ứng nhu cầu phát sinh đột xuất của quỹ dự trữ - Sự phù hợp của dự toán so với thực tế chi tiêu

- Thời gian xử lý công việc

- Tính thuận tiện, phù hợp của hệ thống quản lý - Mức độ chấp hành luật NSNN

- Các chỉ số về chấp hành nguyên tắc quản lý tài chính như:

o Nguyên tắc công khai, minh bạch

o Nguyên tắc tập trung, dân chủ

o Nguyên tắc đảm bảo tính độc lập, tự chủ

o Nguyên tắc tiết kiệm, hiệu quả

Một phần của tài liệu Quản lý tài chính tại cơ quan Tỉnh ủy Bắc Ninh. (Trang 41 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(111 trang)
w