Giải pháp về bộ máy quản lý tài chính

Một phần của tài liệu Quản lý tài chính tại cơ quan Tỉnh ủy Bắc Ninh. (Trang 93 - 96)

52 2.3 Thực trạng thu, chi tại cơ quan Tỉnh ủy Bắc Ninh

3.2.3. Giải pháp về bộ máy quản lý tài chính

Một là, rà soát, đánh giá lại bộ máy quản lý tài chính của CQTU về cả năng lực, trình độ và đạo đức nghề nghiệp. Qua đó tiến hành sắp xếp, tổ chức lại bộ máy quản lý tài chính CQTU theo hướng tinh gọn, chuyên trách và hoạt động có hiệu quả, đáp ứng được đòi hỏi của Nghị quyết số 18-NQ/TW, ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII "Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả".

Theo đó, trong ngắn hạn, xây dựng quy trình quản lý bộ phận kế toán phục vụ chung nhằm cụ thể hóa chức năng, nhiệm vụ của cơ quan tài chính Tỉnh uỷ, quyền hạn và trách nhiệm Văn phòng Tỉnh ủy và các ban Đảng để tạo sự thuận lợi cho quá trình tác nghiệp, đảm bảo tính thống nhất.

Trong dài hạn, nghiên cứu bộ máy quản lý tài chính khác, có thể quay lại cơ chế quản lý tài chính cũ trước khi áp dụng nghị quyết 18-NQ/TW: Phòng tài chính Đảng là đơn vị ngân sách cấp 1, cấp kinh phí hoạt động cho các cơ quan tham mưu, giúp việc của Tỉnh ủy và Văn phòng Tỉnh ủy (Đơn vị ngân sách cấp 2). Từ đó, đảm bảo các cơ quan tham mưu, giúp việc của Tỉnh ủy có tài khoản và con dấu độc lập, có thể chủ động trong việc duyệt chi, giảm bớt các thủ tục rườm rà trong các thủ tục thanh toán, quyết toán. Nâng cao hiệu quả, tiết kiệm thời gian, chi phí thực hiện nhiệm vụ Đảng và Nhà nước giao phó.

Thứ hai, giải pháp về cán bộ quản lý tài chính

Chú trọng đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và lý luận chính trị đối với cán bộ của Phòng Tài chính Đảng với nhiều loại hình đào tạo đa dạng, nội dung đào tạo phong phú. Mở các lớp tập huấn ngắn hạn để bồi dưỡng chuyên sâu kiến thức chuyên môn nghiệp vụ về tài chính, kế toán, cập nhật kiến thức mới, phổ biến những kinh nghiệm đã mang lại hiệu quả tốt trong quản lý tài chính Đảng ở các địa phương khác.

Tổ chức các cuộc tọa đàm, trao đổi kinh nghiệm về chuyên môn nghiệp vụ tài chính, kế toán cũng là vấn đề cần được quan tâm. Thông qua đó giúp cán bộ làm công tác tài chính Đảng hệ thống lại các văn bản quy định về quản lý NSNN nói chung, quản lý tài chính Đảng nói riêng, đào sâu nghiên cứu, trau dồi nghiệp vụ chuyên môn... làm cho kiến thức của cán bộ được củng cố, năng lực được nâng lên.

Có cơ chế thưởng phạt nghiêm minh, có chế độ trách nhiệm thỏa đáng đối với cán bộ làm công tác tài chính, kế toán. Thực hiện khen thưởng kịp thời, hợp lý sẽ có tác dụng động viên cán bộ phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, kích thích phong trào thi đua trong đơn vị. Bên cạnh khen thưởng, cần thực hiện các biện pháp xử phạt nghiêm minh với những người cố ý làm sai các quy trình nghiệp vụ, vi phạm các quy định về quản lý tài chính Đảng gây lãng phí, thất thoát tiền hoặc tài sản,

những cán bộ lợi dụng chức trách để nhũng nhiễu, vụ lợi. Kiên quyết loại ra khỏi bộ máy tài chính, kế toán những cán bộ thoái hóa, biến chất, không đủ khả năng hoàn thành nhiệm vụ.

Ngoài ra, cần thực hiện các chính sách thu hút nhân tài trẻ về tỉnh đề làm mới bộ máy, nâng cao khả năng học hỏi tiếp thu cũng như khả năng sáng tạo mạnh mẽ của thế hệ trẻ.

Thứ ba, giải pháp tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý tài chính

Nhằm bắt kịp tốc độ phát triển công nghệ của thế giới, thỏa mãn các yêu cầu quản lý với nhiều nguồn tài chính đa dạng, đầu tiên phải ưu tiên trang bị các thiết bị như máy tính, nối mạng quản lý từ kế toán đơn vị, các phần mềm kế toán tổng hợp, cán bộ chuyên quản, …

Quá trình thu nhận, xử lý, lưu trữ, phân phối thông tin trong quản lý tài chính ở đơn vị bao gồm nhiều khâu, mỗi khâu đảm nhận những nhiệm vụ khác nhau. Khối lượng thông tin cần xử lý ngày càng lớn, việc tiếp nhận, xử lý thông tin ra quyết định quản lý tài chính theo hình thức tập trung, hiện đại bằng các thiết bị điện tử và các phần mềm ứng dụng sẽ giúp công tác quản lý tài chính đạt hiệu quả tốt hơn. Áp dụng tin học vào công tác quản lý tài chính theo hướng trang bị đồng bộ các thiết bị tin học nối mạng. Việc nối mạng quản lý có tác dụng, một mặt giúp cho các bộ phận nghiệp vụ, quản lý tài chính trao đổi thông tin, dữ liệu được dễ dàng, mặt khác lãnh đạo đơn vị dù ở xa vẫn có thể truy cập các thông tin về tài chính của đơn vị, trên cơ sở đó có các quyết định quản lý.

Đối với ứng dụng tin học trong công tác quản lý tài chính cần đạt các yêu cầu: Dễ dàng trong thao tác; biểu mẫu thống nhất đúng với quy định hiện hành; đảm bảo việc đối chiếu thông tin, số liệu được dễ dàng.

Đi đôi với trang bị máy móc thiết bị tin học, cần đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý tài chính thành thạo về tin học để khai thác có hiệu quả hệ thống máy móc thiết bị. Thực hiện được những công việc trên, sẽ giúp cho công tác quản lý tài chính tại CQTU Bắc Ninh đạt hiệu quả hơn.

Một phần của tài liệu Quản lý tài chính tại cơ quan Tỉnh ủy Bắc Ninh. (Trang 93 - 96)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(111 trang)
w