“Trong thời gian gần đây, CNTT và điện tử viễn thông đã xâm nhập nhanh chóng vào mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, có tác động đến mọi hoạt động như: Soạn thảo văn bản, gửi thư điện tử, lưu trữ tài liệu, kết nối mạng xã hội, sử dụng điện thoại thông minh, các hoạt động của ngành tài chính, ngân hàng, giao thông vận tải… Đối với lĩnh vực ngân hàng, các công nghệ như Internet, điện toán đám mây, dữ liệu quy mô lớn không chỉ giúp ngân hàng định hình lại mô hình kinh doanh, quản trị thông minh mà còn hướng tới việc xây dựng các ngân hàng kỹ thuật số thông minh trong tương lai. Dĩ nhiên, hành lang pháp lý phục vụ công tác thanh toán điện tử, tiền ảo, thẻ ảo… cũng vô cùng cần thiết tiếp tục nghiên cứu, đánh giá, sửa đổi và bổ sung; nhằm đáp ứng yêu cầu thực tế và sự phát triển nhanh chóng của CNTT và viễn thông. Theo dự báo của các nhà nghiên cứu trên thế giới sau năm 2030, nhân loại sẽ có hơn 20 sản phẩm công nghệ định hình tương lai kỹ thuật số và thế giới siêu kết nối nhờ có sự đóng góp đắc lực của CNTT. Ví dụ, 90% số dân sẽ sử dụng điện thoại thông minh smartphone; có hàng nghìn tỷ cảm biến kết nối Internet; xuất hiện dược sĩ rô-bốt và ô tô không người lái được sản xuất bằng công nghệ 3D…”
Là cơ quan đứng đầu về tài chính, NHNN vẫn luôn quan tâm chú trọng đến sự phát triển của CNTT. NHNN quán triệt tinh thần theo Nghị quyết số 52 – NQ/TW của Bộ Chính trị và Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XIII xác định mục tiêu và định hướng phát triểnđất nước giai đoạn 2020 – 2030 là phát triển kinh tế số trên nền tảng khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo, đẩy mạnh chuyển dổi số quốc gia. Thực hiện theo quyết định 749/QĐ – TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chương trình “ Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”.
Để công nghệ ngân hàng thực sự phát huy và là khâu đột phá quan trọng trong chiến lược, ngoài những yếu tố nội sinh, đảm bảo năng lực tài chính, năng lực cán bộ để không tạo thành lực cản khi hiện đại hóa các hoạt động của mình dựa trên nền tảng công nghệ hiện đại; thì cần thiết phải tạo dựng một môi trường pháp lý đầy đủ cho sự phát triển công nghệ một cách an toàn, hiệu quả, yêu cầu giải quyết những vấn đề dưới đây:
- “Ưu tiên bảo vệ khách hàng. Bản chất các ứng dụng công nghệ chỉ có vai trò trung gian trong giao dịch, vì vậy cần những biện pháp bảo vệ khách hàng hiệu quả. Ngày nay phần lớn các quốc gia trên thế giới đều nhận thức rõ ràng được tầm quan trọng trong việc bảo vệ khách hàng trước những giao dịch được tiến hành bằng một sản phẩm công nghệ hiện đại hoặc truyền thống. Chính phủ các nước ban hành các quy định pháp lý hoàn chỉnh đển bảo vệ khách hàng một cách đầy đủ khi những sản phẩm công nghệ được phổ biến.
- Hoàn thiện cơ sở pháp lý để bao hàm đầy đủ các dịch vụ công nghệ mới và các nhà cung cấp dịch vụ mới. Các cơ quan pháp lý phải nhận thức được tác động của loại hình mới xuất hiện này đối với thị trường thuộc thẩm quyền quản lý của mình. Với sự ra đời của những công nghệ hiện đại trong hoạt động thanh toán ngân hàng, thì không chỉ các dịch vụ tài chính truyền thống được hiện đại hóa mà còn có nhiều loại hình dịch vụ mới hoặc các nhà cung cấp dịch vụ mới xuất hiện, ví dụ như hình thức giao dịch thanh toán trực tuyến, các nhà cung cấp dịch vụ hỗ trợ như tổng hợp tài khoản, cung cấp cổng truy cập, cung cấp giả pháp hỗ trợ. Sự hiện diện của nhiều lọai hình kinh doanh và cung ứng dịch vụ mới đã làm tăng tính liên thông của thị trường, đẩy nhanh quá trình hợp nhất của các trung gian tài chính và mở rộng các giao dịch giữa các thị trường và vì vậy sẽ đi kèm với những rủi ro hệ thống nếu không có sự nhận thức đúng đắn về nó.
- Chú trọng phát triển cơ chế chính sách đối với các dịch vụ, phương tiện thanh toán mới và các hệ thống thanh toán, củng cố vai trò vận hành hệ thống thanh toán liên ngân hàng và vai trò tổ chức quyết toán của NHNN; đồng thời tập trung xây dựng cơ chế và khuôn khổ pháp lý rõ ràng để cho phép thành lập các tổ chức xử lý bù trừ tập trung các giao dịch thanh toán trên nguyên tắc cạnh tranh, tạo cơ sở phát triển thanh toán trên bề rộng và nâng cao chất lượng dịch vụ thanh toán.
- Tập trung đầu tư nâng cấp, xây dựng và vận hành có hiệu quả hệ thống cơ sở hạ trầng về CNTT hiện đại, tiên tiến, phục vụ đắc lực cho việc đổi mới và nâng cấp các quy trình ngiệp vụ Ngân hàng trung ương; Hoàn thiện vai trò giám sát các hệ thống thanh toán của NHNN.”
- Tăng cường sự hợp tác về lĩnh vực công nghệ với các tổ chức tài chính và ngân hàng khu vực và thế giới; tranh thủ sự hỗ trợ về tài chính và kỹ thuật của các nước và tổ chức quốc tế để từng bước đưa trình độ công nghệ và ứng dụng CNTT ngân hàng Việt Nam đạt hiệu quả cao. Thúc đẩy nhanh quá trình hội nhập quốc tế về công nghệ ngân hàng.
- “Đẩy mạnh phát triển thanh toán không dùng tiền mặt, tối ưu hóa mạng lưới ATM và POS. Dự kiến đến cuối năm 2020, tỷ trọng tiền mặt trên tổng phương tiện thanh toán ở dưới mức 10%; đến cuối năm 2025, con số này rút xuống còn 8%.
- Tăng số lượng doanh nghiệp và người dân tiếp cận với các dịch vụ tài chính, ngân hàng do các tổ chức tín dụng cung ứng. Tập trung phát triển các loại hình dịch vụ phù hợp phục vụ các nhóm dân cư chưa hoặc ít được tiếp cận với dịch vụ ngân hàng truyền thống ở vùng nông thôn, vùng sâu vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn.”